Hoàng Anh
Có thể nói, bà Trương Thị Mai là người phụ nữ nắm vị trí quyền lực cao thứ nhì trong lịch sử Đảng Cộng sản, chỉ sau bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Ngân từng vào đến Tứ trụ với vị trí Chủ tịch Quốc hội, còn bà Mai thì vào được nhóm lãnh đạo chủ chốt, gồm 5 người ở vị trí cao nhất, với chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Thật ra, bà Mai được ông Trọng ưu ái giao cho chức này. Thời điểm ông Võ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước, và chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư bỏ trống cách đây một năm, rất nhiều kẻ muốn trám vào, nhưng ông Trọng nhất quyết chọn bà Mai. Bởi lúc đó, ông Trọng không tin được ai hơn bà Mai.
Tô Lâm hữu ích cho ông Trọng trong công cuộc “đốt lò”, vì vậy mới được trọng dụng. Thật ra, ông Trọng không tin ông Tô Lâm bằng Vương Đình Huệ, vì vậy mới xây dựng Vương Đình Huệ thành người kế thừa. Ngược lại, bà Mai không hữu ích cho ông Trọng bằng Tô Lâm, nhưng ông Trọng lại tin bà Mai hơn. Bà Mai được đánh giá là hiền nhất trong nhóm (nhân vật hiền thứ nhì là Võ Văn Thưởng). Nhưng cũng nhờ vậy mà bà được luôn 2 chức – Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Trong khi đó, bao nhiêu kẻ giành giật bao nhiêu năm, mà một trong hai chức đó còn không đạt được.
Sự đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản ngày một khốc liệt. Nếu chỉ diệt nhau bằng cách đánh vào tham nhũng, thì xem như còn nương tay. Kinh hoàng hơn là việc họ chuốc thuốc lẫn nhau. Ở vị trí Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, bà Mai hiểu rất rõ về những kẻ có dã tâm tranh đoạt quyền lực. Đặc biệt, cú “tạo phản” của Tô Lâm nhắm vào Võ Văn Thưởng, đã khiến bà Mai “không thể chịu đựng được” và viết đơn từ chức. Dù bà Mai làm chính trị, nhưng là phụ nữ, bà cũng có phần yếu đuối hơn những đấng mày râu.
Trong cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị mới đây, bà Trương Thị Mai đã đệ đơn xin từ chức. Bà phát biểu: “Tôi rất đau buồn cho đất nước. Tại sao gia tăng bắt bớ để tranh giành quyền lực, và tống cán bộ và doanh nghiệp vào nhà tù”.
Hành động của bà Trương Thị Mai lúc này, được cho là trốn chạy, với hy vọng khỏi những đòn hiểm của Tô Lâm.
Nếu bà Trương Thị Mai rút đi, thì Bộ Chính Trị có thêm 2 ghế trống, đó là ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Việc bà Mai chạy trốn vội vàng khiến ông Tổng khó đỡ. Bởi cùng lúc, Tô Lâm đòi đưa đồng hương Hưng Yên của ông là Tướng Nguyễn Duy Ngọc trám vào ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, để kiểm soát Bộ Chính trị. Cho nên, phe “phản nghịch Tô Lâm” và phe ông Tổng đang kịch chiến, để tranh giành chỗ trống mà bà Mai để lại. Hiện ông Tổng chưa có giải pháp ngay, nên chưa thể đồng ý cho bà Mai rút.
Nhưng Tô Lâm đang như con thú dữ, đã trở mặt rồi thì ông ta bất chấp. Trong tay ông lại đang nắm binh quyền, và ngay trong Bộ Công an, ông cũng đã xây dựng được thế lực Hưng Yên bám rễ rất sâu.
Hiện nay, phe ông Tổng chỉ có thể tìm cách hạn chế những “đường quyền” của Tô Lâm, chứ chưa thể đưa ra phương án trừ khử.
Bà Trương Thị Mai ngồi lại là một giải pháp cứu cho phe Tổng khỏi bị mất thêm ghế vào tay phe Tô Lâm. Ở Bộ Công an, ông Trọng cho phe Nghệ An nhảy vào tranh ghế Bộ trưởng, để hạn chế sự thao túng của phe Hưng Yên. Trong Ban Bí thư, nếu bà Mai chấp nhận ở lại đến hết nhiệm kỳ, cũng là một cách làm thất bại từng phần dã tâm của Tô Lâm. Không rõ, liệu ông Tổng có thuyết phục được bà Mai, hoặc ông dùng quyền lực để buộc bà phải ở lại hay không?
Và nếu, trong trường hợp bà Mai ở lại, thì liệu, Tô Lâm có tung đòn dưới thắt lưng với bà, như đã làm với ông Thưởng hay không?