Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 14 tháng 10 năm 2023 đã lên tiếng ám chỉ sự lộng quyền quá mức của quốc hội và tạp chí cộng sản có bài viết về sự kiểm soát của quốc hội đối với nhà nước và chính phủ quá lớn, bài báo này đòi hỏi cần có sự kiểm soát ngược lại từ phía chính phủ, nhà nước đối với quốc hội.
Thế nhưng vài ngày sau, quốc hội không những dè chừng, trái lại còn tung ra những đòn mạnh mẽ hơn vào chính phủ.
Cả ông Huệ, Chính, Thưởng đều do tổng bí thư cất nhắc đưa lên. Theo dân gian thì có thể gọi là gà cùng một mẹ, theo kiếm hiệp Kim Dung thì là cùng sư phụ. Tuy nhiên Huệ là gà lứa trước hay đệ tử theo thầy lâu nhất. Gà cùng đàn đá nhau, anh em trong môn phái đánh nhau đoạt chức chưởng môn cũng là chuyện bình thường.
Về ngân sách chi tiêu năm của chính phủ, quốc hội phê phán chính phủ đã chậm trễ trình dự toán, khiến cho nguồn lực bị lãng phí.
Diễn giải nôm na như này.
Số tiền dự toán chính phủ tiêu thường xuyên ( từ trung ương đến địa phương khắp nước ) là 70 nghìn tỷ đồng trong năm 2023.
Nhưng đến tháng 10, chính phủ mới trình được các khoản dự toán họ phải chi dùng là 2,5 nghìn tỷ. Hơn khoảng 3/% so với dự toán cả năm.
Đạị khái như ông con bảo ông bố, năm nay bố cho con 10 đồng con tiêu vào những khoản phải tiêu thường xuyên, ông bố đồng ý để ra 10 đồng. Nhưng đến gần hết năm thằng con đưa các khoản nó tiêu chỉ hết có 3 đồng. Thằng bố chửi, mày còn tiêu gì chính đáng thì tiêu đi, chứ tiêu chỉ có 3 đồng mà bắt tao dành 10 đồng để ra đấy, quá lãng phí. Giá như 7 đồng đấy tao dùng việc khác có phải ra lãi không ? Giờ nếu mày không trình tao xem những khoản nào cần phải tiêu, thì mày phải nói để 7 đồng đó gia đình dùng vào việc khác cho khỏi lãng phí nằm yên một chỗ.
Ngày 2 tháng 12 năm 2022 thủ tướng ra quyết định số 1506 do phó thủ tướng Lê Minh Khái về xây dựng dự toán ngân sách năm 2023 , giao cho bộ Tài Chính phối hợp với bộ Kế Hoạch Đầu Tư thực hiện, hạn định đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 các nơi phải báo cáo kết quả và giao dự toán.
Việc không trình dự toán để dùng hết số tiền kia có mặt tốt và không tốt. Chẳng hạn dùng không hết, có thể đánh giá là chính phủ tiết kiệm, chi tiêu rất so đo, cân nhắc cái gì thực sự cần. Nếu vừa lòng nhau thì có thể khen ngợi.
Nhưng không vừa lòng nhau có thể quy kết là chính phủ yếu kém, chẳng làm gì mấy nên chẳng biết tiêu tiền vào đâu, mà không làm gì thì làm sao mà phát triển đất nước, như vậy là chính phủ kém năng lực, ít hoạt động.
Đa số thường vụ quốc hội ý kiến là số tiền chưa phân bổ vì không có mục tiêu, không sử dụng và quá hán thì huỷ dự toán đó, chính phủ khẩn trương báo cáo Quốc Hội, để phân bổ số tiền ấy vào mục đích khác.Vừa thúc ép phải trình nhanh vừa đe doạ chính phủ đừng có gấp mà làm ẩu, mọi dự toán của chính phủ trình ra sẽ bị soi xét kỹ xem có đúng số liệu, đúng với pháp luật không.
Các ông bộ trưởng Tài Chính và bộ Kế Hoạch Đầu Tư cùng với chính phủ hẳn sẽ đau đầu vụ này. Quốc Hội đã khiển trách các ông về mặt năng lực quản lý, điều hành, lập kế hoạch.
Sau khi vạch ra năng lực yếu kém của chính phủ và bộ Tài Chính, bộ Kế Hoạch Đầu Tư. Quốc Hội lại tung ra một chiêu mới là muốn lấy phiếu tín nhiệm luôn sau khi chất vất những người thuộc diện do Quốc Hội bầu ra.
Đòn úp sọt này hơi bị dã man, theo trình tự trước kia thì việc lấy phiếu tín nhiệm được tổ chức riêng, chiều ngày hôm trước công bố những người lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận, sáng hôm sau các đại biểu quốc hội bỏ phiếu.
Đây chất vất xong vị nào bỏ phiếu tín nhiệm vị đó luôn, đảng khó có cơ hội can thiệp. Vì chất vất trực tiếp truyền hình giữa bàn dân thiên hạ, bỏ phiếu luôn và ngay. Quốc hội muốn thịt bộ trưởng nào, ủ sẵn câu hỏi, chỉ định sẵn người hỏi, đưa ra chất vấn và bắt bẻ thì bộ trưởng đó được tín nhiệm cao hay thấp là do Quốc Hội chủ mưu quyết định sao thì sẽ vậy.
Nếu việc này được thực hiện, coi như là quốc hội úp sọt thằng bộ trưởng nào, thằng đó chết tươi đành đạch. Ban bí thư, ban tổ chức trung ương muốn cứu không được. Vì trả lời không thuyết phục, bị tín nhiệm thấp luôn. Đã tín nhiệm thấp mặc định trong hồ sơ cá nhân như thế, thì quy hoạch nhân sự trung ương 14 buộc phải theo căn cứ đó mà làm nhân sự.
Qua những biểu hiện trên, cho thấy ông Vương Đình Huệ không dễ là người bị khuất phục bởi ba phát ngôn của ông Trọng khi tiếp xúc cử tri, mấy trò bóng gió đe doạ của ông Trọng về việc ông Huệ lạm quyền, chèn ép, bắt bẻ chính phủ chỉ là lời ca thán của mấy ông già lẩm cẩm. Không có giá trị gì về mặt luật pháp.
Nói chung thì ông Huệ cũng là người có bản lĩnh khi nắm chức CTQH, không để chức này thành bù nhìn như những vị chủ tịch quốc hội trước kia. Dù ông Trọng có định che chắn cho ông Chính, và răn đe ông Huệ. Nhưng không vì thế mà ông Huệ ngại không dám làm.
Quốc Hội của ông Huệ có sự thao túng của một số đại gia, nhóm lợi ích.
Nhóm này trước kia dựa vào chính phủ ông Phúc tung hoành, nhưng đến đời ông Chính làm, chúng không được ưu ái gì, bèn quay ra câu kết với một số lãnh đạo Quốc Hội để ép chính phủ ông Chính phải thực hiện ưu đãi cho chúng. Đó là những tập đoàn bất động sản, chẳng hạn như Novaland là một điển hình. Sau khi đổ tiền cho Ban Dân Nguyện, Thường Vụ Quốc Hội để nhóm này dùng quyền lực Quốc Hội ép chính phủ phải ra nghị quyết 33 tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thí điểm là các dự án của Novaland ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Vũng Tàu. Ông trùm Bùi Thành Nhơn với một phong thái của một lãnh đạo quốc gia, nhận xét rằng nghị quyết 33 là tốt, nhưng chưa đủ, cần phải tháo gỡ cho các dự án khác của Novaland trên toàn quốc.
Như một vị tổng bí thư đầy uy quyền, Novaland còn đòi hỏi chính phủ phải thực hiện chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm theo Kết Luận số 14 của BCH Trung Ương, để các cán bộ địa phương mạnh dạn ra sức giúp đỡ cho Novaland.
Nguyễn Đình Trung chủ Hưng Thịnh, một trong những nhóm lợi ích cùng với Bùi Thành Nhơn đổ tiền cho nhóm đại biểu trong Ban Dân Nguyện, Ban Thường Vụ Quốc Hội cũng lớn tiếng hùa theo Bùi Thành Nhơn với đòi hỏi về giấy phép xây dựng, vốn vay ngân hàng, quyền chuyển nhượng nhà xã hội thu nhập thấp, thay đổi cách tính tiền giá đất cho doanh nghiệp bất động sản.
Vẫn biết rằng sau những quyết định là những âm mưu thâu tóm quyền lực, vì lợi ích nhóm. Động cơ của Ban Dân Nguyện, Ban Thường Vụ Quốc Hội gây áp lực lên chính phủ là do tiền bạc của những con buôn đất như Bùi Thành Nhơn, Nguyễn Đình Trung.
Nhưng vẫn phải khen là Ban Dân Nguyện, Thường Vụ Quốc Hội đã dám làm, dám nói, phá vỡ quy tắc đảng chỉ đạo tất cả, thực hiện đúng cái quyền mà quốc hội được phép làm.
Chứng kiến một bọn Maphia bất động sản cấu kết với quan chức quốc hội để mưu đồ đoạt quyền lợi. Chúng dũng cảm đối chọi với sự lãnh đạo của một đảng độc tài.
Thật nhiều cảm xúc lẫn lộn, vừa mong chúng thua để đập tan những âm mưu đen tối của bọn lợi ích nhóm. Vừa mong chúng thắng để quốc hội, nơi đại diện quyền lực nhân dân vả vào mặt đảng cộng sản độc tài và giành lại những quyền mà quốc hội được quyết định.