Thursday, December 12, 2024
HomeGiáo DụcGIÁN ĐIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUNG QUỐC

GIÁN ĐIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUNG QUỐC

Một bài viết cũ 5 năm trước, bỏ qua sự kiện Mạnh Vãn Châu đã không còn giá trị về thời gian, thì nội dung của bài chủ yếu nhấn mạnh về sự nguy hiểm khi sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE của Trung Quốc, nguồn gốc của hai công ty thiết bị CNTT lớn nhất Trung Quốc trên.
Bởi vì người viết thấy nội dung này vẫn còn giá trị nên post lại cho các bạn tham khảo. Sau 5 năm, dự đoán của người viết đã phần lớn chính xác, hệ thống thiết bị gián điệp Trung Quốc vươn vòi khắp thế giới. Các quốc gia như Hoa Kỳ và Châu Âu đã dứt khoát không để cho Trung Quốc có điều kiện dùng công nghệ làm gián điệp. Các quốc gia đồng minh thì vẫn “can đảm” giao thương và nhập thiết bị của Trung Quốc. Cứ vậy đi, có câu “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, đằng này rõ ràng thấy quan tài, đã đổ lệ mà vẫn nhào vô, giải thích làm sao?
Huỳnh Thị Tố Nga
August 22, 2023
GIÁN ĐIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUNG QUỐC
Chính quyền Canada thông báo vào cuối tuần qua, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, họ đã bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc tài chính toàn cầu của Công ty Huawei Trung Quốc vì bị Hoa Kỳ tình nghi vi phạm lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Iran.
Mạnh Vãn Châu là con gái của Nhậm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn Huawei, bị bắt hôm 1/12/2018 tại Vancouver theo đề nghị của cơ quan chức năng Hoa Kỳ và có thể sẽ được dẫn độ đến Mỹ, và cuộc điều trần bảo lãnh sẽ được tiến hành vào thứ Sáu 7/12/2018, theo người phát ngôn Bộ Tư pháp Canada Ian McLeod.
Nhiều báo cáo cho rằng bà Mạnh bị bắt vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Từ năm 2016, Hoa Kỳ đã xem xét việc Huawei được cho là vận chuyển các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ đến Iran, Syria và Bắc Hàn. Nếu thông tin trên chính xác, Huawei không phải là công ty Trung Quốc đầu tiên đạp vào vết xe đổ này. Một công ty đối thủ của Huawei là ZTE cũng đã nhiều lần bị kết tội vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ hướng tới Iran và Bắc Hàn. Vào tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã kết tội ZTE vi phạm thỏa thuận năm 2017 giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau đó Ngũ Giác Đài đã cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho ZTE trong thời hạn bảy năm. Hậu quả của lệnh trừng phạt trên ước tính ZTE sẽ chịu thiệt hại ít nhất 20 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 3,1 tỷ USD.
Hình phạt này là một án tử hình dành cho ZTE. Công ty đã buộc phải đóng cửa hầu hết các hoạt động kinh doanh. Sự việc nghiêm trọng tới mức Tập Cận Bình đã phải đích thân can thiệp để cứu ZTE thoát khỏi phá sản. Vào tháng 6/2018, ZTE đã đạt được thỏa thuận khác với chính quyền Hoa Kỳ. Theo đó ZTE sẽ trả tổng số tiền phạt lên tới 1,4 tỷ USD và thay thế toàn bộ bộ máy nhân sự cấp cao để được dỡ bỏ lệnh cấm.
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu xảy ra vào cùng ngày Tổng thống Trump và Tập Cận Bình gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires. Sau vụ bắt giữ này, tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ trở nên căng thẳng hơn.
TẠI SAO HUAWEI BỊ TÌNH NGHI LÀ GIÁN ĐIỆP CHO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC?
Huawei – Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd – 華為技術有限公司), là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Năm 2018, Huawei trở thành 1 trong 72 tập đoàn Fortune Global 500 trên tạp chí Fortune. Từ năm 2018, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, đứng ở vị trí thứ nhất là tập đoàn Samsung.
Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) – một cựu kỹ sư của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Vào năm 2014, Huawei đã đầu tư 6,4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển, tăng 5 tỷ USD so với năm 2013. Vào năm 2015, Huawei có 21 viện nghiên cứu và được phát triển tại các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pakistan, Phần Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Colombia, Thụy Điển, Ireland, Ấn Độ, Nga, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Các sản phẩm và dịch vụ của Huawei đã được triển khai tại hơn 170 quốc gia và hiện đang phục vụ 45 trong 50 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới.
Đầu năm 2018, Huawei đã tiến hành thử nghiệm thành công 5G với Telenor với tốc độ đạt tới 70 Gbit/s trong môi trường phòng thí nghiệm có kiểm soát. Trong năm 2010, 4G đã bắt đầu thay thế 3G và tăng tốc độ truyền dữ liệu di động gấp mười lần. Trong thời đại 5G, nó sẽ nhanh gấp 100 lần 4G trong việc truyền tải dữ liệu di động.
Các quốc gia lo ngại về an ninh đều không mua thiết bị của Huawei: Úc, Ấn Độ, Đài Loan và Mỹ. Tháng 11/2018, New Zealand cũng nối gót các quốc gia trên trong việc ngăn chặn Huawei vì lo ngại nhà cung cấp hoàn toàn có khả năng đưa vào thiết bị mạng những tính năng ẩn để điều khiển hoạt động của mạng thông tin. Sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ, Nhật Bản và Anh Quốc cũng tuyên bố cấm các cơ quan chính phủ nước này mua thiết bị của các tập đoàn công nghệ Huawei và ZTE .
Tại Mỹ, Huawei đã gặp thách thức do những lo ngại của các quan chức an ninh Hoa Kỳ rằng các thiết bị của Huawei được thiết kế cho phép truy cập trái phép và bí mật từ chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Hoa PLA, nên các hợp đồng mua công nghệ của Mỹ đều không thành. PLA (Programmable Logic Array) là một thuật ngữ chỉ các vi mạch lập trình dùng mảng logic dùng trong điện tử học.
Trung tâm Thẩm định và Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ đã liệt kê cả hai công ty Huawei và ZTE vào thành phần công cụ tay sai cho Bắc Kinh. Đại diện của trung tâm, ông Richard Fisher cho biết: “Huawei và ZTE là móng vuốt của đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
Tuy nhiên, từ năm 2012 tại Việt Nam, Huawei Device lại là nhà cung cấp thiết bị viễn thông chính cho các đối tác như Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel.
Một chuyên gia nổi tiếng về an ninh mạng người Việt hiện đang làm việc cho Google đã dẫn ra các đối chiếu từ một số nghiên cứu của các đồng nghiệp, đã cho biết các dòng thiết bị của Huawei có rất nhiều lỗ hổng sơ đẳng, rất dễ khai thác. Cũng theo chuyên gia này mặc dù chưa có ai phát hiện ra lỗ hổng (backdoor) trong các thiết bị của Huawei nhưng vì chất lượng sản phẩm kém, không cần phải có backdoor mới hack được các thiết bị Huawei. “Hơn nữa nhìn ở một góc độ nào đó thì mỗi lỗ hổng đều có thể được xem là một backdoor do lập trình viên cố ý tạo ra. Đó là ý kiến của những người ủng hộ giả thuyết Huawei có chứa backdoor của chính phủ Trung Quốc”.
Năm 1993, Huawei đã đạt được một hợp đồng quan trọng với Đảng cộng sản Trung Quốc để xây dựng mạng viễn thông quốc gia đầu tiên cho Giải phóng quân Nhân dân. Năm 1994, Ren Zhengfei đã có cuộc gặp với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, nói với ông rằng “chuyển đổi công nghệ thiết bị liên quan đến an ninh quốc gia và rằng một quốc gia không có thiết bị riêng giống như một đất nước thiếu quân đội”. Giang đã đồng ý với đánh giá này. Điều này cho thấy rằng sự phát triển của Huawei có liên quan mật thiết đến Đảng cộng sản Trung Quốc. Vốn là một kỹ sư xuất thân từ quân đội thì việc Nhậm Chính Phi trung thành với Đảng cộng sản Trung Quốc cũng không có gì lạ. Doanh nhân nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất Trung Quốc là Jack Ma cũng là đảng viên đấy thôi. Sự phát triển thần tốc của Alibaba được đánh dấu hỏi phải chăng có sự hậu thuẫn của đảng cộng sản Trung Quốc?
Alibaba không chỉ là trang web mua bán hàng hoá trực tuyến, mà mục đích là thâu tóm các trang web khác điển hình là Yahoo. Dịch vụ chuyển tiền trực tuyến của Alibaba cũng bị Hoa Kỳ lo ngại. Vào tháng 9/2018, tên người dùng, số điện thoại và số theo dõi bưu kiện của hơn 10 triệu khách hàng sử dụng sàn thương mại điện tử Alibaba bị đánh cắp. Đầu năm 2018, Alibaba không nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Hoa Kỳ, Alipay (nay là Ant Financial) đã phải tuyên bố chấm dứt thương vụ sáp nhập trị giá 1,2 tỷ USD với công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế MoneyGram của Mỹ. Tháng 1/2018, bộ thương mại Hoa Kỳ đã liệt Alibaba vào danh sách đen bán hàng giả và hàng nhái các sản phẩm hàng hiệu được bày bán công khai với giá thấp hơn 60% giá gốc của hãng. Có vẻ như Alibaba không đơn thuần là một tập đoàn kinh doanh mà đã có sự nhúng tay của chính quyền Bắc Kinh. Và có thể một số tập đoàn kinh doanh khác ở Trung Quốc cũng sẽ giống như vậy.
Sự trải rộng của Huawei trên toàn thế giới thật sự đáng sợ. Với sở trường đánh cắp thông tin mật, và công nghệ thông tin là một trong những công cụ gián điệp tinh vi mà Trung Quốc sử dụng và đã thành công.
Thế giới dân chủ còn rất khó khăn khi phải đối phó với gián điệp vô cùng tinh vi của Trung Quốc.
December 6, 2018
RELATED ARTICLES

2 COMMENTS

  1. “Remarkable piece of content! Your expert analysis and clear communication make complex concepts easy to grasp. This is definitely going in my bookmarks.”

  2. Thank you for the auspicious writeup It in fact was a amusement account it Look advanced to far added agreeable from you However how can we communicate

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular