Quân đội Mỹ đã tăng gấp đôi nỗ lực răn đe Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên bằng cách triển khai ba tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương, theo tờ Nikkei Asia hôm 1.2.
Hải quân Mỹ đã cho phép phóng viên từ một số cơ quan truyền thông, trong đó có cả Nikkei Asia, lên tàu sân bay USS Carl Vinson khi tàu này tham gia cuộc tập trận với Nhật Bản ở biển Philippines ngày 31.1.
Tàu USS Carl Vinson đi theo đội hình cùng với một tàu sân bay khác của Mỹ là USS Theodore Roosevelt và tàu khu trục trực thăng JS Ise của Nhật. Tham gia cuộc tập trận còn có 9 tàu khác, theo tuyên bố từ Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản.
Ngoài ra, tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu sân bay tiền phương duy nhất của Mỹ đóng tại Yokosuka ở Nhật, hiện đang ở cảng nhà, nghĩa là ba trong số 11 tàu sân bay của Mỹ đang ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Dương. Đây dường như là lần đầu tiên sau hai năm, 3 tàu sân bay Mỹ được bố trí gần chuỗi đảo thứ nhất, nối liền đảo Okinawa của Nhật và Đài Loan với Philippines, theo Viện Hải quân Mỹ.
Theo một quan chức Hải quân Mỹ, một tàu do thám thuộc hải quân TQ đã bị phát hiện cách tàu sân bay USS Carl Vinson từ 8 đến 16 km. Tàu Trung Quốc này bị nghi là đang thu thập thông tin tình báo về khả năng và hoạt động của Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận nói trên, theo Nikkei Asia.
Chuẩn Đô đốc Christopher Alexander, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, khẳng định “việc tàu [hải quân Trung Quốc] đến đây cùng chúng tôi không khiến chúng tôi lo ngại”. Ông nhấn mạnh: “Vào lúc này, chúng tôi ở đây để tăng cường mối quan hệ với các đồng minh và đối tác của mình, đồng thời để thể hiện rằng chúng tôi có thể ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng hoặc tình huống bất ngờ nào đang xảy ra ở Tây Thái Bình Dương”.
Trước đó, vào tháng 11.2023, Hải quân Mỹ cũng đã mời một số cơ quan truyền thông tới quan sát các cuộc tập trận của tàu sân bay ở biển Philippines, cho thấy rằng họ mong muốn công chúng chú ý nhiều hơn đến các hoạt động của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo Nikkei Asia.t Time 0:04
Trong khi kế hoạch triển khai tàu sân bay được cho là đã hoàn tất từ nhiều tháng trước, một loạt cuộc tập trận có tác dụng nhắc nhở rằng quân đội Mỹ không phớt lờ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong lúc một cuộc chiến tranh khu vực có thể nổ ra ở Trung Đông.
“Đó là một thông điệp răn đe. Việc gửi thông điệp này sẽ tiếp diễn bất kể điều kiện ở những nơi khác trên thế giới như thế nào vì Trung Quốc là một mối đe dọa ngày càng tăng”, nhà khoa học chính trị cấp cao Jeffrey Hornung tại tổ chức nghiên cứu Rand Cooperation (Mỹ) nhận định.
Ngoài ra, chuyên gia Patrick Cronin, giám đốc an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Hudson (Mỹ), nhận định: “Với cuộc chiến ở châu Âu và nguy cơ xung đột rộng hơn ở Trung Đông, Hải quân [Mỹ] biết đây là thời điểm quan trọng để tăng cường răn đe và trấn an các đồng minh rằng Mỹ sẵn sàng hành động nếu lợi ích của nước này bị đe dọa”.
Ở Trung Đông, USS Dwight Eisenhower là tàu sân bay duy nhất của Mỹ xử lý căng thẳng gia tăng trong khu vực. Tàu sân bay USS Gerald Ford, được điều đến phía đông Địa Trung Hải, đã rời khu vực vào tháng 1 và được thay thế bằng tàu đổ bộ tấn công USS Bataan.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc cũng như Triều Tiên đối với động thái trên của Mỹ.
Từ khi Biden lên cầm quyền đã gây căng thẳng khắp các điểm nóng từ châu Âu, Trung Đông cho đến châu Á, bằng các cuộc tập trận với đồng minh và các đối tác với quy mộ mạnh mẽ và rộng lớn nhất từ trước đến nay. Chính quyền Biden trợ giúp các nước như Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Philippines, Đài Loan.. giúp đỡ và mở rộng NATO lớn mạnh, lãnh đạo G7 cùng nhau chung sức vì mục tiêu chung. Biden không gặp gỡ với các lãnh đạo Nga, Trung Quốc và Triều Tiên như người tiền nhiệm để giảm căng thẳng cho thế giới. Biden có vẻ ít nói nhưng lại hành động răn đe bằng sức mạnh quân sự làm cho hai phe quá căng thẳng trong mấy năm đầu ông cầm quyền.
I truly appreciate your technique of writing a blog. I added it to my bookmark site list and will