Belarus vừa tước quyền tác nghiệp của nhiều phóng viên quốc tế, những người tường thuật trên truyền thông phương Tây về các cuộc biểu tình hậu bầu cử tại nước này.
Có ít nhất 10 người là phóng viên địa phương và một số phóng viên người Nga làm việc cho các hãng truyền thông nước ngoài, trong đó có hai người làm việc cho Ban BBC Tiếng Nga.
Phát ngôn viên chính phủ Anatoly Glaz nói rằng quyết định được đưa ra dựa trên khuyến nghị của đơn vị chống khủng bố của nước này.
Ông không nêu cụ thể bao nhiêu người bị tước quyền. Radio Liberty, AFP, Reuters, New York Times, Wall Street Journal và Deutsche Welle cùng nhiều hãng tin khác bị bị ảnh hưởng.
<iframe width=”400″ height=”500″ frameborder=”0″ src=”https://www.bbc.com/vietnamese/world-53959423/embed”></iframe>
Tuyên bố tước quyền tác nghiệp được đưa ra sau khi một số phóng viên nước ngoài – trong đó có cả người của BBC – bị bắt giữ tại Minsk.
Bộ Nội vụ nói họ bị đưa tới đồn cảnh sát để kiểm tra nhân thân. Tuy nhiên, phóng viên BBC Stve Rosenberg, một trong những người bị bắt, nói đây “rõ ràng là nỗ lực nhằm can thiệp vào việc đưa tin về các sự kiện” biểu tình ở Belarrus.
Việc này đã bị lên án rộng khắp: Bộ Ngoại giao Áo gọi đây là nỗ lực trắng trợn nhằm đàn áp việc tường thuật khách quan, trong lúc BBC nói giới chức Belarus đang đánh vào việc tác nghiệp báo chí độc lập.
Statement on #BBC journalists in #Belarus pic.twitter.com/xUwMaWXFDd
— BBC News Press Team (@BBCNewsPR) August 29, 2020
“Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải để nhân dân Belarus được quyền tiếp cận các thông tin công bằng, độc lập về những sự kiện đang xảy ra ở nước họ,” BBC nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc tấn công nhằm vào nhà báo độc lập. Chúng tôi kêu gọi giới chức Belarus hủy bỏ quyết định này và để các phóng viên của chúng tôi tiếp tục làm công việc của mình.”
Một phóng viên của BBC từ Minsk nói rằng việc tước quyền tác nghiệp của phóng viên nước ngoài diễn ra vào đêm trước khi dự kiến sẽ có một ngày Chủ Nhật rất nhiều biến động nữa.
Trong hai Chủ Nhật trước, đã có hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình tại Belarus.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người đã nắm quyền từ năm 1994, hiện đang phải đối diện với một làn sóng biểu tình mạnh mẽ chưa từng có kể từ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi hôm 9/8, là sự kiện mà ông tuyên bố đã giành chiến thắng với 80% phiếu bầu.
Phe đối lập đã tổ chức hai cuộc biểu tình lớn trong tháng này và kêu gọi có tiếp cuộc biểu tình rộng khắp vào hôm Chủ nhật 30/8.
Lãnh đạo đối lập với Svetlana Tikhanovskaya đã chạy sang quốc gia láng giềng Lithuania sau khi nói bà đã giành chiến thắng trước nhà lãnh đạo 65 tuổi, và kêu gọi người dân tiến hành biểu tình.
Tonight we were detained by police in the centre of Minsk, held at a police station for two hours for “document checks”. Same thing happened to many other journalists. A clear attempt to interfere with coverage of events in #Belarus
— Steve Rosenberg (@BBCSteveR) August 27, 2020
Kết quả kỳ bầu cử tổng thống tại Belarus đã bị Liên hiệp Âu châu bác bỏ. EU hiện đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cao cấp của Belarus, và thúc giục ông Lukashenko hãy đối thoại với phe đối lập.
Tuy nhiên, ông Lukashenko cho tới nay vẫn khước từ việc đưa ra bất kỳ nhân nhượng nào. Ông lên án phương Tây âm mưu hạ bệ ông.