TPBank và những thương vụ không thể không quan tâm

1
423
Khách hàng vây trụ sở TPBank đòi tiền và quyền lợi.

Thứ Năm, 27/10/2022

TRÊN ĐỜI NÀY LÀM GÌ CÓ ĐƯỜNG,
NGƯỜI TA NÓI MÃI CŨNG THÀNH ĐƯỜNG THÔI

5:37 Chiều – 27/10/2022

Lời trích dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: “Tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”, càng cho thấy hoạt động của ngân hàng liên quan trái phiếu, tiền, chứng khoán không chỉ định giá thương hiệu cho ngân hàng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến “sức khỏe” nền kinh tế.

Khách hàng vây trụ sở TPBank đòi tiền và quyền lợi.

Trong những ngày qua, TPBank trở thành cái tên gây nhiều chú ý, khi nằm trong top 5 ngân hàng báo cáo có “lợi nhuận” quý III cao. Tuy nhiên, khi Đường Hai Chiều “kéo” xem đến list huy động vốn, tiền âm và tiền nguy cơ mất trắng – TPBank không thể thu hồi, thì không thể không đặt câu hỏi.

Trong năm 2022, TPBank dồn dập phát hành trái phiếu và mua lại trái phiếu trước hạn. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, ngân hàng TPBank phát hành tổng cộng 10 lô trái phiếu có mã từ TPBL2225001 đến TPBL2225010 với tổng giá trị 6.399 tỷ đồng. Điều đáng chú ý, tất cả các lô trái phiếu này đều không công bố rõ thông tin về lãi suất, mục đích phát hành.

Bên cạnh động thái phát hành trái phiếu, TPBank còn dồn dập mua lại trước hạn 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 5.650 tỷ đồng.

Các lô trái phiếu được TPBank mua lại trước hạn đều có kỳ hạn 3 năm, được phát hành với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh của TPBank với lãi suất chủ yếu 3%/năm. Trái phiếu của TPBank là loại trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, không có đảm bảo bằng tài sản và không kèm theo chứng quyền.

TPBank mua lại 5.650 tỷ đồng trái phiếu trước hạn nhưng TPBank lại phát hành thêm gần 6.400 tỷ đồng trái phiếu.

Đáng nói, theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tổng nợ xấu tại TPBank tính đến 30/6/2022 tăng 11% lên hơn 1.285 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 0,81% hồi đầu năm lên 0,85%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh tới 50% chiếm 448,6 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 23% lên 430,5 tỷ đồng. TPBank đang “ôm” hơn 32.800 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Khả năng gặp rủi ro của TPBank là khá cao khi ‘Nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ chiếm đến 22%. Khoảng rủi ro này tự bản thân nó đã gắn chiếc còi báo động, chỉ có thể là âm thanh và ánh sáng của còi đang “bị tắt”.

Cùng thời điểm này của năm 2021, lúc nền kinh tế ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh Covid-19 thì một loạt ngân hàng công bố “thắng lớn” từ trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán. Trong số 26 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán, 9 tháng năm 2021, Tại TPBank, mảng mua bán chứng khoán đầu tư mang về 1.462 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp 14,8% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 25% tổng giá trị.

Với việc huy động vốn ồ ạt, nợ xấu tăng, khả năng mất vốn tăng mạnh đến 50% của VPBank đặt ra câu hỏi rất thời sự: Sẽ ra sao nếu VPBank “over”? Ai sẽ gánh, chịu trách nhiệm?

Chưa đầy 4 năm, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank đã tăng đến chóng mặt.

Hiện nay chúng ta đã có và áp Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, quy định việc phá sản của ngân hàng. Nhưng theo lời hứa của Thống đốc Ngân hàng và theo suy luận, chẳng bao giờ có việc Ngân hàng hoạt động trong sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải phá sản. Người dân gửi tiền chắc chắn sẽ được đảm bảo quyền lời tối ưu, nhưng nếu ngân hàng thua lỗ, mất thanh khoản do mất vốn đầu tư thì sao?

Phải chăng là khâu quản lý hoạt động của ngân hàng hiện nay chưa chặt chẽ? Ngân hàng muốn huy động vốn, cho ai vay và thẩm định thế nào là việc của ngân hàng?

Một trong những lô trái phiếu được TPBank mua lại trước hạn (nguồn: HNX)

Theo tài liệu màĐường Hai Chiều tra cứu, cách đây chưa lâu, ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) bị doanh nghiệp “tố” làm trái Thông tư của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể: không có thiện chí trong việc hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo các thông tư và quy định của Nhà nước.

Trước đó, lãnh đạo của TPBank – Phó Giám đốc chi nhánh ở Hà Nội- bà Nguyễn Hoài Thương đã tất toán khống 5 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Bê bối trong vụ án Phạm Công Danh, Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú và Tổng giám đốc nhà băng này ông Nguyễn Hưng bị tòa triệu tập song không xuất hiện.

TPBank nằm trong số 7 ngân hàng bị thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu

Liên quan dự án Eco Green Tower, số 1 Giáp Nhị, quận Hoàng Mai (Hà Nội), TPBank cũng vướng nhiều bất cập khi hợp tác cùng Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (Sông Đà 1.01). Trong thời gian dài từ tháng 6/2019, hàng loạt cư dân mua nhà tại dự án Eco Green Tower tụ tập trước trụ sở TPBank, mang theo nhiều băng rôn yêu cầu phía ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Trong những năm qua, không phải chỉ 1 lần cư dân mua nhà tại dự án tụ tập tại trụ sở TP Bank đòi quyền lợi. Trước đó, tình trạng tương tự cũng xảy ra, hàng chục khách hàng căng băng rôn tại Hội sở TP Bank (57 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để mong ngân hàng thực hiện quyền lợi của người mua nhà tại dự án Eco Green Tower.

Lợi ích của ngân hàng qua việc cho vay – bảo lãnh là điều dễ hiểu. Nhưng ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm với hành động của mình. Tuy nhiên, điều đó chưa thể hiện qua nhiều vụ “bảo trợ” bất động sản mà TPBank đã ký tên, đóng dấu.

Rõ ràng có những bất ổn cần được chấn chỉnh!

Đường Hai Chiều

658200cookie-checkTPBank và những thương vụ không thể không quan tâm

Thank you very much for sharing. Your article was very helpful for me to build a paper on gate.io. After reading your article, I think the idea is very good and the creative techniques are also very innovative. However, I have some different opinions, and I will continue to follow your reply.