Sunday, December 22, 2024
HomeBLOGĐã đến lúc dẹp bỏ nỗi sợ hãi chính trị về việc...

Đã đến lúc dẹp bỏ nỗi sợ hãi chính trị về việc hình thành xã hội dân sự

Phân phối đi trước, hàng hoá theo sau. Đó là viễn cảnh có thể dự đoán khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo các cam kết thương mại quốc tế. Điều đó cũng lý giải về các yêu sách đòi tăng chiết khấu của BigC khi hệ thống siêu thị này được bán hoàn toàn về tay Central Group của một tỉ phú người Thái.

Thông báo của Big C

Tuy nhiên, hành động thẳng thừng thông báo với nội dung từ chối tất cả các sản phẩm may mặc của nhà cung cấp Việt Nam, tức dừng thu mua và kinh doanh hàng may mặc Việt Nam trong hệ thống BigC, cho thấy chủ của nó không hề có bất cứ sự e ngại nào về phản ứng của người tiêu dùng cũng như các tổ chức xã hội dân sự khác ở Việt Nam.

Việc một nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực phân phối dám cấm cửa hàng hoá được sản xuất bởi các doanh nghiệp ở quốc gia mà họ đang hiện diện để kiếm tiền cho thấy sự yếu kém, thậm chí sự thất bại thảm hại trong hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, hội người tiêu dùng…

Hầu hết các tổ chức hiệp hội trong những năm qua đã ra đời, tổ chức hoạt động như một cánh tay nối dài của quản lý nhà nước. Đó là lý do các hiệp hội lẽ ra có ảnh hưởng to lớn, tác động mạnh mẽ lên hành vi tiêu dùng, hoạt động sản xuất, môi trường kinh doanh và cả sự phát triển của nền kinh tế, thì thực tế đã hầu như bại liệt.

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới. Các cam kết thương mại quốc tế bắt buộc Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, dù biết nguy cơ hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem đến nguy cơ hàng hoá sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Việc BigC tạm ngừng thu mua và bày bán hàng may mặc Việt Nam mà không thông báo kế hoạch tái kinh doanh cho thấy, khi hệ thống phân phối rơi vào tay nhà đầu tư ngoại là khi doanh nghiệp nội mất thị trường. Đó không còn là dự báo mà đã là hiện thực.

Đây cũng là nguy cơ của cả nền kinh tế.

Có những thứ Nhà nước không còn có thể thò tay vào được nữa. Ví dụ, khi mở cửa thị trường bán lẻ, những sự việc như BigC ngưng bán hàng may mặc Việt, Nhà nước sao có thể thò tay bóp méo thị trường?

Thế cho nên, không còn cách nào khác là phải để các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, hội doanh nghiệp, hội người tiêu dùng… tự do phát triển.

Việc của Nhà nước là phải kiến tạo một môi trường cho các tổ chức xã hội dân sự phát triển thực chất, thực hiện đúng vai trò và sứ mệnh để có được sức mạnh điều chỉnh môi trường tiêu dùng như tất cả các nền kinh tế bình thường khác.

Đó là tấm áo giáp sống còn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đã đến lúc dẹp bỏ nỗi sợ hãi chính trị về việc hình thành xã hội dân sự. Phát triển xã hội dân sự, bây giờ là vấn đề sống còn của cả nền kinh tế. Mà nền kinh tế có sống, thì thể chế chính trị mới có cơ may kéo dài sự tồn tại.

Nguồn : <iframe src=”https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fbachhoanvtv24%2Fposts%2F2405327789714462&width=500″ width=”500″ height=”293″ style=”border:none;overflow:hidden” scrolling=”no” frameborder=”0″ allowTransparency=”true” allow=”encrypted-media”></iframe>

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular