QUẦN ĐẢO SOLOMON CHUYỂN QUAN HỆ NGOẠI GIAO TỪ ĐÀI LOAN SANG TRUNG QUỐC

0
396
Fb Người Đà Lạt Xưa

Quần đảo Solomon đã quyết định chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc hôm qua 16/9, theo báo cáo để đổi lấy viện trợ lên đến 500 triệu đô la Mỹ từ Bắc Kinh.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu (吳釗燮) nói rằng Đài Loan rất tiếc về quyết định của nội các Quần đảo Solomon để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông Wu công bố với báo chí rằng: “nhà cầm quyền Trung Quốc, thông qua các biện pháp ngoại giao và tiền tệ, nhằm mục đích tấn công Đài Loan, gây tổn hại cho người dân Đài Loan và sứt mẻ chủ quyền của Đài Loan từng chút một.”

Theo nguồn tin giới ngoại giao ở Bắc Kinh trong một cuộc họp giữa hai nước vào tháng 8 vừa qua, phái đoàn đại diện Quần đảo Solomon đã được Trung Quốc hứa hẹn một gói viện trợ trị giá 500 triệu đô la Mỹ, cho vay không có lãi xuất, với điều kiện chính phủ Solomon phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan trước cuối tháng Chín.

Bất kể các cuộc thăm dò cho thấy 80% người dân Quần đảo Solomon và hơn 50% đại biểu Quốc hội chống lại việc phá vỡ quan hệ với Đài Loan có lợi cho Trung Quốc, nhưng có vẻ như chính phủ Sogavare đã sống chết với quyết định ôm chân Trung Quốc. Thủ tướng Sogavare đã cố tình kéo dài thời gian nghỉ giải lao của Quốc hội đến tháng 11 tới đây, một thủ đoạn nhằm ngăn chặn cuộc tranh cãi của các đại biểu Quốc hội chống lại sự thay đổi ngoại giao.

Nhà lập pháp đối lập Peter Kenilorea, người đứng đầu ủy ban đối ngoại, đưa ra một tuyên bố vào Chúa nhật bày tỏ quan ngại về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương và khuyên nhủ chính phủ Quần đảo Solomon rằng không cần phải “vội vàng quyết định.”

Tỉnh trưởng Malaita, ông Daniel Suidani, đã phản đối Thủ tướng Sogavare về việc chuyển đổi quan hệ ngoại giao sang Trung Quốc để có khả năng tiếp cận với nhiều viện trợ nước ngoài hơn là một “cái cớ rẻ tiền”. Theo ông Suidani, “sự lãnh đạo kém là thủ phạm chính trong việc ngăn cản tài trợ từ nhà viện trợ truyền thống như Đài Loan” bởi vì Đài Loan luôn đòi hỏi chính phủ Sogavare phải “tiếp cận với người dân ở khu vực nông thôn”.

Cắt đứt quan hệ với Quần đảo Solomon, Đài Loan chỉ còn lại 16 đồng minh ngoại giao.

Phản ứng của Hoa Kỳ.

Đáp lại quyết định của Quần đảo Solomon chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio (Cộng Hòa, bang Florida) và Cory Gardner (Cộng Hòa, bang Colorado) đã lên án hành động này và kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Dự luật TAIPEI.

Dự luật TAIPEI là viết tắt của dự luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế của Đồng minh Đài Loan (Taiwan Allies International Protection and Enhancement Initiative) đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ nên tham gia với các chính phủ trên khắp thế giới để hỗ trợ công nhận ngoại giao Đài Loan. Được đồng tài trợ bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Robert Menendez (bang New Jersey) và Ed Markey (bang Massachusetts), Dự luật TAIPEI được đề xuất lần đầu tiên trước Thượng viện và được chuyển đến Ủy ban Quan hệ đối ngoại vào ngày 4 tháng 9 năm 2018.

Trên tài khoản Twitter, ông Rubio đã viết như sau: “Thật xấu hổ khi Quần đảo Solomon đang uốn mình trước áp lực của Bắc Kinh để cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Quốc hội nên thông qua Dự luật TAIPEI và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ sẽ không giữ im lặng khi chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động cô lập Đài Loan.”

Ông Rubio đã gõ thêm: “Và bây giờ tôi sẽ bắt đầu tìm đủ mọi cách để cắt đứt quan hệ với Quần đảo Solomon bao gồm việc cắt đứt hỗ trợ tài chính, và hạn chế quyền truy cập vào đô la Mỹ và ngân hàng.”

Trong cùng lúc, Thượng nghị sĩ Cory Gardner đăng lên Twitter, mô tả động thái của Quần đảo Solomon là “một sai lầm sâu sắc và đáng tiếc”. Sau đó, ông Gardner đã gõ thêm rằng thế giới tự do sẽ đáp ứng “các hành động thù địch của Trung Quốc đối với Đài Loan”, thúc giục Quốc hội thông qua Dự luật TAIPEI và đề nghị áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia bỏ quan hệ với Đài Loan để làm lợi cho Trung Quốc.

Fb Người Đà Lạt Xưa
September 17, 2019
.

464350cookie-checkQUẦN ĐẢO SOLOMON CHUYỂN QUAN HỆ NGOẠI GIAO TỪ ĐÀI LOAN SANG TRUNG QUỐC