Saturday, October 19, 2024
HomeDÂN CHỦBẢO HIẾN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

BẢO HIẾN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Đỗ Ngà

Năm 1800 tổng thống John Adams hết nhiệm kì, và người kế nhiệm là tân tổng thống Thomas Jefferson mới thắng cử lên thay. Ngày đó nước Mỹ cũng có 2 đảng mạnh chi phối chính trường. Đó là Đảng Dân Chủ-Cộng Hòa của tổng thống mãn nhiệm John Adams và Đảng Liên Bang của tổng thống đắc cử Thomas Jefferson.

Tranh thủ lúc sắp rời ghế, tổng thống Johns Adam đã ký bổ nhiệm 4 thẩm phán vào Tối cao Pháp viện trong đó có Williams Marbury. Việc còn lại là bộ trưởng ngoại giao kí đóng dấu sắc lệnh bổ nhiệm trao cho tân thẩm phán. Thế nhưng chưa kịp trao thì nội các của chính phủ Johns Adams rút đi nhường lại cho nội các mới của Thomas Jefferson. Tân bộ trưởng ngoại giao James Madison không gởi quyết định cho William Marbury vì ông ta cho rằng, Đảng Liên Bang của cựu tổng thống John Adams tìm cách chi phối tư pháp.

Bị oan ức, William Marbury kiện John Madison lên tòa án tối cao phân xử. Ở vào thời kì sơ khai, Hoa Kỳ mới bước qua đời tổng thống thứ 3 nên chưa có công cụ pháp lý đầy đủ để phân xử vụ án gai góc này. Thẩm phán John Marshall đứng trước tình thế khó. Nếu xử William Marbury thắng thì John Madison không trao quyết định thì sao? Vì trong luật pháp lúc đó cũng chưa quy định tòa án được quyền chế tài trong vụ này. Mà nếu xử John Madison thắng thì xem như đã loại bỏ một quyết định của tổng thống tiền nhiệm, tạo lợi thế cho tổng thổng thống đắc cử bổ nhiệm người của đảng Dân Chủ – Cộng Hoà vào nắm tư pháp. Thế là để khỏi phải bị kẹt vào thế khó, thẩm phán John Marshall tuyên bố rằng, tòa án tối cao không có thẩm quyền giải quyết vụ này. Vì căn cứ theo Hiến Pháp tòa án tối cao chỉ có thẩm quyền giải quyết trong điều kiện tối hậu và tiên quyết trong một số trường hợp đặc biệt.

Bị thẩm phán John Marshall viện dẫn Hiến Pháp để từ chối phân xử vụ này, William Marbury đã trích dẫn một đạo luật 1789 rằng, ông có quyền kiện lên tòa án tối cao. Và đến đây phát sinh mâu thuẫn, Hiến Pháp không cho tòa tối cao xử nhưng luật pháp lại cho phép. Thế là thẩm phán John Marshall bác bỏ đạo luật kia vì nó vi hiến, mà theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ thì hiến pháp là bộ luật cao nhất. Đây là vụ bác bỏ một đạo luật vi hiến đầu tiên của thế giới. Và từ đó, tòa án tối cao có thêm một chức năng mới, chức năng bảo vệ Hiến pháp.

Đó là lịch sử hình thành chức năng bảo Hiến của tòa án. Ngày nay, tòa án tối cao chuyên phân xử các vấn đề quốc gia đại sự và kiêm luôn chức năng bảo hiến của nó. Để chi? Để loại bỏ những đạo luật chà đạp lên hiến pháp, như thế khi áp dụng luật cũng là tuân theo hiến pháp mà thôi. Từ đó hình thành nên hệ thống luật pháp chặc chẽ đi từ Hiến pháp đến Luật pháp rồi đến cấp thấp hơn là sắc lệnh hành pháp. Để đảm bảo tính công minh trong phán quyết thì phải có tư pháp độc lập, nghĩa là phải tam quyền phân lập. Chỉ có tư pháp độc lập mới đủ tiêu chuẩn cầm cân nảy mực cho công việc bảo vệ hiến pháp.

Ngày nay tại Âu Châu và một số nước Châu Á, người ta lập bên một tòa án chỉ làm chức năng duy nhất, xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và sắc lệnh hành pháp. Nước đầu tiên lập nên tòa này là nước Áo lập tòa bảo hiến vào năm 1920, và sau đó Italia là năm 1947, và Đức năm 1949 vv… Tại Việt Nam, vì không có tư pháp độc lập nên không có chức năng bảo Hiến và toàn bộ ĐCS tự biên tự diễn tất.

Như vậy, trong một nhà nước để có pháp quyền không đơn giản. Điều trước tiên là phải có nhà nước tam quyền phân lập để có tư pháp độc lập. Khi có tư pháp độc lập thì tư pháp mới đủ sự công minh, đủ quyền lực để loại bỏ luật vi hiến tạo ra sự đồng nhất giữa hiến pháp và pháp luật. Dù cho có lập tòa bảo hiến riêng biệt hay giao chức năng bảo hiến cho Tối cao Pháp viện thì đều cần phải có tư pháp độc lập. Đó vì sao độc tài CS luôn đi kèm với tình trạng loạn việc ban hành luật mâu thuẫn nhau. Và tất nhiên, không thể có nhà nước pháp quyền với loại tư pháp như vậy.

Đỗ Ngà

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular