NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN NGUYÊN TRẠNG VÀ LUẬT THÍCH THÌ CHIỀU.

0
49
4 tiếp viên hàng không thành hồ đi tải đạn. Tranh biếm của hoạ sĩ Ba Bùi

Lưu Trọng Văn

Facebook của bạn Linh Giang Tô có bài viết đáng suy nghĩ về luật, liên quan đến việc bốn cô tiếp viên hàng không được thả vì cơ quan điều tra cho rằng “không có chứng cứ bốn cô này biết hàng mình mang có ma tuý.”

Sau đây là bài phân tích về luật của bạn Linh Giang Tô.

“Nguyên tắc suy đoán nguyên trạng xưa nay ta vẫn được dịch sai là “nguyên tắc suy đoán vô tội”, việc dịch sai này làm cho hiểu sai hết cả bản chất của nguyên tắc luật pháp này.

Nguyên tắc suy đoán nguyên trạng là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật nó quy định rằng: Pháp luật tôn trọng nguyên trạng (về luật pháp) của đối tượng, nguyên trạng đó chỉ bị thay đổi nếu chứng minh rõ ràng được điều ngược lại. Ví dụ một người bình thường đang có nguyên trạng là VÔ TỘI thì pháp luật mặc nhiên coi người đó là vô tội, nếu cơ quan công tố, công an muốn truy tố anh ta thì công an, kiểm sát phải có nghĩa vụ chứng minh một cách thuyết phục anh ta có tội sự nghi ngờ dù có cơ sở cũng vẫn chưa là chứng minh thuyết phục nên chưa thể thay đổi nguyên trạng của đối tượng. Còn người đối tượng bị nghi ngờ không việc gì phải đi chứng minh mình vô tội vì mặc nhiên anh ta là vô tội nếu bên buộc tội không chứng minh được điều ngược lại là có tội. Đây là một khía cạnh của nguyên tắc này nên người ta hay dịch sai là nguyên tắc “suy đoán vô tội”.

Khía cạnh thứ hai của nguyên tắc suy đoán nguyên trạng là: Khi một người đã bị bắt tội phạm quả tang, hoặc đã bị kết án vì phạm tội thì nguyên trạng của đối tượng đã thành là “CÓ TỘI” thì luật pháp mặc nhiên coi đối tượng là có tội lúc đó nếu đối tượng muốn gỡ tội thì bên đối tượng (đối tượng và luật sư) có nghĩa vụ phải chứng minh xác đáng thuyết phục rằng đối tượng vô tội còn bên công tố không có nghĩa vụ đi chứng minh đối tượng vô tội vì mặc nhiên đối tượng đã có nguyên trạng có tội. Xin nhấn mạnh lại khi đã có nguyên trạng có tội thì bên đối tượng phải chứng minh được một cách xác đáng và có thuyết phục được  rằng mình vô tội thì mơi có thể được coi là vô tội.

Nay 4 cô tiếp viên kia khi bị soi chiếu có ma túy thì là phạm pháp quả tang và nguyên trạng của họ bây giờ là “CÓ TỘI”

Nay 4 cô tiếp viên kia khi bị soi chiếu có ma túy thì là phạm pháp quả tang và nguyên trạng của họ bây giờ là “CÓ TỘI”, bây giờ muốn  gỡ tội thì phải có chứng minh xác đáng có tính thuyết phục rằng mình vô tội còn chưa chứng minh được hoặc chứng minh không thuyết phục thì họ mặc nhiên vẫn có nguyên trạng có tội.

Nếu một người mang ma túy hàng cấm bị bắt quả tang thì nguyên trạng là có tội, nếu anh ta chứng minh được một cách xác đáng và thuyết phục rằng anh ta bị lừa bị bẫy không biết là ma túy thì anh ta vô tội. Còn nếu không chứng minh được thuyết phục thì anh ta vẫn có tội vì bây giờ nguyên trạng của anh ta đã là có tội.”

Trên nguyên tắc này, theo gã, điều chúng ta cần biết chính xác là bốn cô tiếp viên đã chứng minh mình không biết hàng mình mang nhờ là ma tuý như thế nào, có thuyết phục được cơ quan điều tra không mà thôi.

Qua việc bốn cô được thả thì rõ ràng bốn cô đã chứng minh được mình vô tội và chứng minh ấy đã thuyết phục được các điều tra viên.

Nếu đúng vậy thì xin mừng cho bốn cô gái trẻ xinh đẹp kia.

Còn mọi thắc mắc về tính hợp lý hay không xin để cho cơ quan điều tra cấp trên của các điều tra viên vào cuộc, theo quy trình điều tra lại nếu có khúc mắc.

Tuy vậy theo báo Tuổi trẻ:

“luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM), lại cho rằng, về nguyên tắc, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra. Do đó, khi cơ quan điều tra chưa có đủ cơ sở cho rằng bốn tiếp viên này biết là ma túy nhưng vẫn nhận vận chuyển thì chưa đủ cơ sở để khởi tố bị can.” Đủ thấy luật và hiểu luật, áp dụng luật ở VN đang ngổn ngang tơ vò thế nào.

Chính tình trạng này đã tạo điều kiện cho một luật trên luật “suy đoán nguyên trạng”tha hồ tung tuẩy, đó là luật: thích thì chiều.

Và Luật “Thích thì chiều” này sẽ đến lúc cả gan đòi được là luật cơ bản ở xứ ta chăng?

———

Lạ lùng! Về nguyên tắc điều tra thì phải để mỗi nghi phạm ngồi một phòng biệt lập để ghi tờ khai. Không ai cho phép cả bốn nghi can ngồi bên nhau ghi tờ khai như vậy vì dễ dẫn đến thông cung.

Một cựu sĩ quan an ninh khi nhìn bức hình bốn cô tiếp viên hàng không ngồi bên nhau viết tường trình về việc có ma tuý trong kiện hàng của mình đã thốt lên:

Lạ lùng! Về nguyên tắc điều tra thì phải để mỗi nghi phạm ngồi một phòng biệt lập để ghi tờ khai. Không ai cho phép cả bốn nghi can ngồi bên nhau ghi tờ khai như vậy vì dễ dẫn đến thông cung.

Gã quá biết những gì liên quan đến ma tuý luôn là án vô cùng phức tạp mang tính tổ chức xã hội đen, nên không khỏi giật mình thôn thốt trước phát hiện của anh bạn cựu sĩ quan an ninh trên.

Ừ nhỉ… có cái gì đó bất thường ở đây. Thôi thì vụ án chưa khép, đành chờ hồi sau để rõ vậy.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0xHRQtRoNeh3qooZS53ffGSWB3pCfvWdXwexKDhp2MDDS5rhnxyJykA7fJ7my3shMl&id=100009457401127

706080cookie-checkNGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN NGUYÊN TRẠNG VÀ LUẬT THÍCH THÌ CHIỀU.