Friday, October 18, 2024
HomeDIỄN ĐÀNThử hỏi nếu gia đình Phương Anh có gia thế khủng như...

Thử hỏi nếu gia đình Phương Anh có gia thế khủng như cô Hương thì em có bị đối xử như thế hay không?

Ngọc Vũ

Theo thông tin được biết, gia cảnh Phương Anh rất tội nghiệp. Em sinh và và lớn lên mà không có tình thương của bố mẹ, ông bà nhận nuôi Phương Anh lúc bé mới gần 4 tháng tuổi, khi bố cháu đi tù vì nghiện mà túy còn mẹ bỏ đi đến nay không có tin tức gì. Trong khi con cái nhà người ta thì được bố mẹ cưng chiều, thì em phải sống dựa dẫm vào tình thương của ông bà.
Để được đến trường với bạn bè Phương Anh phải vượt qua rào cản của mọi sự dè bỉu là đứa không cha không mẹ. Ấy vậy mà, trong môi trường giáo dục nhân cách con người Phương Anh lại bị chính cô giáo chủ nhiệm – Minh Hương đối xử dã man – cho em uống nước giẻ lau bảng. Sự việc xảy ra không chỉ một lần mà kéo dài hơn 2 tháng lẽ ra sẽ không bị phát hiện nếu như không có bé học cùng lớp tiếc lộ với bà nội Phương Anh: “Bà ơi bà, Phương Anh nhà bà mồm bẩn lắm!”.
Tại sao sự việc diễn ra trong thời gian dài như thế mà nhà trường không hề hay biết, liệu có sự cố tình bao che ở đây hay không? Khi đến lớp học bị hành hạ về mặt tinh thần như thế này, thì bé làm sao tiếp thu được kiến thức? Với nỗi ám ảnh về hành động man rợ của cô giáo liệu tinh thần của bé có còn được bình thường hay sống trong nỗi ám ảnh sợ hãi?
Trái lại với hoàn cảnh Phương Anh, cô Minh Hương được sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo. Mẹ là bà Tạ Thị Ngọc, sinh năm 1972, là Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương, TP Hải Phòng. Bà Ngọc phụ trách mảng bồi dưỡng giáo viên, phụ trách chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn GV tiểu học. Còn bố chồng Hương là nguyên bí thư thị trấn An Dương, Hải Phòng. Chắc hẳn với truyền thống gia đình giáo dục như thế thì sẽ được dạy dỗ đang hoàng.
Vốn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, nhưng bà Ngọc đã “chạy” cho Hương cái văn bằng giáo viên tiểu học 2 vào tháng 08/2017. Chưa đứng lớp ngày nào nhưng Hương vẫn được cân nhắc làm cô giáo chủ nhiệm lớp 3A5, trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương. Phải chăng bà Ngọc đã dùng quyền lực của mình để dàn xếp mọi chuyện cho con gái? Để rồi hậu quả của việc chạy chức là khi đứng lóp Hương đã nghĩ ra chiêu trò cực kỳ độc ác để hành hạ học trò của mình.
Hương còn bắt bé lớp trưởng tham gia vào việc đày đọa Phương Anh, bằng cách đi lấy nước giẻ lau bảng ra pha và bắt Phương Anh uống. Khi bé uống được 1 nửa cốc thì “cô giáo” thấy nước loãng, bắt lớp trưởng lấy thêm phấn pha cho đặc rồi bắt bé Phương Anh uống tiếp, thậm chí vắt kiệt nước trong giẻ và bắt uống hết.
Khi được báo chí phỏng vấn Hương còn chống chế: “Hành động của mình với học sinh không phải vì kỳ thị hay ghét bỏ, mà chỉ đơn giản nghĩ là doạ cho trẻ ngoan hơn”. Liệu ở nhà Hương có làm như thế để con mình nghe lời ba mẹ hơn không? Thế nhưng khi PV đặt vấn đề “Nếu là con cô bị giáo viên phạt như vậy, cô nghĩ sao?” thì Hương thú nhận: “Nếu con bị như thế, mình cũng không thể bình tĩnh được”. Như vậy, con người khác thì mình tha hồ hành hạ sao thưa cô Minh Hương? Đạo đức nghề giáo của cô ở đâu rồi?
Như vậy trẻ đến trường không được Hương dạy chữ nghĩa mà thay vào đó là những trò tra tấn. Những bé khác thì được nhồi nhét những tư tưởng dùng quyền lực để hành hạ người yếu thế. Liệu những đứa trẻ – lớp trưởng sẽ nên người hay tương lai trở thành bản sao của cô giáo? Phải chăng bản tính độc ác này của Hương có ảnh hưởng từ cha mẹ? Mẹ Hương là người có học thức làm việc trong môi trường giáo dục nhưng lại có hành động như kẻ vô học. Lẽ ra cô gái mình có lỗi, đến gặp nạn nhân bà hỏi thăm tình hình sức khỏe Phương Anh và xin lỗi gia đình vì “con dại cái mang”. Đằng này bà Ngọc đến bệnh viện giật phăng tờ kết quả xét nghiệm từ tay bà nội bé Phương Anh, còn cha của Hương thì cho rằng việc cho Phương Anh uống nước giẻ lau bồi thường là xong.
Sau vụ việc trên, lẽ nhà trường giáo dục cho những đứa trẻ cấp 1 hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai, rằng bé Phương Anh mới là người bị hại, chứ không phải Hương. Thế nhưng họ lại truyền đạt cho học sinh cả trường, làm lũ trẻ con cứ nhao nhao “thương” cô giáo và ghét bỏ, xa lánh Phương Anh. Thậm chí, thầy cô giáo trong trường cũng thể hiện lập trường đứng về phía Hương và kỳ thị bé Phương Anh, không một giáo viên nào chào hỏi hay nói chuyện với bé, chứ đừng nói đến chuyện vỗ về, động viên. Thử hỏi nếu gia đình Phương Anh có gia thế khủng như cô Hương thì em có bị đối xử như thế hay không?
Còn về bà hiệu trưởng Trần Thị Ngọc Bảo thì cho rằng “Cô rất hoang mang và nói hành động đó vừa đùa, vừa thật”. Ban đầu nhà trường chỉ quyết định kỷ luật Hương bằng hình thức chuyển lớp. Thậm chí vị Trưởng phòng GDĐT huyện An Dương Đặng Tăng Thông (cấp trên của mẹ Hương) cũng bao che: “Cô Hương mới tốt nghiệp và đang dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học An Đồng được vài tháng. Do còn trẻ người non dạ nên giáo viên này mới có hành động như vậy”. Chưa có một ai trong số những người làm nghề giáo dục thấy thương cho cô bé bị ép uống nước giẻ lau, nhưng lại rất thương cho Hương vì “trẻ người non dạ”. Vì sao họ lại quay lưng với cái ác như thế? Phải chăng do mẹ Hương có quyền và tiền (kiếm được từ phong chạy việc của giáo viên) nên đã làm họ mờ mắt?
Với hành vi hành hạ, làm nhục, và xâm hại trẻ em như thế này, ở nước ngoài “cô giáo” Hương chắc chắn đi tù. Nhưng ở Việt Nam, Hương còn suýt không bị đuổi việc. Liệu với bà mẹ là Phó trưởng phòng giáo dục thì sau khi sự việc lắng xuống Hương có quay về làm giáo viên trường khác và tiếp tục hành vi dã man của mình hay không? Thiết nghĩ, đây là một thực trạng vô cùng nguy hiểm cho xã hội, nên sa thải tất cả những giáo viên như Hương và những người bao che, dung túng (Hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo dục) cho những việc làm vô đạo đức. Nếu những người này tiếp tục làm giáo dục thì liệu những lớp trẻ tiếp theo có phát triển bình thường và trở thành trụ cột nước nhà, hay tương lai là người thần kinh không hơn không kém?
ST.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular