Tuesday, November 5, 2024
HomeDIỄN ĐÀNCác Hệ phái Phật giáo Việt Nam – Bài viết dành để...

Các Hệ phái Phật giáo Việt Nam – Bài viết dành để đăng vào năm 2050.

Chu Minh Khôi

Vào thời điểm giữa thế kỷ 21, Phật giáo Việt Nam có 5 hệ phái: Bắc Tông, Nam Tông, Khất sĩ, Hòa Hảo, Minh Tuệ. Trong đó, hệ phái Minh Tuệ  (còn gọi là hệ phái lõi nồi cơm điện) ra đời muộn nhất, chỉ xuất hiện từ năm 2024 trở lại đây. Trong khi các hệ phái Phật giáo truyền thống (Bắc Tông, Nam Tông, Khất sĩ) chủ trương “XUẤT GIA – NHẬP CHÙA); Hệ phái Phật giáo Hòa Hảo chủ trương “KHÔNG XUẤT GIA”; thì Hệ phái Phật giáo Minh Tuệ chủ trương “XUẤT GIA – KHÔNG NHẬP CHÙA”.  Nếu như các hệ phái Phật giáo truyền thống lấy chuông, mõ làm Pháp khí thì Hệ phái Minh Tuệ lấy lõi nồi cơm điện làm Pháp khí…

Ngay từ sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, các Đại đệ tử của Phật tổ chức các cuộc kết tập kinh điển. Ngay từ những lần kết tập kinh điển này, đã hình thành 2 phái lớn là Đại chúng bộ và Thượng Tọa Trưởng Lão bộ. Phái Đại chúng bộ đã có chủ trương sử dụng Kinh – Luật – Luận để hành đạo tại Đại hội tập kết kinh điển lần thứ II. Về phía phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ, họ có chủ trương bảo thủ Kinh – Luật – Luận khi hành đạo.

Sau đó, phái Đại chúng bộ dần dần phát triển, sử dụng tên Đại Thừa, trong khi phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ sử dụng tên Tiểu thừa. Phật giáo từ Ấn Độ được truyền đi theo hai hướng. Một hướng lên phía Bắc, qua ngả Tây Tạng, đến Trung Hoa, rồi từ Trung Hoa đến Giao Châu ( Đại Việt), hình thành nên Hệ phái Bắc Tông. Một hướng khác là đi theo hướng Đông Nam, qua Myanma, Thái Lan, Campuchia, rồi đến Nam Bộ của Việt Nan, đây là hệ phái Nam Tông.

1. Hệ phái Bắc Tông

Phật giáo Bắc tông ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên tại Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Sau đó, Phật giáo Bắc tông lan rộng đến nhiều quốc gia ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Phật giáo Bắc tông chủ trương tu tập theo con đường Bồ Tát, tức là phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, không chỉ riêng bản thân mình. Bồ tát là người có lòng từ bi rộng lớn, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và tìm cách giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của Phật giáo Bắc tông thường tu tập và hành thiền để rèn luyện lòng từ bi và giúp đỡ những người khác trong cuộc sống.

Hệ phái Bắc Tông bao gồm nhiều tông phái: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử, Lâm Tế Tông, Vô Ngôn Thông, Tào Động, Viên Minh…

2. Hệ Phái Nam Tông 

Hệ phái Nam Tông ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên tại Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Phật giáo Nam tông chủ trương tu tập theo con đường Thanh Văn, tức là phát nguyện giải thoát cho bản thân mình khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của đạo phật Nam tông thường tập trung vào việc tu học và tu tập để giải thoát cho bản thân mình khỏi sự gắn bó với cuộc sống và vòng luân hồi.

3. Hệ phái Khất sỹ: 

Đạo Phật Khất sĩ là một sáng tạo độc đáo của Việt Nam, xuất phát từ Việt Nam và chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Đây là một hệ phái Phật giáo biệt truyền do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng, mở Đạo vào năm 1944 ở Nam Bộ với tôn chỉ “Y bát chơn truyền; Nối truyền Thích Ca chánh pháp”.Tính đến nay, Hệ phái Khất sĩ chỉ mới tồn tại vừa đúng 80 năm (1944 – 2024). Hệ phái Khất sỹ chủ trương “ăn Bắc, mặc Nam”. Tức là ăn chay như Phật giáo Bắc tông, nhưng y phục như Phật giáo Nam Tông. Áo mặc là một tấm vải màu vàng quấn quanh người. Khất sỹ trước kia cũng đi khất thực như Phật giáo Nam Tông, nhưng trong khi Phật giáo Nam Tông khi người dân cúng dường thức ăn gì thì ăn thức ăn nấy, kể cả đồ ăn mặn; thì hệ phái Khất sỹ chỉ nhận đồ ăn chay. Điều đặc biệt, thời Tổ sư Minh Đăng Quang chưa vắng bóng, chủ trương của Hệ phái khất sỹ, là các sư không ở một ngôi chùa nào quá 6 tháng, mà phải luôn phiên ở mỗi ngôi chùa một thời gian. Chủ trương này nhằm không cho Tăng sĩ sanh tâm sở hữu vật chất (chùa). Thời Tổ sư Minh Đăng Quang, toàn hệ phái Khất sĩ đã hình thành khoảng 500 Tịnh xá, để các Tăng sỹ trong hệ phái luôn phiên tu hành. 

4. Hệ Phái Hòa Hảo: 

Phật giáo Hoà Hảo ra đời ở Nam Bộ năm 1939, là một hệ phái đạo Phật cách tân, có xu hướng nhập thế. Người theo hệ phái Phật giáo này không cần phải xuất gia, mà chủ trương tu tại gia.  Người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo là ông Huỳnh Phú Sổ, quê làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phật giáo Hoà Hảo đ¬ược khai sáng trên nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của ông Đoàn Minh Huyên và lấy pháp tu Tịnh độ tông làm căn bản tu hành. Phật giáo Hoà Hảo với giáo pháp là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại.  Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo tuyệt đại bộ phận là nông dân lao động sinh sống ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Hiện nay, tín đồ có mặt ở 24 tỉnh, thành phố nhưng tập trung đông tại các tỉnh, thành phố Tây Nam bộ. 

5. Hệ Phái Minh Tuệ (tên tạm gọi), còn có tên nôm na là hệ phái Nồi cơm điện.

Hệ Phái Minh Tuệ (tên tạm gọi), còn có tên nôm na là hệ phái Nồi cơm điện.

Hệ phái Nồi Cơm điện ra đời vào năm 2024.  Trong khi 3 hệ phái Bắc Tông, Nam Tông và Khất sỹ đều “XUẤT GIA _ NHẬP CHÙA”, hệ phái Hòa Hảo thì chủ trương “KHÔNg XUẤT GIA”, thì Hệ phái Minh Tuệ chủ trương “XUẤT GIA, KHÔNG NHẬP CHÙA”. Chủ trương của Hệ phái Minh Tuệ là tu hạnh đầu đà, không ở chùa, bộ hành trên đường quanh năm suốt tháng, đêm ngủ ở nghĩa địa, ở gốc cây, hay bãi đất trống. Điểm đặc trưng để nhận ra một tu sĩ của Hệ phái Minh Tuệ là trên tacảy luôn ôm lõi nồi cơm điện (thay cho bát khất thực), pháp phục thì mặc áo tự may vá bằng những tấm vải vụn nhặt được dọc đường bộ hành (gọi là y phấn tảo)…

Chùm ảnh: Trưởng hệ phái Minh Tuệ và hình pháp khí, tăng đoàn của hệ phái.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular