Nhà Xuất bản GD Việt Nam lãi trước thuế qua các năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 125, 287, và 372 tỉ đồng.
372 tỉ đồng là mức “lãi cao lỷ lục” từ trước đến nay, trừ thuế còn 331 tỉ. Đây là một trong những con số gây bức xúc cho toàn xã hội. Và một vụ án tại NXBGDVN đã được khởi tố vào đầu năm nay, 4 bị can đã bị bắt giữ vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Những cụm từ như “lợi ích nhóm”, “lạm dụng độc quyền”, “lợi dụng học sinh”, v.v., đã trở nên phổ biến đến mức gần như đặt ở đầu môi mỗi người dân.
Bức xúc ngày càng lớn trong dư luận, dân mất niềm tin, “cứ mở mạng ra là thấy chửi từ trên xuống dưới”. Hậu quả ghê gớm như thế đó.
Nhưng, chua chát và mỉa mai thay: chỉ với 2 đêm diễn tại Hà Nội, 4 cô gái “trẻ ranh” Blackpink và công ty tổ chức đã thu về khoảng 340 tỉ đồng. Ngang ngửa với một năm làm ăn của một đại công ty nhà nước “kinh doanh trong chĩnh gạo” là NXBGDVN.
331 tỉ đồng không phải là số tiền nhỏ, nhưng so với cái mất mát ghê gớm về niềm tin của hơn 90 triệu dân thì đó quả là một vụ làm ăn…đi vào lòng đất.
331 tỉ đồng, thực ra chỉ bằng một cái tượng đài thường thường bậc trung mà bây giờ đang trăm hoa đua nở trên khắp các địa phương của cả nước.
Có đáng không để phải đánh đổi bằng một cái giá nghiệt ngã như thế? Sao không bớt đi một quả tượng đài xi măng sắt thép vô hồn để mà thỏa sức lấy lòng dân đen?
331 tỉ đồng của cả một năm kinh doanh với bao nhiêu ban bệ và hàng ngàn nhân sự mà đem so với số tiền Blackpink kiếm được chỉ với 2 đêm “vui chơi hát lượn”, quả thật chỉ xứng là gà què ăn quẹn cối xay. Đã thế còn mang tiếng là bần tiện xấu xa. Càng nghĩ càng thấy thảm hại.
Chỉ bao giờ việc kiếm tiền trở nên hào sảng, khi đó việc ăn quẹn cối xay mới có thể chấm dứt.
Nhưng khốn nỗi, để kiếm được tiền theo một phong cách đàn chị như thế lại cần phải có tài năng. Mà tài năng thì lại không phải từ trên trời rơi xuống: phía sau nó phải là cả một thiết chế xã hội văn minh với một nền giáo dục khai phóng và một nền văn hóa tự do…
Thái Hạo
———
Đấy là lãi nhà xuất bản thu về sau khi trừ chi phí…báo cáo sổ sách đã xào xáo… các bạn phải đặt câu hỏi về ” chiết khấu 20% sách giáo khoa “. 20 % này trên tổng doanh thu nhé…con số này mới là khổng lồ. Nó đi đâu ? Trong khi hệ thống phân phối sách theo chiều dọc nhà xuất bản, công ty sách, thiết bị trường học..sở, phòng, nhà trường, các thầy cô…ngoài ra có ai đặt chân được vào không ??
331 tỉ ấy đưa một nửa giúp cho các cháu trên vùng cao thì được bao nhiêu là việc… Từ cải thiện trường lớp, bữa ăn, áo quần, sách vở… Trời ạ ! Nhìn thầy cô lội bùn vượt lũ và bữa ăn cùng áo quần của các cháu qua các clip. Rồi nhìn cảnh ăn uống phè phởn và tham nhũng của các quan chức… Đau !
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh mặt mà trông lấy non sông.
( Lâu rồi không còn nhớ tên tác giả . Xin mạn phép)
Nếu thống kê đầy đủ chính xác con số tiền bạc người dân VN chi cho GD tôi tin rằng không có bộ óc nào có thể tin đc. Chỉ trừ một số làng bản xa trung tâm HC xã là con em không đi học thêm, các bé chuẩn bị vào lớp 1 đã đi học thêm rồi, ngoài số tiền phụ huynh đóng góp như : đồng phục, đồ thể dục, lô gô trường, mũ, khăn quàng, thậm chí cả dày dép, tiền ghế chào cờ, ủng hộ là sân trường mua tivi màn hình bảo hiểm,sổ liên lạc điện tử…thì đến khoản học thêm từ lớp 1 đến 12 nhân số môn nhân giá từng môn. Mỗi em học thêm caasp1 từ 1 đến 3môn, cấp 2, cấp 3 từ 4 đến 6 môn hoặc hơn. Mỗi nhà bình quân 2 con đi học. Thống kê đầy đủ thì kinh khủng lắm, sách vở chỉ một phần trong đó. Những cơ quan nghiên cứu chính sách XH sao không nghiên cứu vấn đề này.
Trong khi thế giới miễn phí giáo dục phổ thông thì VN vẫn học phí công lập, bòn phụ huynh vô số khoản SGK là một món trong số đó, SGK đã trở thành món hàng béo bở tới 30% chiết khấu