Làm chính sách là gì? Nói nôm na là chính phủ dùng những sắc lệnh dưới luật để diễn giải mệnh lệnh của cơ quan hành pháp, nhằm đạt được mục đích đề ra. Lấy ví dụ như chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong 20 năm, thì chính phủ cần làm gì? Thứ nhất, gộp những doanh nghiệp trong ngành lại để đưa ra những vướng mắc, đó là dữ liệu đầu vào. Thứ nhì là xử lý dữ kiện đầu vào bằng cách, chính phủ sẽ họp bàn với bộ công thương, bộ tài chính, và ngân hàng nhà nước vv.. để đưa ra chiến lược cụ thể hỗ trợ họ. Trong chiến lược đó, chính phủ phải yêu cầu bộ tư pháp, có trách nhiệm xây dựng hành lan pháp lý bằng ra các sắc lệnh, và chính phủ ký ban hành. Thứ 3, khi hoạch định chính sách xong thì chính phủ cũng đảm nhận vai trò điều hành sự phát triển ngành dựa trên chính sách đã ban.
Một chính sách đúng không tạo ưu tiên cho riêng một doanh nghiệp nào cả mà phải đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Trong mội trường cạnh tranh công bằng mà doanh nghiệp nào rớt đài thì ráng chịu, đó là do yếu kém của doanh nghiệp chứ không do sự sai lầm của chính sách. Chính sách như thế mới là chính sách đúng. Một chính sách sai lầm nó thể hiện ở chỗ, hoặc không một doanh nghiệp nào lớn nổi, hoặc chỉ hỗ trợ cho một vài doanh nghiệp và giết chết những doanh nghiệp khác. Đó là những chính sách đưa đến thất bại nền kinh tế của đất nước.
Khi tất cả mọi doanh nghiệp đều đón nhận cùng một cơ hội như nhau, thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ lớn mạnh, và tất nhiên đất nước được hưởng lợi. Khi giết chết hàng vạn doanh nghiệp khác và dồn cơ hội cho một doanh nghiệp duy nhất thì đất nước đó lẽ lụn bại. Vì sao? Bởi vì giết chết vạn doanh nghiệp nghĩa là móc túi vạn doanh nghiệp đó dồn cho doanh nghiệp được ưu tiên. Tự trong bản chất, đất nước không được gì mà còn mất thêm, mất nội lực đất nước.
Có người nói, đó là tham nhũng chính sách, nhưng tôi lại không thích dùng từ này, tôi thích dùng từ mua bán chính sách hơn vì nó mô tả dã tâm của chính phủ CS. Một khi anh đã dám đem tiềm năng đất nước ra bán cho bọn bất nhân để kiếm tiền bỏ túi, thì không lý gì anh không dám bán giang sơn đất nước nếu anh thấy bán được. Và thực tế là họ dám bán tất cả, hiện giờ họ đang tính bài toán khống chế toàn dân sao nằm trong vòng kiểm soát của họ. Khi kiểm soát được nhân dân, họ sẽ bán công khai. Thế thôi. Nên toàn dân hãy nhìn cho rõ, chính quyền muốn kiểm soát chặt chẽ mọi động tĩnh của người dân để làm gì? Để có thể bán nước công khai mà dân không thể bùng nổ phản ứng được. Chỉ có vậy!
–ĐỖ NGÀ–