Trong tiết học cuối, ông đề nghị thực hiện một bài kiểm tra tổng kết. Ông phát cho mỗi người 10 tờ giấy trắng mỏng khổ A4, và một đoạn chỉ may dài gần 1 mét. Ông yêu cầu, hãy xuyên sợi chỉ này qua 10 tờ giấy trắng đó, và làm sao để 10 tờ giấy trắng đó đứng được trên bàn. Bọn tôi có 15 phút thực hiện. Rất khó. Nhưng loay hoay chặp rồi, hầu hết cũng đã thực hiện được.
Hết giờ, ông thầy vào ngắm nghía từng “tác phẩm” của bọn tôi. Bao nhiêu năm rồi, tôi vẫn nhớ như in cái cách vỗ tay với cái đầu nghiêng đầy vẻ “khinh bỉ” của ông thầy.
Ông nói: “Tôi công nhận các anh chị rất giỏi. Ai cũng đã thực hiện được bài kiểm tra. Nhưng các anh chị ngu lắm. Các anh chị quên rằng, đây là lớp học sáng tạo ý tưởng truyền thông, chứ không phải lớp triển khai các ý tưởng truyền thông, lại càng không phải là lớp khéo tay hay làm. Trước yêu cầu của tôi, các anh chị chỉ cần đặt câu hỏi: làm chuyện này để làm gì, là xong!”
Cuối cùng ông nói thêm: “Tôi xin lỗi vì đã chửi các anh chị ngu. Nhưng tôi thật lòng chỉ muốn các anh chị phải nhớ một một cách sâu sắc điều này: tôi nhận thấy có một não trạng châu Á, rất thiếu tinh thần duy lý, quá ngoan ngoãn, rất dễ thoả hiệp, phục tùng. Với não trạng đó, sẽ không thể sáng tạo.”
Tôi kể lại chuyện này, hy vọng không vô nghĩa, vô ích. Tôi để ý thấy, đúng như ông thầy kia nói, dân châu Á, nhất là dân ta, có không ít người, cứ hùng hục làm đủ thứ chuyện, mà thực ra chẳng biết để làm gì cả…!
(Bài cũ-2017-post lại) — cùng với Ngô Thúy Năm, Đặng Bích Phượng, Nguyen Huong Trang và 93 người khác.