Học giả VN “tham mưu” cái gì cho lãnh đạo VN ?

0
447
Hình minh hoạ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước quốc hội ở Manila hôm 27/7/2020 AFP
Tổng thống Phi Duterte hôm 22 tháng 9 trên diễn đàn của Đại hội đồng LHQ đã khẳng định rằng “phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực là một phần của luật pháp quốc tế”. Không biết các học giả VN có ý kiến phản biện gì không ?
Năm ngoái khi tôi viết rằng phán quyết 12-7-2016 của Tòa PCA nhằm mục đích “giải thích và cách áp dụng Luật Biển” vì vậy phán quyết cũng là “luật”. Tôi khuyên cáo VN không nên đi kiện TQ theo hồ sơ của Phi mà vận động sao cho phán quyết 12-7-2016 có hiệu lực ràng buộc cho các bên tranh chấp. Nhiều người phản đối ý kiến này ghê lắm. GS Hoàng Việt còn cho rằng tôi không hiểu điều 59 của Tòa công lý quốc tế. Điều 59 nói rằng phán quyết của tòa chỉ có hiệu lực ở các bên liên quan mà thôi.
Học giả VN có cái niền “kim cô” trên đầu do đó không thể có những cái nhìn “phá cách”. Người ta nói vậy thì nghe vậy chớ không “phóng” tầm nhìn ra ngoài, hay dám nhìn “xa hơn” chén cơm của mình.

Hình minh hoạ. Hình chụp vệ tinh cho thấy các tàu TQ đang nạo vết ở Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa hôm 21/5/2015
Tôi là người duy nhứt chủ trương “không đi kiện” mà đề nghị đấu tranh với TQ thông qua Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ. Cách đây khá lâu tôi có giải thích rằng VN có thể sử dụng thủ thuật pháp lý gọi là “actio popularis” sao cho phán quyết 12-7-2016 trở thành “luật”, áp dụng cho tất cả các bên tranh chấp (erga omnes).
Những gì đang xảy ra ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa, gọi là “cuộc chiến công hàm” rõ ràng là một vận động “actio popularis”. Các quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc… vận động sao cho việc áp dụng Luật Biển (UNCLOS) trở thành “thống nhứt và phổ cập”. Còn các quốc gia Phi, Mã lai, VN, Indonesia… vận động sao cho phán quyết 12-7-2016 cũng được áp dụng “thống nhứt và phổ cập” cho các bên tranh chấp.
Thống nhứt với ý nghĩa luật áp dụng “công bằng” cho mọi bên. Không có vụ “tao là nước lớn mầy là nước nhỏ” kiểu uy hiếp các quốc gia ASEAN của Dương Khiết Trì. “Phổ cập” với ý nghĩa pháp luật áp dụng cho tất cả các bên. Không có vụ Luật Biển giải thích “theo kiểu TQ” hay “theo kiểu VN” nữa.
“Thống nhứt và phổ cập” trong trường hợp này là nội dung của khái niệm “Erga Omnes” trong công pháp quốc tế.
Ông GS Đinh Kim Phúc hôm trước có nói là VN “đang đi trên quĩ đạo của tôi vạch ra từ 20 năm nay”.
Tôi thấy ông Phúc “nói quá”. Nếu VN “theo quĩ đạo của tôi” thì, 1/ VN đã ra luật “hòa giải quốc gia” để “kế thừa” danh nghĩa “ab initio” về lãnh thổ của VNCH. 2/ xác định lại pháp nhân Việt Nam trong khoản thời gian 1954-1975 là “quốc gia bị phân chia”.
VN hôm nay chỉ theo ý kiến của tôi một phần: phần ngọn vận động “actio popularis” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Kết quả cuộc vận động này đến nay tuy khả quan nhưng VN vẫn bị “thua”. Bài viết hôm qua đã nói rõ VN thua cái gì.
Người ta nói “lãnh đạo phải có tầm nhìn – gouverner c’est prévoir”. Lãnh đạo VN đa số “học từ trong rừng” lên làm lãnh đạo. Họ bóp cò giỏi hơn suy nghĩ. Vấn đề là “học giả” VN tuy có học hành tới nơi tới chốn mà không tham mưu được gì ra hồn cho lãnh đạo.
VN phải có công hàm phản biện TQ (đối với công hàm 17-4-2020) và cần có công hàm yêu cầu ba quốc gia Anh, Đức, Pháp điều chỉnh lại lập trường của họ về chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Không làm việc này VN chấp nhận thua trận TQ trong cuộc chiến công hàm.
Học giả VN “tham mưu” cái gì cho lãnh đạo VN ?
574660cookie-checkHọc giả VN “tham mưu” cái gì cho lãnh đạo VN ?