Sunday, December 22, 2024
HomeCHỐNG THAM NHŨNGHành vi lừa dối của PVN (phần 7)

Hành vi lừa dối của PVN (phần 7)

Thanh Hieu Bui

1. Đề xuất xác minh bổ sung các nội dung đã đề cập trong phụ lục.

a. Giao dịch mua ô tô tại Venezuela

Tại mục 2.c trong phụ lục báo cáo tập đoàn tôi đã báo cáo;

– Trong giai đoạn đầu Chi nhánh mới được thành lập tại Venezuela, Người đại diện trước pháp luật của Chi nhánh đã  lợi dụng chức vụ, đổi tiền chợ đen để nhận khoản chênh lệch khoảng 50 đến 60 nghìn Đô la Mỹ trong vụ việc mua xe ô tô cho Chi nhánh. Tài liệu làm bằng chứng là: bộ chứng từ kế toán ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Vietinbank, Chi nhánh Ba Đình. (bộ chứng từ thanh toán này được chi bằng VNĐ)

– Tại mục 1, công văn số 04-CV/UBKT ngày 20/5/2020 về việc trả lời đơn thư kiến nghị của ông Đỗ Quỳnh Hưng lại cho rằng: 

“Chi nhánh mua 01 xe ô tô, việc kiểm tra cho thấy hóa đơn phản ánh đúng số tiền đã mua. Tài liệu nêu trong đơn không đủ cơ sở để kết luận đ/c Nguyễn Ngọc Hoàn đã lợi dụng chức vụ để nhận khoản tiền chênh lệch như đơn đã nêu”

Liên quan đến vấn đề trên. Tôi phản biện lại Phó Tổng giám đốc Tài chính kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy PVEP như sau.

– Nội dung tôi phản ánh là liên quan đến dòng tiền, nguồn tiền Đô la Mỹ cũng như tỷ giá qui đổi từ Đô la Mỹ sang Bolivares. Tại sao Chi nhánh lại thanh toán cho một cá nhân người Việt Nam (người nhận tiền này chưa từng đến đất nước Venezuela trước đó) bằng đúng số tiền mua xe.. (bộ chứng từ này thanh toán này đang được lưu trữ tại tập hồ sơ chứng từ Ngân hàng VNĐ tại Chi nhánh Venezuela.)

Tôi phản biện: Về mặt nguyên tắc chứng từ kế toán luôn đủ về số liệu cũng như tính hợp lý của chứng từ. Với sự hiểu biết của Phó Tổng nghiệp vụ như trên cho tôi hiểu rằng, ông Hoàn đang được bao che khoản tiền chênh lệch 50 đến 60 nghìn Đô la mỹ do đổi tiền chợ đen và hưởng chênh lệch giá.

Với việc Chi nhánh dùng tiền Đô la Mỹ như trên để giao dịch mua xe là vi phạm nghiêm trọng vào pháp lệnh quản lý ngoại hội tại nước sở tại cũng pháp lệnh quản lý ngoại hối do Chính phủ Việt Nam ban hành đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận Đầu tư số 398/BKH-ĐTRNN ngày 29/10/2010. Vì đây là số tiền lớn, tôi kiến nghị Cục An ninh điều tra xác minh thu thập chứng cứ từ Chi nhánh PVEP – Venezuela làm rõ.

b. Thanh toán chi phí bằng hóa đơn copy

Tại mục 2.d trong phụ lục báo cáo tập đoàn tôi đã báo cáo;

– Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2019, bằng quyền lực của mình, người đại diện trước pháp luật của Chi nhánh đã chỉ đạo bộ phận kế toán thanh toán chi phí hoạt động văn phòng tại Caracas bằng các hóa đơn copy. Tổng chi phí khoản thanh toán này khoảng 8.000 Đô la Mỹ. (Bộ chứng từ này đang được lưu trữ tại phòng Kế toán Chi nhánh.).

– Tại mục 1, công văn số 04-CV/UBKT ngày 20/5/2020 về việc trả lời đơn thư kiến nghị của ông Đỗ Quỳnh Hưng lại cho rằng: 

“Sự việc là 1 nhân viên của Chi nhánh PVEP Venezuela làm mất chứng từ khi đi công tác, tổng hóa đơn bị mất là 16.126,24 Bsf (khoảng 8.000 USD).  Chi nhánh PVEP Venezuela đã kiểm tra, xác nhận việc mất chứng từ là đúng sự thật và yêu cầu nhân viên sao lại các hóa đơn và lấy xác nhận của các đơn vị đã xuất hóa đơn….”

Liên quan đến vấn đề trên. Tôi phản biện lại Phó Tổng giám đốc Tài chính kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy PVEP như sau

– Với ý kiến của Phó Tổng chấp thuận cho thanh toán chi phí bằng hóa đơn copy (Theo cách nói ở Việt Nam là thanh toán bằng hóa đơn liên xanh) như vậy là vi phạm vào nguyên tắc quản lý chi phí cũng như quản lý, sử dụng hóa đơn.

Tôi phản biện: Những bộ chứng từ này là bản copy không có xác nhận của một đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ nào của Venezuela cấp lại. 

Với cương vị của một phó Tổng Giám đốc tài chính cho rằng thanh toán chi phí bằng hóa đơn copy là hợp lệ. Đây là một quyết định sai phạm nghiêm trong trong lĩnh vực quản lý hóa đơn cũng như quản trị chi phí của Doanh nghiệp.

Tôi kiến nghị Cục An ninh điều tra xác minh thu thập bộ chứng cứ từ để làm rõ các vấn đề liên quan đến chi phí của Chi nhánh PVEP – Venezuela. 

c. Các khoản hạch toán khống (Chi tiết tại phụ lục: Biên bản họp kiểm tra – đối chiếu). 

Tại mục 2.h trong phụ lục báo cáo tập đoàn tôi đã báo cáo;

– Trong giai đoạn năm 2013 đến hết năm 2014, bộ phận Kế toán chi nhánh đã hạch toán khống 01 bút toán với giá trị hạch toán khống là 175.828,68 Bsf (tương ứng với số tiền Đô la Mỹ 29.909,00 – tỷ giá tạm tính 6.3 Bsf\USD (chi tiết tại phụ lục: biên bản họp kiểm tra – đối chiếu đã gửi đính kèm đơn tố giác). Hơn nữa bộ phận kế toán Chi nhánh thường xuyên không cập nhật kịp thời dữ liệu cũng như kiểm soát chi phí dẫn đến mỗi lúc quyết toán chi phí đưa ra một số liệu khác nhau (chi tiết như email đính kèm email đính kèm: RE: Chốt số liệu chi tiêu với Dương và RE: Chốt số liệu chi tiêu với Dương_Thanh toán lương tháng 10.2017).

Tôi phản biện: Qua theo dõi cho đến nay, Người đại diện trước pháp luật của Tổng công ty đã không thực hiện triển khai việc thu lại số tiền hạch toán khống như trên. Việc Người đại diện không thực thi quyền hạn của mình như trên là có vấn đề gì.

Với nội dung 3 như tôi đã đề cập trên. Do đã xác định được số tiền hạch toán khống là 29.909 USD. Tôi kiến nghị Cục An ninh điều tra cho thu hồi số tiền trên và nộp vào Ngân sách Nhà nước.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular