Friday, November 8, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGĐường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ (phần 1)

Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ (phần 1)

– Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)
Lê Minh Nguyên dịch

Kể từ khi TT Trump đồng ý với ông Lưu Hạc (Phó thủ tướng Trung Quốc), người đã đẩy trách nhiệm đàm phán thương mại cho Tập Cận Bình, hầu hết các phương tiện truyền thông và các viện nghiên cứu đã có những ước đoán lạc quan về kết quả. Đánh giá từ sự vận hành trước đây của TT Trump, cho thấy có nhiều khả năng ông có thể đưa ra những quyết định sai lầm do bị Tập Cận Bình lừa khi hai bên gặp nhau. Các đánh giá của mọi người có vẻ hợp lý.

Giả sử lần này âm mưu của Tập Cận Bình thành công và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ lại một lần nữa bị trì hoãn, vậy kết quả sẽ ra sao? Các tính toán của Tập Cận Bình và Lưu Hạc nhằm trì hoãn cho đến mùa bầu cử, sau đó giáng một đòn chí mạng và chấm dứt cuộc sống (chính trị) của Trump.

Đây là phương pháp vận hành tổng quát của chiến lược trì hoãn. Đặc biệt, nhiệm kỳ của Tập Cận Bình là không giới hạn, trong khi Trump chỉ còn không đầy hai năm trong nhiệm kỳ của mình. Do đó, khả năng thành công của Tập sẽ rất cao và một số người còn thậm chí nghĩ rằng ông ta chắc chắn sẽ thành công. Do đó, Tập Cận Bình sẽ thực hiện thủ thuật này.

Bây giờ chúng ta hãy khảo sát xem những động thái sau đó sẽ là gì, sau sự thành công của Tập Cận Bình.

Bước đầu tiên: Nguyên thủy, Trump là một doanh nhân, tức người tuơng đối quan tâm nhiều hơn đến hiện tượng ngắn hạn của thị trường chứng khoán, vì vậy ông Tập Cận Bình hứa sẽ mua thêm đậu nành và các mặt hàng tiêu dùng khác, tạm thời nâng cao mong ước của thị trường chứng khoán. Do đó, Trump sẽ đồng ý với yêu cầu từ “người bạn tốt” của mình và không tăng thuế suất, do đó cuộc chiến thương mại sẽ tiếp tục dây dưa.

Sau khi Tập Cận Bình giành chiến thắng trong vòng này, ông sẽ tập trung vào việc loại bỏ và đàn áp những người cải cách có xu hướng tự do dân chủ trong Đảng CSTQ và trong xã hội TQ, đồng thời tiếp tục chương trình “cải cách xã hội chủ nghĩa” của ông ta. Nền kinh tế TQ sẽ tiếp tục suy giảm, tuy bị nhũng lạm nhưng không sụp đổ, theo như uớc tính của một số nhà kinh tế; nó sẽ vẫn được duy trì trong một thời gian.

Bước thứ hai: Tập Cận Bình trì hoãn mãi cho đến khi còn hơn sáu tháng trước cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới (2020) và khi chiến dịch bầu cử bắt đầu, thì thỏa thuận giữa HK và TQ sẽ bị xé nát, khi ông Tập lặp lại các thủ đoạn cũ, đánh vào các tiểu bang vành đai nông trại, nơi mà Trump và Đảng Cộng Hoà giành được phiếu bầu của họ. Lúc đó, phía TQ nền kinh tế sẽ rơi xuống mức rất thấp, ở vào tình trạng phải đảo ngược và uy tín của Tập Cận Bình bị giảm mạnh. Phía HK, TT Trump cần phải có được lòng tin của cử tri, nếu không ông chắc chắn sẽ mất chức.

Hành động (xé thoả thuận) này sẽ mang lại kết quả đôi trong một cú đánh vừa chống lại cử tri của Trump vừa cải thiện uy tín của Tập Cận Bình, giống như một hòn đá để đánh hai con chim, trong nỗ lực buộc Trump phải mất chức trong khi ông Tập Cận Bình tiếp tục cải cách xã hội chủ nghĩa. Lúc đó, khả năng của “những người bạn tốt” của ông (Trump), những người không bao giờ ca ngợi thiện chí của ông (Trump), ra tay giúp đỡ TT Trump chỉ là con số không. Trong thuật ngữ của cờ tướng, đây là bước phải đi. Chỉ những người bị bại não mới không thực hiện bước này.

Bước thứ ba: Tập Cận Bình giành được chiến thắng hoàn toàn trong khi TT Trump mất chức. Điều này sẽ làm cho những người cải cách trong Đảng Cộng sản và trong xã hội TQ càng dễ bị yếu thế hơn. Vị thế của Tập Cận Bình được cũng cố hơn để thực hiện các lý tưởng của ông ta. Kinh tế và chính trị của TQ đều sẽ bị thụt lùi và khủng hoảng xã hội sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Có nhiều khả năng những cái dường như không thể xảy ra bây giờ sẽ trở thành có thể.

Ngoài việc đánh vào nền kinh tế Mỹ, việc bành trướng bên ngoài và cạnh tranh với Mỹ để kiểm soát sẽ trở thành những vấn đề cần được xem xét. Đến lúc đó, sự thành công của việc bành truớng ra bên ngoài và sự trỗi dậy thành đại cường quốc sẽ là điều cần thiết cho lòng tự tôn cao độ của Tập Cận Bình, nó cũng là điều cần thiết để ông ta giải quyết các khủng hoảng trong nước. Ông ta đã háo hức muốn sử dụng nó ngay cả khi các điều kiện này chưa sẵn sàng. Bây giờ khi các điều kiện đã sẵn sàng, thì tại sao không? Đến lúc đó, sẽ không còn kiềm chế được nữa.

Tuy nhiên, đây chỉ là ván cờ tuớng được tính bởi Tập Cận Bình. Trong đó có một bước đi chắc chắn là sai. Đó là sự kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Trump không có nghĩa là kết thúc cuộc chiến tranh thương mại. Đó là bởi vì việc buộc TQ phải cải cách cơ cấu, nền tảng hạ tầng để cho ra công bằng thương mại, đã trở thành sự đồng thuận của cả hai đảng chính trị và người dân Hoa Kỳ. Do đó, các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Mỹ sẽ ra đòn nhiều hơn Trump, hơn chính là Trump. Hơn nữa, người trở thành tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ học được bài học từ Trump bị Đảng Cộng sản TQ chao đảo, và sẽ nghiêm túc hơn khi nắm quyền. Nói một cách khác, cuộc chiến tranh thương mại sẽ khốc liệt hơn và nó sẽ không dừng lại cho đến khi thành công. Đó là bởi vì đây là xu hướng chung.

Đến lúc đó, tình hình kinh tế và chính trị của TQ sẽ còn yếu hơn, và các điều kiện cho một cuộc cải cách bắt buộc phải xảy ra sẽ còn tồi tệ hơn. Sự sụp đổ kinh tế và các đảo chính chính trị là gần như không thể tránh khỏi, và quá trình chuyển đổi hòa bình sẽ gần như không thể có. Vì vậy, thay vì trì hoãn cho đến lúc đó, tốt hơn hết là nên đầu hàng ngay từ bây giờ. Lợi ích lớn nhất của TQ là nên bắt đầu cải cách cơ cấu ngay lập tức, nhờ đó nó cho phép chính trị và kinh tế của TQ dần dần đi đúng hướng.

Đau trường kỳ tệ hơn là đau ngắn hạn. Tập Cận Bình nên cảm ơn Trump là đối thủ nhẹ tay. Như chính TT Trump đã nói: Không ai có thể chơi lừa hay hơn người Mỹ. Vì vậy, tốt hơn là làm một cái gì đó ngay bây giờ, thay vì chơi các thủ đoạn vặt của kẻ ăn trộm gà theo cung cách TQ.

http://bit.ly/2V8SXGn

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular