Wednesday, February 5, 2025
HomeBLOGNGƯỜI TÙ NỘI BỘ ĐẢNG

NGƯỜI TÙ NỘI BỘ ĐẢNG

VŨ THƯ HIÊN·CHỦ NHẬT, 22 THÁNG 9, 2019

PHẦN MỘT (1)
Một sáng tháng 6 năm 1973, tại trại giam quân sự trung ương ở Bất Bạt, Sơn Tây.
Tôi quay lại nhìn lần chót ngôi nhà nhỏ giam tôi. Đó là một ngôi nhà vuông, nom như cái chòi canh đê, đủ cho một người ở, kê một giường cá nhân, một bàn viết kèm theo ghế tựa, trên tường có giá xích đông để đặt các đồ linh tinh. Nhà có hai cửa sổ, xây trên sườn đồi thoai thoải, trước nhà là sân và vườn rộng khoảng một sào, có giếng nước trong leo lẻo với con cá lội tung tăng, có chuồng gà ghép bằng thân cây sắn, có hố vệ sinh.
Bên ngoài, dưới chân đổi là ruộng lúa và xa xa là mấy ngọn đổi thông. Ngồi trước cửa sổ nhìn ra sân thấy một hồng lớn, hoa lá um tùm, cao hơn đầu người, do ai bị giam ở đây trước tôi đã trổng. Không rõ loại hồng gì mà hoa chỉ nhỏ bằng những bông nhài lớn, nhưng nhiều lớp cánh đỏ chót, rất đẹp, và chi chít hàng trăm, mấy trăm bông. Bao nhiêu buổi chiều xuống, tôi đã đứng ngắm bụi hồng này hồi lâu, chọn xem bông nào là Thúy Kiều, bông nào là Thúy Vân.
Đại để là một ngôi nhà kẻ sĩ ở ẩn, trong đó anh muốn làm gì thì làm. Một ngôi nhà ở ẩn, nếu không có cái rào dây thép gai ken lẫn với mấy hàng cây sắn cao rậm rạp, và nếu ban đêm cửa buồng không bị khóa trái. So với tất cả những nơi tôi bị giam giữ trước đó thì đây quả là một nơi không dám mơ ước.
Sáu tháng trước, khi được chuyển từ trại giam Tân Lập, Yên Bái về đây, tôi đã ngạc nhiên một cách thú vị. Nhưng chỉ một tuần sau là mọi sự đã rõ: gia đình tôi lên thăm, báo tin một số anh em đã được về. Vậy là tôi cũng sắp được về. Và đây là nơi tôi được chuẩn bị để làm quen dần với tự do. Thực là chu đáo quá! Nếu đùng một cái được thả ra khỏi nhà tù, khéo tôi hóa rồ mất thật. Và đây cũng là nơi để người ta vỗ béo cho tôi (tất nhiên là bằng tiền của vợ con tôi) trước khi tôi được cho về triềng làng, triềng nước, vì ở đây gia đình được đi thăm nom tiếp tế thoải mái. Chỉ sợ không có sức.
Vậy là một lần chót tôi quay lại nhìn từ biệt ngôi nhà nhỏ đã chứng kiến bao tâm tư của tôi, rổi bước đi theo người quản giáo. Tôi mặc bộ quần áo tù nhuộm chàm, đầu đội nón, vai gánh chiếc ba lô lính và đồ đạc lỉnh kỉnh (nổi niêu chai lọ hộp…) treo lủng lẳng hai đầu chiếc đòn gánh làm bằng cành cây, tay trái xách chiếc bu gà có một con gà mái già đã đẻ ba bốn lứa mà bà mẹ vợ tôi đã đem đến tiếp tế cách đây mấy tháng, để nó làm bạn với tôi trong cảnh cô quạnh. Bây giờ trông thấy tôi trong bộ dạng này chắc bà phải cười ra nước mắt.
Người quản giáo dẫn tôi loanh quanh đường đồi đến một gian nhà khác, bảo tôi đặt đồ lề vào góc, và chỉ cho tôi ngồi vào bên bàn, ở đó đã có ba người, hai cán bộ chấp pháp của Bộ Công an và một trung tá của Cục Bảo vệ Quân đội, ngồi trực sẵn.
Một trong hai người kia mở đầu:
– Chắc anh đã rõ hôm nay anh được gọi ra đây để làm gì?
Tôi gật đầu:
– Có!
Rổi ông ta đọc cho tôi nghe liền một lúc bốn cái lệnh.
Lệnh thứ nhất: lệnh tạm giam Trần Thư ba năm vì tội chống Đảng, ký tháng 12 năm 1967.
Lệnh thứ hai: lệnh tạm giam thêm ba năm, ký sau ba năm, tức 1970.
Lệnh thứ ba: lệnh tạm tha, ký mấy ngày trước đây.
Đến đây thì kèm theo lời giải thích:
– Như thế là anh được về sớm sáu tháng so với thời hạn. Đó là do chính sách khoan hồng của Đảng và do anh đã cải tạo tốt.
Cuối cùng là lệnh thứ tư: lệnh quản chế ba năm lao động cải tạo
tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, ký cùng ngày với lệnh tạm tha.
Tôi có vài ý nghĩ.
Một là: tất cả các lệnh trên đây, cùng với lệnh bắt tôi trước kia và các lệnh khác sau này, tôi chỉ được đọc cho nghe qua một lần, không được cầm đọc, càng không được có một bản sao gửi cho đương sự để thi hành, cho nên tôi không nhớ được cụ thể ngày ký và người ký. Hình như người ta không muốn tôi có được bất cứ một thứ giấy tờ gì làm bằng chứng cho việc tôi bị bắt.
Hai là: tôi có cảm tưởng cả bốn lệnh trên đây đều được ký cùng một lúc, một ngày, nhưng lại đề ngày tháng khác nhau. Nếu không thì tại sao một lệnh được ký cách đây năm năm rưỡi lại phải đợi đến bây giờ mới được đọc cho đương sự nghe để thi hành?
Ba là: tất cả đều là tạm. Tạm giam, nghĩa là không xét xử, không có án, không thời hạn, thích thì tạm giam thêm, không thích nữa thì tạm tha, nghĩa là không tha hẳn, có thể hiểu là: được cho về thì “tăng xương” [1], ấm ớ là ông bắt lại.
Bốn là: một cơ quan nhà nước là Bộ Công an lại bắt giam người vì tội chống Đảng, và tha người cũng vì chính sách khoan hồng của Đảng.
Tất cả các thủ thuật làm cho việc bắt bớ tôi có vẻ hợp hiến ấy tôi thấy nó lủng cà lủng củng quá! Nhưng những ý nghĩ ấy là mãi về sau này ngồi nghĩ lại tôi mới nẩy ra dần dần. Chứ ngay lúc đó thì những cảnh hiện ra trước mắt tôi, những câu nói lọt vào tai tôi rổi lại bay đi đâu mất, tôi đâu có để ý đến.
Chỉ có độc một ý nghĩ: Tự do! Tự do!
Người tôi cứ bàng hoàng, nhẹ như bấc. Và tất cả những gì đã xẩy ra với tôi trong những năm tháng vừa qua bỗng trở thành một quá khứ xa xăm.
Lúc ấy tôi đã quên sạch.
Quên rồi, những đêm giá rét nằm trong xà lim Hỏa Lò, nghe tiếng chuông xe điện leng keng từ phía Cửa Nam vọng lại mà có cảm tưởng như nằm dưói đáy mồ lạnh lẽo nghe tiếng động của trần gian vọng xuống.
Quên rồi, những đêm tháng 6, cũng cái xà lim Hỏa Lò rộng vài mét vuông ấy vói cái cửa sổ thông hơi sát trần cao năm mét. Tiếng bay rào rào của hàng trăm con muỗi to bằng con ruồi. Chiếc màn bằng vải xô bí rì đình màn còn phủ kín quần áo để che bớt ánh điện 100 oát quái ác ở trên trần cứ chiếu xoáy vào mắt. Và bên trong cái lồng ấp ấy, tôi nằm trần truồng, vật vã trên sàn xi măng nóng hổi và nhầy nhụa mồ hôi ròng ròng từ người tôi chảy xuống. Cảm giác mình như con lợn lăn lộn trong cái chuồng đầy cứt đái.
Quên rồi, những buổi bức cung đáng sợ. Suốt hai tháng trời chỉ có độc một câu hỏi: “Hoàng Minh Chính đã lệnh cho anh hoạt động những gì trong quân đội?”.
Có lúc đổi thành: “Hoàng Minh Chính đã truyền đạt cho anh những chỉ thị gì của Liên Xô về hoạt động trong quân đội?”, hoặc dữ dằn hơn: “Liên Xô đã chỉ thị cho anh hoạt động gì trong quân đội?”.
Nếu chuyện đó có thật thì chắc tôi đã khai ra hết rồi. Vì sau chín tháng trời bị quần như thế, người tôi đã nhão hết. Vả lại… “Đảng hỏi anh cơ mà, Đảng mà anh đã hy sinh cả thời trai trẻ của mình cho nó, Đảng đầy tình thương yêu đồng chí, chỉ mong anh trút bỏ tội lỗi đi thì sẽ tha thứ cho anh. Đảng chỉ muốn cứu vớt anh. Anh khai mau cho xong đi, để về. Về cho chị ấy đi học bác sĩ chứ, cơ quan chị ấy định bố trí cho chị ấy đi học lớp bác sĩ mà. Về mà chăm lo con cái chứ mặc cho một mình chị ấy hay sao? Và còn tương lai của anh nữa, anh là một cán bộ trẻ có năng lực…”
Đúng là nếu chuyện mà người ta muốn tôi khai ra là có thật thì chắc chắn tôi đã khai ra hết. Nhưng chuyện đó không hề có và tôi còn đủ tỉnh táo và lương tâm để không đơm đặt điều gì cho ai. Nhưng trình bày như thế nào thì cái ông Nhuận có bộ mặt lầm lì da sát tận xương kia vẫn nhất định không tin. Và tiếp theo những lời dỗ ngon ngọt là một cái đập bàn: “Anh định chết rũ xương trong tù hay sao mà không chịu khai?”. Tôi ngồi đó, lòng đầy tuyệt vọng, nước mắt chỉ muốn ứa ra, và óc lởn vởn một ý nghĩ: có nên lao ra đập đầu vào ô cửa kính kia hay không?
Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu ê chề, bao nhiêu cơ cực, bao nhiêu oán hờn nặng trĩu hai vai!
Nhưng lúc này đây tôi đã quên sạch. Tôi cứ ngồi đó, người lâng lâng, miệng mỉm cười. Như một thằng ngố.
– Anh chú ý là về địa phương tình hình phức tạp, có những kẻ xấu, đừng để họ lôi kéo.
Câu nói ấy của một trong hai người cán bộ chấp pháp kia làm tôi bừng tỉnh. Và bất ngờ tôi bật ra một câu đối đáp:
– Các anh coi thường tôi quá! Chẳng gì tôi cũng là một tên phản cách mạng cỡ kha khá, lại để mấy anh tề ngụy ở xã lôi kéo hay sao? Tôi tha lôi kéo họ thì thôi chứ.
Nói câu ấy là tôi ám chỉ cái lệnh bắt tôi trong đó gọi tôi là “tên phản cách mạng Trần Thư”. Và cũng ám chỉ cả cái “Sắc lệnh trừng trị phản cách mạng” đầy những điều khoản mơ hồ mà năm 1967 Ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua để làm cơ sở pháp lý cho việc bắt bớ chúng tôi. Và trong quá trình hỏi cung người ta không đánh giá tôi là cái gì khác ngoài cái là phản cách mạng, phản động, phản quốc, phản dân, phản Đảng, tóm lại là ngũ phản.
Nhưng câu nói ấy tôi cũng nói một cách vui vẻ, như một câu pha trò. Tôi tưởng họ sẽ phản ứng. Ngờ đâu họ cũng cười, chắc là thấy câu pha trò có duyên.
Một không khí hổn nhiên vui vẻ.
Lát sau người ta bảo tôi ra xe. Anh trung tá Cục Bảo vệ sẽ áp tải tôi về Phù Cừ. Tôi định ra lấy đồ lề thì anh ta ngăn tôi lại, ôn tổn nói:
– Anh cứ ra xe, đồ lề để đấy tôi bảo anh em cảnh vệ mang đỡ ra cho.
Quả thật hôm nay, người với người là… bạn.
Hay là tôi tưởng như thế?
Tôi hăm hở bước ra xe commăngca, hùng dũng như một vị thủ trưởng. Bỗng từ ngọn đồi xa xa, vẳng lại một tiếng con gái trong trẻo:
– Hò lơ, hó lơ, lắng tai nghe tiếng ai…
Tiếng hò của các cô gái dân công trên đường đi chiến dịch năm nào!
Tôi đứng sững lại. Và nước mắt cứ thế trào ra, trào ra, không tài nào ngăn được. Còn miệng thì cười. Một nụ cười thê thảm.
Tôi vốn là học trò trường Bưởi, cũng như bao bạn khác, nghe lời kêu gọi của cách mạng, đã “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Hoạt động “nghiệp dư” hơn một năm thì tôi được chỉ thị của cấp trên thoát ly gia đình đi làm “chuyên nghiệp”. Tôi trốn nhà ra đi, lấy trộm mang theo một tạ gạo là toàn bộ số gạo mà bố mẹ tôi tích trữ để đề phòng nạn đói.
Nhưng đi được ít lâu thì bị ông bố tôi tóm gọn.
Số là tôi có một người anh họ, cũng đi Việt Minh nhưng không thoát ly gia đình, và thỉnh thoảng tôi có qua lại nhà để trao tài liệu. Bố tôi đã thuyết phục được anh tôi hôm nào tôi đến thì phi báo cho cụ vì cụ muốn nói chuyện với tôi. Thế là một bữa nọ, tôi đã bị bắtsống.
Bố tôi là một ông giáo học rất nghiêm khắc. Trong họ, tôi nổi tiếng sọ rắn. Duyên do là hồi tôi còn nhỏ, hàng ngày kèm tôi học ở nhà, không bữa nào cụ không củng lên cái đầu trọc lốc của tôi vài cái cốc tưởng phải thủng sọ. Vậy mà sọ tôi vẫn “gin”[1]. ở trường, tôi vẫn giỏi về môn tiếng Pháp, viết chính tả thường không phạm lỗi nào, hoặc chỉ một hai lỗi là cùng. Nhưng cũng vẫn bài ấy, về nhà bố tôi đọc cho viết lại thì bao giờ tôi cũng phạm từ mười lỗi trở lên.
Chẳng là vì bao nhiêu tâm trí của tôi đều tập trung hết lên đỉnh đầu, nơm náp đón đợi cái cốc như trời giáng sắp nên xuống. Này, này… sắp này… sắp này… cốc! Toàn thân tôi giật bắn lên, mắt tôi nổ đom đóm. Và có lần tôi đã vãi đái. Riêng chữ “charrette” thì nó đã là cái tai họa một thời của tôi. Vì tôi viết nó không bao giờ đủ được cả hai “r” và hai “t”, không thiếu chữ nọ thì thiếu chữ kia. Cuối cùng hết kiên nhẫn, cụ tôi quát:
– Ngu lắm! “Charrette” là cái xe bò. Xe bò thì phải có hai càng và hai bánh, cho nên phải có hai “r” và hai “t”, nhá chưa?
Thì ra là xe bò có hai càng và hai bánh! Tôi mừng quá và từ đó thoát được cái nạn xe bò.
Nhưng đời học trò thì thường hết vấn nạn nọ đến vấn nạn kia. Sau nạn “xe bò”, tôi bị cái nạn đá bóng. Nghĩa là lớn lên một chút, buổi chiều đi học về, tôi thường tạt ra bờ sông đá bóng. Ôi, cái bãi Êkle nó mới có sức quyến rũ làm sao: đá bóng về muộn, chiều nào tôi cũng được xơi hai ngọn roi mây cháy đít. Nhưng vẫn không chừa. Nói cho đúng là muốn chừa lắm mà không sao chừa nổi.
Từ bờ sông về nhà, tôi phải đi qua phố Chả Cá, ở đó có cái miếu Âm hổn, ngoài cửa miếu có tượng ông Thiện ông Ác đứng gác. Đá bóng về muôn, qua truớc cửa miếu, bao giờ tôi cũng kính cẩn ngả mũ chào hai ông, miệng lẩm nhẩm khấn hai ông phù hộ cho cái mông của tôi đuợc tai qua nạn khỏi.
Nhung xem ra hai ông thần này không thiêng lắm.
Tôi có một nguời chị ruôt học ở truờng Anbe Xarô mới vào ban tú tài. Ngày xua con gái Hà Nội nhà tử tế đi học đều mặc áo dài, đi dép có quai hậu, và đến tuổi mười bảy, mười tám ra đuờng bao giờ cũng buớc khoan thai, nghiêm trang nhìn thẳng truớc mặt, không bao giờ ngó nghiêng hai bên. Chị tôi cũng thuộc loại ấy, mặc dầu chị đuợc coi là hoa khôi. Một thầy giáo chủ nhiệm nguời Pháp kêu chị lên bảng đọc bài không gọi bằng cái tên nào khác là “Mignonne”[2].
Lần ấy lớp chị tôi tổ chức liên hoan tất niên. Nhân dịp ấy, chị đã xoa một lớp phấn kín đáo và ra đi thoát qua đuợc mặt bố tôi an toàn. Dè đâu vài phút sau cụ sực nghĩ ra:
– Con Nhung đi qua mặt tao có mùi gì thơm thơm. Nó đánh
phấn!
Thế là cụ lập tức bắt tôi đi cùng anh nguời ở bung một chậu nuớc thả sẵn cái khăn mặt đuổi theo chị tôi và bất kỳ gặp ở đâu cũng cứ đặt chậu nuớc xuống, bắt chị phải rửa mặt tại chỗ.
Nhận đuợc cái lệnh oái oăm ấy, tôi nghĩ ngay đến anh chàng học trò truờng Buởi trắng trẻo và nho nhã nom khá dễ thuơng, đi học vẫn lẽo đẽo đi sau chị tôi một quãng. Và một ngày chủ nhật gần đấy, lợi dụng lúc chỉ có một mình tôi trông cửa hàng, anh ta đã ném vào cả một quyển thơ sonnet bằng tiếng Pháp của anh viết tặng nguời đẹp, lời thơ đầy đau buồn và thuơng nhớ. Tôi lấm lét nhìn vào trong nhà thấy không ai biết, vội đút ngay vào trong nguời, rồi đợi đến lúc mẹ tôi ra, tôi lỉnh luôn lên gác, lặng lẽ đua cho chị tôi. Trong nhà, hai chị em tôi thuộc lớp nguời cần phải… “liên hiệp lại!”. Chị tôi ngỡ ngàng lật ra xem, và khuôn mặt xinh đẹp của chị ửng dần lên, rồi đỏ rừ. May mắn làm sao là bà mẹ tôi đã kịp thời huy động toàn bộ dự trữ nước mắt của bà và chặn đứng sự thực thi cái lệnh quái ác kia. Bà có ngờ đâu là bà vừa làm được một việc rất thánh thiện. Còn tôi thì thở phào nhẹ nhõm.
Tôi biết rằng những lời thơ đau buồn ấy đã làm cho tâm hồn con gái của chị tôi rung động. Vì đôi lần tôi bắt gặp chị mở tập thơ ra xem… trôm, thấy tôi đến lại vội cất đi. Và tôi cũng biết chắc chắn rằng chị chưa một lần nào thư từ đáp lại lời tỏ tình ấy, vì nếu có thư thì tôi ắt phải là con nhạn mang thư. Ông cụ tôi như thế thì chị nào dám thư từ đi lại với ai.
Hai năm sau chị lâm bệnh nặng qua đời. Đám tang ngợp những vòng hoa trắng. Và ở cuối dòng người đưa tiễn chị, có anh học trò bước đi những bước vô tri, mặt cúi gằm giấu hai hàng nước mắt.
Đưa tang chị về, tôi đã nhảy xe điện, ngồi đến hết đường, rồi lại quay lại. Chuyển sang tàu khác, ngồi đến hết đường, quay lại, rồi lại chuyển sang tàu khác. Cứ như thế suốt một buổi. Tôi cảm thấy mình bơ vơ.
Tên anh học trò kia là Phạm Xuân Lân, nếu bây giờ còn sống chắc cũng khoảng bảy mươi lăm tuổi, liệu có lúc nào anh hồi nhớ lại mối tình đầu ấy không? Trên bia mộ của chị, tôi đã thay mặt anh cho khắc câu thơ của Malherbe:
Rose, elle a vécu ce que vivent les roses. L’espace d’un matin[3].
Thực ra ông cụ tôi không phải là người ác. Cụ chỉ sống theo một lễ giáo nào đó thôi, và không phải là con người sắt đá vô tình. Chứng cớ là tôi đã nhìn thấy cụ khóc. Khóc một cách đau khổ. Đó chính là vào hôm cụ bắt được tôi ở nhà ông anh họ tôi. Vừa khóc vừa kể lể:
– Nó đi, bỏ lại trong ngăn kéo bàn học của nó hai hộp in truyền đơn… Hộp thì tôi chẻ ra đem đốt, khói mù cả nhà, cả một buổi mới cháy hết… Còn đất sét thì tôi nhét xuống cống… Thế mà người ta bắt được nó thì người ta chặt đầu chứ còn gì…
Hồi ấy ở phố Chả Cá có chuyện lính Nhật đi đường bị một con chó hàng phố xổ ra cắn đã rút kiếm chém một nhát đứt phăng cái đầu. Chắc là cụ đã nghĩ đến chuyện ấy, và nói đến đây, cụ bật dậy, lao đầu vào tường, định đập đầu tự vẫn. Tất nhiên cả nhà đã xô đến, giữ chặt lấy cụ.
Trước cảnh tượng ấy, tôi cũng… khóc. Tôi không nhớ sau đó mọi người đã thuyết phục cụ như thế nào, chỉ biết rằng rốt cuộc cụ vẫn để tôi đi. Tôi ra đi, lòng dạ rối bời: tôi mới mười tám tuổi.
Đoàn thể giao cho tôi in báo Hổn Nước. Cơ sở in của chúng tôi được đặt cho cái tên rất kêu là nhà in Ký Con Đoàn Trần Nghiệp[4], thực ra chỉ có hai người và vài viên đá litô, đầu tiên đặt ở làng Mọc Giáp Nhất, ngoại thành Hà Nội. Suốt ngày hai anh em chúng tôi cứ đóng cửa, cấm cung trong cái buồng đầu hồi một căn nhà ba gian là nhà của gia đình anh Hải Hùng, sau này là cục phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Trong căn buồng tối tăm ấy chúng tôi suốt ngày ngồi viết chữ ngược trên đá litô và hì hục in, đến đêm mới được ra bờ ao mài đá. ở đó suốt một tháng mà trong làng không ai biết là có chúng tôi.
[1] Từ tiếng Pháp origine, ý là vẫn nguyên si.
[2] Tiếng Pháp, có nghĩa là “cô gái xinh xắn”, đọc lên gần đồng âm với tên chị tôi là My Nhung.
[3] Là môt bông hồng, nàng đà sống cái kiếp của những bông hồng Khoảnh khắc môt buổi sáng.
[4] Ở cuối mỗi số báo Hổn Nước đều có ghi: In tại nhà in Ký Con Đoàn Trần Nghiệp.
[1] Attention! (tiếng Pháp): Nghĩa là “liêu hổn!”.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular