Saturday, December 21, 2024
HomeBLOGMỹ Tho (Tiền Giang) được xem là nơi khai sanh nghệ thuật...

Mỹ Tho (Tiền Giang) được xem là nơi khai sanh nghệ thuật Cải lương của toàn cõi Nam kỳ.

Ngày 15-3-1919, tức cách đây tròn 100 năm, tuồng Cải lương đầu tiên đã trình làng tại Rạp thầy Năm Tú. Và cũng ở vùng đất cây lành trái ngọt đã sanh ra rất nhiều nghệ sĩ tài danh cho nghệ thuật Cải lương Nam kỳ.

Những năm 1900 của đầu thế kỷ 20 ở Mỹ Tho có ban nhạc tài tử của ông Nguyễn-tống-Triều (Tư Triều) rất nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh. Ông Diệp Văn Cương, một trí thức Tây học có tiếng thời đó đã dùng những mỹ từ để nói về Tư Triều:

“Sau khi tôi nghe Tư Triều đờn kìm và tiếng đờn tì bà của ông Năm Diệm thì tôi không muốn nghe bất kỳ tiếng đờn của ai khác”.

Ông Pierre Châu-văn-Tú (còn gọi là thầy Năm Tú) mời ban nhạc của ông Tư Triều cộng tác. Cũng vì sự nổi tiếng này mà ban nhạc tài tử của ông Tư Triều được mời đi Pháp biểu diễn. Ban nhạc này biểu diễn tại hội chợ đấu xảo cho các nước thuộc địa tổ chức ở TP cảng Marseille từ ngày 15-4 đến 15-11-1906. Hình ảnh chụp gần 100 năm nhưng vẫn rất rõ nét cho thấy ban nhạc đứng bên căn nhà gỗ.

Ban nhạc có 16 người: 8 tài tử nam, 5 tài tử nữ và hai em nhỏ. Nhạc cụ gồm 7 Đờn tranh, 1 Đờn kìm, 1 Đờn đoản, 1 Đờn cò, 1 Đờn bầu, 1 Đờn tỳ bà, 1 Đờn tam, 1 thanh la và một trống cái.

Ban nhạc Tài tử của ông Tư Triều đi Pháp biểu diễn với các nhạc sĩ chánh gồm: Tư Triều Đờn kìm, Chín Hoán Đờn độc huyền, Bảy Võ đờn cò, cô Hai Nhiễu (ái nữ ông Tư Triều) Đờn tranh, còn cô Ba Đắc ca.

Điểm đặc biệt của ban nhạc Tài tử Tư Triều trong thời gian ở Pháp là được nhà nước Pháp lên sân khấu biểu diễn cho khán giả xem chứ không phải ngồi dưới sân khấu đờn hát cho khán giả nghe như ở VN.

Cô Ba Đắc ca bản Tứ Đại Oán “Bùi Kiệm-Nguyệt Nga” một mình cô diễn xuất vai của ba nhân vật: Bùi Kiệm, Bùi Ông và Nguyệt Nga rất duyên dáng:

“Kiệm từ khi thi rớt trở về/
Bùi Ông mắng nhiếc nhún trề/
Cũng tại mầy ham bề vui chơi/
Kiệm thưa: Tài bất thắng thời/
Con dễ nào không lo bề công danh/
Tuổi con còn xuân xanh/
Ơn cha mẹ chưa đền/
Bùi Ông nghe/
Tiếng nỉ non vuốt ve khuyên Kiệm/
Thôi con ở nhà, đặng khuya sớm với cha”.

Ban nhạc tài tử của ông Tư Triều đi Pháp biểu diễn đã học hỏi được phong cách trình diễn âm nhạc mới mẻ, tiến bộ của các nước trên thế giới. Khi về VN, ban nhạc này áp dụng theo nên đã làm thay đổi phong cách biểu diễn, với cách thức trình diễn gần gũi với công chúng hơn.

Năm 1919 thầy An-rê Lê-văn-Thận (André Thận) bỏ tiền làm gánh hát (Cirque Jeune Annam) chính thức trương băn-rôn quảng cáo ca ra bộ như sau:

“Gánh hát Ca ra bộ. Các diễn viên của gánh gồm có Bảy Thông, Tám Cang, Tư Hương, Hai Cúc, Năm Thoàng, Hai Biêu, Ba Vui ca toàn những bài lớn như sáu bài Bắc: Lưu thủy, Phú lục, Bình bán, Xuân tình, Tây Thi, Cổ bản và ba bài Nam: Đảo ngũ cung, Nam xuân, Nam ai”.

Hình thức ca ra bộ dần đạt đến đỉnh cao, nhiều người ca diễn gọi là hát chập. Đây mới là tiết mục sân khấu, là sự thai nghén chuẩn bị cho sự ra đời của Sân khấu Cải lương.

Theo Fb Pierre Jean Baptiste

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular