Những tháng gần đây, khi quan sát những gì đang diễn ra xung quanh hiện tượng sư Thích Minh Tuệ, đặc biệt là nhìn phản ứng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và của các bậc giáo phẩm giáo chức của họ, tôi thấy tổ chức này giống một đảng phái chính trị hơn là một giáo hội của tôn giáo.
Tại sao tôi nói vậy? Đó là vì hoạt động của họ không nhằm truyền bá những lời dạy cơ bản của Phật là từ bỏ tham, sân, si… Ngược lại chính họ là người thực hành trái với những lời dạy này. Do lòng THAM quá lớn, họ đẩy mọi hoạt động của mình tới mục tiêu cao nhất lag “LÝ TƯỞNG CÚNG DƯỜNG”. Để thực hiện “lý tưởng cúng dường” hiệu quả cao, họ đi rêu rao hù doạ lẫn hăm doạ các phật tử làm cho đám đông mê muội làm theo mà không dám phản kháng vì sợ bị “tội”, bị “nghiệp báo”. Cứ xem lại các bài “thuyết pháp” của các vị như Thích Chân Quang, Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ… sẽ thấy mọi “lý luận” đầu nhằm vào mục đích cúng dường, mà phải cúng tiền mệnh giá cao mới được “phước báo”, chuyển khoản là tốt nhất, và đặc biệt là phải giữ bí mật, vì cúng dường nhiều mà khoe càng nhiều thì càng “tổn phước”. Cúng dường thực sự là bố thí thức ăn đồ dùng đủ cho sinh hoạt hàng ngày để duy trì sự sống, chỉ có vậy thôi. Còn xúi người ta cúng nhiều tiền, vàng, đô la, thậm chí cúng cả cái nhà là hành động của kẻ cướp, bất nhân. Họ mê tín hoá đạo Phật để trục lợi bản thân và đám đông nhóm lợi ích đứng sau mỗi vị trụ trì này. Xin lỗi, trong họ không có chút Phật tính nào cả. Họ cố tình tạo ra sự mù mờ trong nhận thức của đám đông phật tử, họ cố tình tạo ra rối loạn để trục lợi.
Nguyên lý cơ bản là: Trong một cuộc hỗn loạn, nhiều người bị tổn thương về thể xác và tinh thần, nhiều người mất hết của cải, mất người thân, và nhiều người mất tất cả. Nhưng cũng nhờ sự hỗn loạn đó, một số ít trục lợi rất lớn trên xương máu của người khác. Nó hấp dẫn tới mức nhiều kẻ cố tình tạo ra sự xáo trộn và khủng hoảng để đám đông chỉ còn biết lo giữ mạng sống mà không quan tâm tới bất cứ điều gì khác, cho dù có thấy cũng chẳng có gì quan trọng trong lúc này. Đại dịch Covid là một ví dụ gần nhất dễ liên tưởng nhất về nguyên lý này, cả ở Mỹ lẫn ở Việt Nam. Nó cũng giống như một đống phân hôi thúi khiến ai cũng bịt mũi bỏ chạy, nhưng lại là món ăn béo bở của lũ giòi bọ.
Do lợi lộc vật chất quá lớn từ “lý tưởng cúng dường” đó, họ sẵn sàng tấn công bất cứ ai dám làm tổn hại “lý tưởng” đó, bất kể trong đạo hay ngoại đạo, bất kể trên mạng xã hội hay ngoài đời, bất kể hạnh tu người khác không giống mình. Đầu tiên là họ dẹp bỏ tu tại gia “Thiền am bên bờ Vũ trụ” với lý do “loạn luân” mà không thể chứng minh được qua nhiều lần cưỡng bức xét nghiệm ADN. Kế tiếp là vụ Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng lừa gạt phật tử xá lợi tóc giả, chỉ bị “kỷ luật” sám hối. Điều đáng nói là vị này nhiều lần phạm tội nhưng được “luân chuyển nơi khác” thì lại càng nổi tiếng hơn, cho thấy ông ấy là “phe ta”. Chẳng có một giới luật nào của Phật pháp được tham chiếu để xử lý cả. Kế tiếp là họ chỉ trích thầy Thích Pháp Hoà vì đã làm cho công chúng nhận ra rằng “đạo Phật đâu phải suốt ngày đi bắt tội người ta”, mình lỡ làm sai cũng không ai bắt tội mình, đặc biệt là thầy Pháp Hoà không bao giờ nói tới cúng dường, ông dẫn dắt công chúng tới đạo lý làm người truyền thống của người Việt Nam. Chỉ cần sống có đạo lý là đã tu, là đã có Phật trong tâm. Và sự xuất hiện của sư Thích Minh Tuệ như một cơn chốt hạ mọi huyễn hoặc và mê tín trong một thời gian dài được truyền bá bởi các “sư quốc doanh”. Hình ảnh và đạo hạnh của sư làm cho toàn xã hội dâng trào một cảm xúc ở một cung bậc mới chưa từng thấy, tạo cảm hứng sáng tác cho hội hoạ, thơ văn, thời trang, ca nhạc… Nó như sự lấp đầy một khoảng trống bấy lâu, nó xoá tan mọi nghi ngờ dao động giữa những thông tin thật giả về Phật pháp, nó vẽ rõ lằn ranh thiện ác, nó như tấm gương phản chiếu cho công chúng thấy như thế nào là THAM và như thế nào là BUÔNG BỎ trong triết lý Phật giáo. Một linh mục Công giáo trong một bài giảng của mình đã trịnh trọng gọi ông là sư thầy Thích Minh Tuệ, với một tình cảm chân thành và thán phục những gì ông làm được là tu theo hạnh đầu đà. Điều đặc biệt là ông nói trước giáo dân của mình, và chẳng bị hình thức kỷ luật nào từ giáo hội Công giáo cả. Nhưng ngược lại, hoà thượng Thích Minh Đạo cũng tỏ một thái độ kính trọng với sư Thích Minh Tuệ thông qua việc kêu gọi dân chúng hãy đứng trang nghiêm hai bên đường khi thầy đi qua là đủ, thì ngay lập tức ông bị tước hết các chức vụ, xuống làm tỳ kheo. Nhìn bảng kiểm điểm ông viết và hình ảnh ông quỳ gối chịu kỷ luật mà nhiều người không khỏi bức xúc. Ông gần như bị trục xuất khỏi GHPGVN, bị tước hết mọi giáo phẩm, giáo chức và chỉ xin giữ lại ngôi chùa để tu tập đến hết đời. Trong khi nói nhảm vi phạm nhiều lần và cố ý vi phạm như Thích Chân Quang thì không ai nói gì tới.
Vậy là GHPGVN đã tỏ rõ thái độ và lằn ranh không được vượt qua, đó là “lý tưởng cúng dường” và mê tín hoá đạo Phật không thể bị xâm phạm. Nếu một giáo hội của đạo Phật mà không thực hành dựa trên giới luật của Phật, thì nó không phải là giáo hội đúng nghĩa. Một hoà thượng, trên đầu họ chỉ có Phật là cao nhất. Hay nói cách khác, đã có giáo phẩm là hoà thượng, thì họ chỉ sợ Phật thôi, họ chỉ sợ làm trái lời Phật dạy thôi. Nếu họ phải khiếp sợ những người có chức vụ trong giáo hội, dù chỉ ở mức cấp tỉnh chỉ vì lỡ lời vi phạm “lý tưởng” thì rõ ràng họ đang ở trong một đảng phái hơn là một giáo hội. HT Thích Minh Đạo phải chịu áp lực rất lớn mới thốt lên “tu sao mà khó quá”.
NQBT – 28/5/2024.”