Thông báo về việc khởi kiện trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, tp HCM.

0
511
Nhóm thân nhân những người bị bắt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu

12.10.2019

Chúng Tôi tên là:
1. Huỳnh thị Kim Nga, là vợ ông Ngô Văn Dũng.
2. Đoàn thị Khánh, là chị gái của Đoàn thị Hồng.
3. Lê thị Khanh, là vợ ông Trần Thanh Phương.
4. Đỗ thị Bé, là vợ ông Hồ Đình Cương.
5. Lê Văn Định, là chồng của Hoàng Thị Thu Vang.

Kính Thưa:
1. Cộng đồng mạng,
2. Các tổ chức xã hội dân sự,
3. Các tổ chức Nhân quyền quốc tế,
4. Amnetsty International,
5. Cao ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc,
6. Các tổ chức, cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Nay chúng tôi cùng đưa ra Thông báo này, kính thông báo đến quý vị rằng, chúng tôi tiếp tục nộp đơn khởi kiện công an trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, đã liên tục, cố tình vi phạm Hiến Pháp và vi phạm luật thi hành tạm giữ, tạm giam trong suốt quá trình giam giữ thân nhân của chúng tôi.

Họ nhân danh thực thi công vụ, nhân danh thừa hành pháp luật để bắt giam, ngăn chặn thân nhân chúng tôi, nhưng chính họ lại thực hiện những hành vi vi hiến và vi phạm pháp luật nghiêm trọng!

* Căn cứ theo điều 30, điều 119 Hiến Pháp 2013, trường hợp thân nhân của chúng tôi bị bắt giữ mà không được gặp thân nhân, luật sư hay người bào chữa thì chúng tôi đều có quyền khiếu nại, tố cáo sự vi phạm pháp luật của cơ quan tạm giữ, tạm giam về hành vi ngăn chặn không cho thân nhân được thăm gặp và không cho tiếp xúc luật sư hay lãnh sự.

* Căn cứ vào Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, căn cứ vào các điều khoản sau đây, (điều 4, khoản 1; điều 8 khoản 4; 9, khoản 1, điểm d), chúng tôi nhận thấy thân nhân chúng tôi đang bị nơi tạm giữ, tạm giam đang có những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Đây là Trích lục các điều luật trong Hiến Pháp 2013 và Luật tạm giữ, tạm giam 2015 làm căn cứ pháp lý để chúng tôi khởi kiện:

***Hiến Pháp 2013:

Điều 30.
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Tại Điều 119 Hiến pháp 2013 trích dẫn:

Điều 119
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

***Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm.
4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

Chúng tôi kính mong cộng đồng và các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc chiến pháp lý vì Công Lý này.

Trân trọng cám ơn tất cả !

Nhóm thân nhân những người bị bắt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu./.

Đoàn thị Hồng.
480450cookie-checkThông báo về việc khởi kiện trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, tp HCM.