TÓM LẠI LÀ KHÔNG CHƠI VỚI ANH XI!
Ngày 20/3, nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến thăm Mátxcơva và sau cuộc toạ đàm với tổng thống Nga (đồng thời là tên tội phạm hình sự quốc tế) Putin, ông Tập Cận Bình dự định sẽ có cuộc hội đàm online với Tổng thống Ukraine.
Chuyên gia Hội đồng Đại Tây Dương và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Gabriel Alvarado đã nói về những cạm bẫy có thể xảy ra đối với Ukraine.
Xin giới thiệu với mọi người những ý chính của lời cảnh báo:
Mục tiêu của Trung Quốc:
Người đứng đầu Trung Quốc tự cho mình là người hòa giải chính có thể có trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga. Việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Ả Rập Saudi và Iran đã củng cố vị thế của Tập Cận Bình.
Sáng kiến toàn cầu:
Trung Quốc sẽ thúc đẩy Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), nhưng Tổng thống Ukraine nên “đánh giá trung thực trước công chúng về kế hoạch này của Bắc Kinh và vai trò của nước này trong cuộc xung đột.”
Chỉ nên cụ thể
Một tuyên bố ủng hộ Trung Quốc mơ hồ chung chung sẽ chỉ giúp cho Tập Cận Bình “bán GSI” và sau đó khó có thể chỉ trích Bắc Kinh về lập trường của TQ đối với Moscow, tức là mắc vào bẫy ngoại giao.
Đừng quên điều cốt lõi:
Trung Quốc tích cực nhấn mạnh vị thế trung lập trong cuộc chiến, nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ ngoại giao và kinh tế cho Putin.
Xi nhằm vào ai là chính ?
Tập Cận Bình dự định lợi dụng những bất đồng trong nội bộ EU và tăng cường hợp tác với Đức và Pháp nhằm làm suy yếu sự phản kháng của Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt là sau những cáo buộc về kế hoạch cung cấp “vũ khí sát thương” của Tàu cho Putin.
Trung Quốc thực sự rất cần sự chấp thuận các sáng kiến hòa bình của họ từ phía Ukraine. Điều này sẽ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ trước hết. Và như vậy Bắc Kinh sau đó sẽ tạo được cho mình hình ảnh của một “người lo giải quyết” các vấn đề toàn cầu, những vấn đề do Nhà Trắng tạo ra trên khắp thế giới.
¶¶¶¶¶¶¶
Sau thành công của việc giảng hoà được hai tử thù truyền kiếp là Iran và AS, anh Xi lại muốn ăn một quả thắng lợi nữa và có ý đồ cướp hết công trạng của Hoa Kỳ cùng các nước PT đã giúp Ukraina chống quân xâm lược Nga.
Nhưng theo mình hiểu thì Xi cũng như Pu thôi. Họ tưởng mình là thánh là chúa của thiên hạ và không hiểu một điều là dân U, chính phủ U, các lực lượng chính trị U, quân đội U, đã từ lâu rất ghét Tàu. Lí do ghét là do TQ là đồng minh của Nga, TQ mua dầu lửa, khí đốt và các loại hàng hóa khác của Nga về bán cho các nước khác để cho Nga có tiền nuôi QĐ và có bom đạn bắn vào đầu dân U.
Gần đây lại có tin các công ty tư nhân của TQ bán vũ khí cho Nga làm dân U rất phẩn nộ.
Chưa có một lần nào mà TQ bỏ phiếu ủng hộ Ukraina tại LHQ cả.
Mấy hôm trước khi TQ công bố 12 sáng kiến hoà bình thì Zelensky có trả lời rằng: Ông sẵn sàng đối thoại với Xi cũng như bất cứ ai có có sáng kiến hoà bình cho cuộc chiến tranh ở Ukraina. Và ông dừng ở đó.
Nhưng mình không hiểu là tại sao Xi muốn làm trung gian hoà giải đôi bên, nhưng Xi đi Moskva gặp Tin, không đi Kyiv gặp Zelensky mà chỉ online với Zelensky? Có thể là do Kyiv không mời, hay Xi muốn làm bố người ta?
Đã từ lâu rồi, các chính phủ U đều coi Hoa Kỳ là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt, là đồng minh tin tưởng nhất trong cuộc chiến tranh chống Nga. Không có sự giúp đỡ toàn diện của HK và các nước PT thì chắc chắn U không giành được độc lập. Còn TQ là cái gì? Không là cái gì cả. Có chăng thì chỉ là một ít hàng viện trợ nhân đạo mà thôi.
Vâng, TQ ngày nay là siêu cường, nhưng thế giới đã phân cực từ lâu, và Ukraina đã chọn “Phe” cho mình rồi.
Cho nên, cuộc hội đàm online giữa Xi và Zelensky sẽ không có điều gì bất ngờ xảy ra cả. Tập sẽ làm công việc của mình và sẽ nhận được những câu trả lời ngoại giao của Zelensky đại loại: Chúng tôi cám ơi ngài, nhưng chúng tôi phải giành lại hết lãnh thổ, lãnh hải, phải đòi được bồi thường chiến tranh, phải có đảm bảo an ninh lâu dài, phải giao nộp bọn tội phạm chiến tranh, nhất là hai tên vừa có trát, khi đó chúng tôi mới nói đến chuyện đàm phán. Và trên hết sau đàm phán ắt phải có đại diện của Hoa Kỳ.
Tóm lại là không chơi với anh Xi.
Đại khái là như vậy!
https://www.facebook.com/groups/409740380507441/permalink/617857689695708/