Stt của Tiến sỹ hirota một người nhật học luật và nghề luật sư tại Việt Nam chia sẻ:
Được biết, ngày mai 22/1, Tòa án sẽ tuyên án. Bởi những lý do khách quan nào đó, nội dung kết luận của bản án đó đang trong tầm tay suy đoán của không ít người, trong đó có tôi. Nội dung đó có thể sẽ phục vụ cho nhu cầu của khá nhiều người, nếu không nói là đám đông.
Nhưng bên cạnh đó, có những người nắm chắc quy định pháp lý của quốc gia Việt Nam, đặc biệt là điều 165 BLHS 1999, đang hiểu rõ rằng những tình tiết khách quan, khi áp vào nội hàm qui phạm được diễn giải một cách khoa học và hơp lý từ điều 165 BLHS 1999, xét theo nguyên lý suy đoán vô tội, còn nghi ngờ hợp lý về việc bị cáo có tội hay không.
Những điều trên chưa đủ khi chúng ta nói về thủ tục tố tụng đã bảo đảm việc xem xét tất cả chứng cứ theo nguyên tắc tất cả tính hợp pháp chứng cứ , khả năng chứng minh và giá trị của chứng cứ, cần được xem xét đầy đủ theo những cuộc tranh luận, xét hỏi đầy đủ theo phiên toà công khai hay chưa.
Những diễn biến về phiên tòa đã được thông tin qua báo chí, truyền thông truyền thống và phi truyền thống, Chúng ta có năng lực để phân tích những thông tin đó áp vào các qui phạm pháp luật, nguyên tắc pháp lý được thực định của Pháp luật quốc gia Việt Nam.
Những nhận định về chính trị, đạo đức liên quan đến con người được đưa vào lao lý, cũng như những tình tiết khách quan không được truy tố, không được xét xử tại phiên tòa đều không liên quan và không được sử dụng trong phân tích của chúng ta. Vì tòa án là nơi thực hiện pháp lý, không phải là quốc hội, hay lớp đạo đức trong giáo dục phổ thông. Nếu cứ lấy những thứ đó đề đánh giá, chúng ta dường như cổ xuý cho việc tổ chức xét xử phù thùy, rồi hiến dâng vật tế thần cho vị thần nào đó. Chúng ta không phải là xã hội dân túy, chúng ta đang ở một quốc gia văn minh.
Pháp lý phải được áp dụng bình thường cho mọi người dù ai là đối tượng. Nguyên lý này không mang ý nghĩa bênh hoặc tạo lợi thế cho bất cứ phía nào. Khi pháp lý được áp dụng công bằng cho những người có vẻ mạnh thế trong xã hội, Sau này pháp lý đó không có lý do nào lại không áp dụng bình đẳng cho những người yếu thế trong xã hội, Khi chúng ta chủ trương không áp dụng tuân thủ pháp lý cho người có vẻ mạnh thế, chúng ta có thể yêu cầu áp dụng pháp luật công bằng cho người yếu thế trên cơ sở nào. Pháp lý không nên áp dụng tùy tiện. Sự tùy tiện đó rất có thể sẽ quay lại đến chúng ta để làm hại cho mình.
Dù kết luận của bản án như thế nào, chúng ta có thể xem bản án đó rồi phân tích lại theo pháp lý. Một bản án cần được mang theo chất lượng pháp lý đầy đủ, chịu được mọi bình luận của mọi người theo góc nhìn pháp lý.
Theo Nghị quyết 3/2017/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về viêc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của tòa, chúng ta có quyền xem mọi bản án trong vòng 30 ngày kể từ khi có bản án.
Bản án là văn bản giải trình pháp lý của tòa án đối với chúng ta để đảm bảo tính hợp pháp, tính khách quan của tuyên án, nhằm xây dưng sự tin cậy của chúng ta với hoạt động tư pháp.
Theo đó, tôi hiểu bản án của chúng ta cần đầy đủ yêu tố sau đây:
1, Bản án phải trình bày mô tả đầy đủ tình tiết khách quan.
2, Bản án phải trình bày đẩy đủ quá trình chứng minh để ra được tình tiết khách quan.
3, Bản án phải nêu rõ diễn giải pháp lý về các yếu tố cấu thành, nội hàm của qui phạm pháp luật áp dụng.
4, Bản án phải nêu rõ lý do vì sao các tình tiết khách quan đó được thỏa mãn các qui phạm pháp luật để áp dụng.
5, Bản án phải chứng minh và giải trình đầy đủ tính hợp pháp của quá trình tố tụng.
Chúng ta có năng lực và trách nhiệm để phân tích bản án này cũng như các bản khác có đảm bảo những yếu tố pháp lý đầy đủ hay không. Đây chính là yếu tố tích cực để chúng ta xây dựng hoạt động tư pháp tốt hơn. Chúng ta hãy bình luận và phê bình bản án.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã áp dụng chế độ Án lệ cho đến nay có 16 An lệ đã được công bố. Tôi tin đây là sự cố gắng nỗ lực của ngành tòa án nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình pháp lý của mình trước mọi người.
Hy vọng bản án này cũng được đảm bảo và thỏa mãn tính khách quan, tính hợp pháp, tính pháp lý cao,
Tiến sỹ Luật.Hirota Fushihara