Bangkok Post
11/2/2019
Các trường hợp mất tích đột ngột của các nhà bất đồng chính trị tiếp tục xảy ra. Trường hợp mới nhất đã xảy ra vào ban ngày, ngay bên trong một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Bangkok. Trương Duy Nhất, một nhà báo và blogger nổi tiếng tại Viet Nam đã bị bắt giữ và bị lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park. Ông ta vừa mới đăng ký thông tin cá nhân và xin tị nạn tại Văn Phòng Tị Nạn Liên Hợp Quốc. Sự mất tích của ông ấy vào ngày 26 tháng 1 đã nhận được sự im lặng thường lệ của các chính quyền có liên quan.
Các nhân chứng về vụ bắt cóc ông Nhất đã được tìm thấy và được phỏng vấn – nhưng không phải bởi chính quyền Thái Lan hay các nhà ngoại giao Việt Nam nhằm bảo vệ công dân của họ. Quan chức duy nhất của Thái Lan, người có đưa ra mối quan tâm là giám đốc cấp cao của Cảnh Sát Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Thiếu úy Gen Surachate “Big Joke” Hakparn. Phản ứng không thể chấp nhận được của ông ta mới xảy ra tuần trước. Ông ta nói rằng ông không thể tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông Nhất đã vào Thái Lan nhưng ông ta sẽ cố gắng điều tra các báo cáo về sự mất tích của ông Nhất.
Ít nhất đó là sự thừa nhận rằng các cơ quan chức năng đã lưu ý về những gì gần như chắc chắn là bạo lực của người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Thái Lan. Các quan chức tuyên bố thậm chí còn không biết gì về sự biến mất của một nhà bất đồng chính kiến chính trị có liên quan đến Trung Quốc. Nhà xuất bản sách Gui Minhai, một công dân của cả Thụy Điển và Trung Quốc, đã bị thu hình trên CCTV khi ông ta bị một người đàn ông bắt cóc khi ông Gui rời khỏi căn hộ ở Pattaya vào tháng 10/2015.
Sau đó ông ta xuất hiện sau nhiều tháng bị cảnh sát Trung Quốc giam giữ. Các quan chức Trung Quốc và Thái Lan được cho là chịu trách nhiệm thực thi pháp luật đã tuyên bố họ không biết chuyện gì đã xảy ra.
Chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ du khách nước ngoài, đồng thời điều tra và tiết lộ chi tiết về bạo lực với bất kỳ ai trong số họ. Những vụ bắt cóc ở Thái Lan của người Việt Nam và Trung Quốc, những người đã làm cho chính phủ của họ tức giận là điểm đen của chế độ. Nhưng vẫn có mặt khác của vấn đề. Tuần trước, các chi tiết nổi lên từ bạn bè và nhân chứng của vụ mất tích năm 2016 tại Lào của Ittipon Sukpaen, còn gọi là DJ Sunho. Vụ bắt cóc của Sunho – bạn bè và gia đình chắc chắn anh ta đã bị giết – đưa đến con số năm công dân Thái Lan được biết là đã bị bắt cóc từ nhà của họ ở Lào và biến mất bởi “những người đàn ông mặc đồ đen”.
Tất cả năm người đều là những người chạy trốn khỏi chế độ quân sự, phải đối mặt với các cáo buộc không liên quan đến bạo lực, chẳng hạn như phản quốc hoặc chống đối. Tất cả các cơ quan chính phủ – cảnh sát, Bộ Ngoại Giao, Bộ Chỉ Huy An Ninh Nội Vụ (Isoc) – tuyên bố không biết gì. Việc họ tự cho rằng họ không biết gì về cả năm vụ mất tích bạo lực được xem như là sự vô tâm tuyệt đối của họ với những việc xảy ra cho công dân Thái Lan ở nước ngoài.
Lẽ ra vụ bắt cóc ông Nhất ở Bangkok phải có phản ứng dễ chấp nhận hơn từ các nhân viên chính phủ và an ninh. Ông Nhất rõ ràng là nạn nhân của một chế độ Việt Nam ngày càng gia tăng hà khắc và đầy bạo lực. Điểm số gia tăng cho tình hình các nhà báo và blogger bị tống vào tù chỉ vì các bài báo và chương trình phát sóng đơn thuần chỉ trích Hà Nội hoặc hành động của chính quyền địa phương.
Chế độ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã từ chối việc cho phép thông qua một đạo luật để hình sự hóa việc tra tấn và bắt cóc do nhà nước bảo trợ. Tại Thái Lan, đã có hơn 80 trường hợp mất tích được xác nhận – nói cách khác là giết người – kể từ năm 1980. Chỉ có sự chú ý của công chúng và truyền thông và áp lực đối với những tội ác khủng khiếp đó của chính phủ thì mới buộc có những sự thay đổi cần thiết.
https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1627098/horror-of-the-disappeared.