Võ Ái Nhân Potomac đến Chúng Tôi Biết Sự Thật Về Hội Thánh Của Đức Chúa Trời
Tôi là một người tu theo Phật hơn 15 năm, từ 7 tuổi ở trong Chùa Ấn Quang (Q10, trụ sở Thành Hội Phật Giáo Tp HCM). Nghe nói đến cụm từ Hội Thánh Của Đức Chúa Trời. Thấy mọi người trách móc họ về việc không thờ cúng, vô phúc, bất hiếu, cuồng tín,…
Tôi không viết/ comment theo trào lưu té nước theo mưa, câu view, like. Mà từ góc nhìn của người tu tập phật giáo để có đôi lời với các anh chị là các bạn bè của tôi.
Việc thờ cúng gia tiên của Việt Nam là một nét văn hóa lâu đời, nhưng nguồn gốc bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời không phải là từ Việt Nam mà xuất phát từ Nho Giáo Trung Quốc (Từ thời nhà Lê thế kỷ 15- Theo công trình nghiên cứu lịch sử & văn hóa Việt Nam đăng trên www.tinphatgiao.com ) , và xuất phát việc thắp hương cũng là do quan niệm.
Phật giáo ở VN 85% là Phật giáo đại thừa, truyền từ Trung Quốc sang thì có quan niệm ăn chay. Còn Phật giáo tiểu thừa (nguyên thủy theravada thì họ ăn mặn. ( nguyên gốc phật giáo Ấn độ, Myanmar, Thailand, Nepal, Sri lan ka, Cambodia…)
Tôi sống và làm việc ở Thailand hơn 10 năm, ở Thái, các Chùa họ không có thắp hương và chỉ thờ Phật Thích Ca- nhân vật có thật trong lịch sử. Chỉ các chùa gốc Hoa (thờ bồ tát Quan Âm, Phật Di Lặc…thì mới thắp hương, dâng sớ, giải hạn sao,…)
Từ việc cúng mặn chuyển sang cúng chay đã là một mâu thuẫn vô cùng lớn khi nhiều người chuyển từ truyền thống sang bên Phật.
Phật có dạy thắp hương hay không ?
Về góc độ Nhà Phật : Thắp “Tâm Hương” có nghĩa là GIỚI HƯƠNG – ĐỊNH HƯƠNG – VÀ TUỆ HƯƠNG , là thờ lạy bằng TÂM THẦN LẼ THẬT chứ không phải là cắm 3 nén hương bằng hình thức .
Trong Bát Nhã Tâm Kinh có Câu ” Sắc tức thị không , không tức thị sắc , thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị ” có nghĩa là nhà Phật thì không chấp vào hình tướng,không đồng tình việc giả hình,giả tướng.nói nôm na là Đạo Phật nguyên thủy không thắp hương,không thờ lạy hình tượng.
Về thời phật Thích Ca Mâu Ni thì Ngài không dạy thắp hương để thờ cúng các đời phật khác trong mười phương chư phật, mà chỉ dùng TÂM (Tâm Thần Lẽ Thật) , không thờ lạy hình tượng , không dựng chùa , không dùng tràng hạt để lần, không viết sớ, không giải sao hạn…
Điều này khá tương đồng với Hội Thánh Của Đức Chúa Trời.
Phật Thích Ca không ăn chay :
Ban đầu tu khổ hạnh cùng 4 người đồng tu trong rừng , khi có một người đàn bà mang ba đấu sáu thăng sữa cho Thích Ca và Ngài uống hết. Sau đó ngộ ra chân lý có thực mới vực được đạo.
Sau đó Thích Ca không tu khổ hạnh nữa.
Theo hiểu biết của mình thì Hội Thánh Đức Chúa Trời họ cũng ăn uống bình thường như mọi người.
Thấy mọi người theo trào lưu hội đồng, không tìm hiểu. Chúng ta cần thiết có thời gian nhìn nhận Hội Thánh Đức Chúa Trời và lắng nghe xem họ nói sao.
Theo Kinh Vu Lan ( Giải Đảo Huyền ) :
Việc thắp hương hay ăn chay cũng không có tác dụng cho người đã chết.
Bồ Tát Mục Kiền Liên xuống địa phủ, tại ngục tìm mẹ , Ngài hỏi mẹ rằng : 3 năm nay con ăn chay, thắp hương tụng kinh, công đức, hồi hướng, phóng sinh thì mẹ có nhận được gì không? Mẹ ngài trả lời là ” KHÔNG ” ,
Điều này tương ứng với trong Kinh Thánh câu chuyện Người giàu chết xuống âm phủ thì dù một giọt nước đầu ngón tay cho lên lưỡi cũng không được.
Nên việc thắp hương cúng bái để mong muốn gửi đồ chuyển phát nhanh hay chậm cho người âm thông qua bưu điện “bàn thờ” là không có.
Thêm một điều nữa là âm dương cách trở, từ đây qua đó – hay từ đó qua đây cũng không được.
Vậy việc thắp hương tổ tiên với mong muốn tưởng nhớ , báo hiếu cho gia tiên chỉ là việc tượng trưng, hình thức, là quan niệm. Vậy nếu đã là quan niệm thì việc có hay không ( sắc tức thị không , không tức thị sắc ) thì đều như nhau. Nhưng lập ra hình thức, có nghĩa là chấp vào hình tướng.
Hội Thánh Đức Chúa Trời họ không dùng hình thức để tưởng nhớ gia tiên chứ không đồng nghĩa là họ quên mất gốc. 1 người bạn của tôi trong hội thánh ĐCT khẳng định: không có bất cứ văn bản, quy định, luật nào của Hội Thánh là bắt không thờ cúng tổ tiên và đập bàn thờ.
Nếu chỉ tưởng nhớ thì chỉ cần làm một phòng tưởng nhớ , treo ảnh. Sao cần phải để bát hương rồi lạy lục.
Vậy cách thể hiện tưởng nhớ tổ tiên có nhiều cách khác nhau, có thể đặt một bó hoa lên mộ người mất, nhìn bức ảnh tưởng nhớ, chứ không nhất thiết định nghĩa: PHẢI THẮP THẮP HƯƠNG = nhớ.
Việc cúng dỗ thì chúng ta nhớ được đến mấy đời các cụ, nếu cúng dỗ chỉ được 2-3 đời (Cha mẹ; Ông bà; Cố cụ) vậy còn các đời còn trước nữa không nhớ hết được thì vẫn là bất hiếu chứ hơn gì ?
Nếu một người sống quan tâm nữa vời cha mẹ, chết mới thắp hương thì lập tức được coi là có hiếu ?
Đạo nào thì cũng dạy người ta có hiếu với cha mẹ, nên không thể nhìn họ KHÁC mình mà nói họ mê muội hay sai được.
Các nước phương tây hay Mỹ họ phát triển hơn chúng ta cả trăm năm, họ không có thờ cúng bát hương nên họ vô phúc, bất hiếu, tà đạo, và nghèo kiết xác ?
Nếu ví dụ ngày dỗ : con trưởng cúng, con thứ ở tỉnh khác thì cúng riêng, vậy thì các cụ theo nhà nào ? hay qua 2 nhà ăn double ?
Nếu một con cúng mặn và một con cúng chay thì các cụ theo ai ?
Con giàu có điều kiện cúng thì cho là có hiếu , vậy con nghèo không có gì cúng thì gọi là gì ?
Bây giờ nhiều chùa cũng yêu cầu không thắp hương và đốt vàng mã, vậy chùa đó là tà giáo sao ?
Ông Trời sanh cho chúng ta 2 cái tai để nghe hai bên, 2 cái mắt để nhìn nhiều phía, nhưng chỉ có 1 cái miệng. Cho nên cần thiết có trách nhiệm với lời nói của mình.
Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc.