Sunday, December 22, 2024
HomeBLOGTổng kết năm các hợp đồng phái sinh trên thế giới

Tổng kết năm các hợp đồng phái sinh trên thế giới

Phuong Tho

Trước hết tôi hay nhắc lại là năm 2017 chưa kết thúc, và chỉ còn mấy chục giờ đồng hồ nữa mới hết năm, dù rằng hồ sơ ấy nó đã có sẵn trên bàn của các nhà phân tích Morgan Stanley (NYSE: MS) và việc kiểm kê tổng kết các giao dịch tài chính (gồm cả trái phiếu, tức là giấy nợ), rồi nợ nần các chính phủ trên GDP, các giao dịch thống kê về thị trường trái phiếu, chứng khoán,… thì người ta cần ít nhất 2 tháng của đầu năm 2018, hoặc tệ hơn nữa là hết quý đầu tiên của năm 2018 thì người ta mới có đầy đủ hồ sơ khả tín đáng tin cậy nhất để đánh giá. Vì phải đối chiếu các giao dịch của nhiều hệ thống ngân hàng quốc tế, rồi các quỹ giao dịch, rồi các kiểm kê của nhiều tổ chức tài chính khác, rồi Bộ Tài chính, rồi nhiều thứ khác để đánh giá chéo ngược lại rồi mới tính ra con số tương đối đáng tin nhất.

Đối với giao dịch phái sinh thì còn kiểm kê bởi các số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ, hay US Commodity Futures Trading Commission, hay viết tắt CFTC, và Chicago Mercantile Exchange  Group (CME), Mỹ.

Tuy nhiên tôi sẽ tổng kết lại con số giao dịch hợp đồng phái sinh toàn cầu năm 2016. Đó là trong năm 2016 thì trên thế giới có tới 25 tỷ nghiệp vụ hợp đồng phái sinh, nó tương ứng con số trị giá 570,02 ngàn tỷ USD. Đó là con số to lớn vĩ đại là gấp hơn 7,5 lần của tổng sản lượng GDP kinh tế toàn cầu của năm 2016, và gần như ngang bằng các nghiệp vụ tài chính của lãi suất liên ngân hàng LIBOR thực hiện. Tuy nhiên những cái nôi và là trung tâm giao dịch hàng hóa tương lai và phái sinh này thì nó không thuộc về Mỹ, hay Âu châu mà trái lại Á châu mới là thị trường dẫn đầu về hợp đồng phái sinh này, đó là nó chiếm tới hơn 36% khối lượng của nghiệp vụ hợp đồng giao dịch phái sinh. Xếp thứ hai là thị trường Bắc Mỹ với 34% các khối lượng hợp đồng giao dịch phái sinh, và thứ ba là lục địa già Âu châu chỉ chiếm 20,5% khối lượng hợp đồng phái sinh này.

Ở đây tôi giải thích khá chuyên môn về hồ sơ này trong rủi ro kinh tế. Đó là khi các hợp đồng phái sinh này tăng cao ở Á châu, đó là sự bất ổn không chắc chắn về kinh tế, hoặc Á châu đối mặt sự bất ổn lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cũng như rủi ro chính trị, như xung đột quân sự,…vế bên kia những có những khối lượng giao dịch phái sinh thấp hơn, đó là họ ổn định về kinh tế, hay có thể chịu đựng được sự biến đổi giá cả, vì ít phụ thuộc vào xuất khẩu hay rủi ro nhập khẩu những hàng hóa có biến động cao, thí dụ như giá dầu thô chẳng hạn, thí dụ như Mỹ hay Âu châu hiện nay họ cũng không còn lo ngại việc Iran đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz và ngừng xuất khẩu dầu mỏ, hay việc Ai Cập dọa đóng Kênh đào Suez,… khiến nguồn cung dầu thô bị hạn chế vì giao thương tàu buôn chở dầu bị ngăn chặn làm cho giá dầu tăng vọt lên trời như đã thấy trong quá khứ, vì hiện nay Mỹ đã tự  chủ được nguồn cung dầu thô cho họ, và Âu châu đã gia tăng tích trữ khối lượng dầu thô đủ để đảm bảo cho 1 cuộc xung đột quân sự quy mô lớn trong 3 tháng, và Nga cũng bớt nóng đầu khóa van dầu và khí đốt như trước nữa vì sợ mất khách hàng Âu châu.

Ôi thôi, thậm chí Saudi Arabia, hay người nhà ở VN quen gọi là Ả Rập Xê Út, Ả Rập Saudi cũng hết còn linh nghiệm, khi họ dọa cắt nguồn cung dầu thô trong quá khứ khiến nền kinh tế Mỹ hỗn loạn, dù rằng bây giờ họ vẫn còn ảnh hưởng chút ít.

Tuy nhiên bất kể động thái đe dọa của những ông kẹ kể trên thì đều gây ra sự nghiêm trọng rất rủi ro cho Châu Á, vì dầu lửa sẽ đắt đỏ hơn có thể đẩy tất cả các chi phí giao dịch hàng hóa tăng giá, có thể gây bất ổn cho kinh tế Á châu vì phụ thuộc quá nặng vào vận chuyển toàn cầu này. Kể cả tôi hay nghiệm ra rằng, bất kể khi nào giá dầu thô giao dịch ở mức 75 USD cho chi phí 1 thùng dầu thì Ngân hàng Trung ương Nhật là BoJ sẽ lật đật tăng lãi suất đồng JPY lên để thúc đầy đồng JPY cao giá nhằm giảm chi phí nhập khẩu năng lượng bất chấp kinh tế còn cần lãi suất thấp kể cả lãi suất âm tiêu cực.

Kết luận của tôi thấy rằng, năm 2018 chắc chắn sẽ đầy hứa hẹn nhiều hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng phái sinh sẽ tăng vọt tại Á châu hơn nữa. Kể cả Mỹ, Âu châu. Thậm chí là đồng tiền Bitcoin sẽ có thêm hồ sơ này. Bởi vì vào tháng 9/2015, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa, hay Commodity Futures Trading Commission (CFTC) tại Mỹ đã chính thức xác định Bitcoin là hàng hóa. Đã thế việc Chicago Mercantile Exchange (CME) Group, Mỹ, họ đã công bố kế hoạch đưa ra thị trường kỳ hạn hợp đồng tương lai Bitcoin vào ngày 18/12/2017 vừa qua thì có nghĩa là đồng tiền Bitcoin sẽ có các hợp đồng tương lai của nó là đồng tiền Bitcoin này.

(*) Hiện nay chính phủ VN và NHNN của quốc gia này đã ban hành luật kể từ ngày 1/1/2018 một số hành vi liên quan tới Bitcoin sẽ bị xử phạt hành chính, và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự ngồi bóc lịch cao nhất là được phát cho 3 cuốn lịch để mỗi ngày xé một tờ lịch cho tới khi cả 3 cuốn lịch đó được xé hết, tức là ngồi tù tới 3-năm mà còn kèm chế tài về tài chính là có thể bị phạt tới 300 triệu bạc VND. Quyết liệt nhất là cái TP.HCM. Tôi thì nghi ngờ là quan chức VN họ chưa hiểu về nghiệp vụ thanh toán hay đầu tư bằng đồng tiền Bitcoin, họ hay nói khái niệm nó là đồng tiền ảo không có thật,… có lẽ thói tư duy hay thấy ở VN là không đủ chuyên môn để quản lý thì ra lệnh hình sự lẫn hành chính là cấm, và phạt tù. Có vẻ nhà tù ở VN ngày càng có giá, và nghề cai ngục hay cai tù ngày càng được ưa chuộng và có giá hơn ngành nghề khác.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular