Ân xá Quốc tế: Việt Nam “hai mặt” trong ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc

0
118
Cao Uỷ Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet đọc báo cáo trước các thành viên Hội đồng hôm 6/3/2019 (hình minh hoạ) AFP

RFA

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói Chính phủ Việt Nam, trong khi ứng cử cho vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn bắt bớ, bỏ tù những người ủng hộ quyền con người và ra các luật nhằm bịt miệng các tiếng nói đối lập.

Tuyên bố của Ân xá Quốc tế đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tổ chức phiên họp để bầu 14 quốc gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam là một trong sáu nước ứng cử cho bốn ghế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở Hội đồng Nhân quyền, một tổ chức cổ suý và bảo vệ quyền con người có quy mô lớn nhất toàn cầu.

Hôm 5/10, trong thư gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA), Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế khẳng định tính hai mặt của Chính phủ Việt Nam: 

“Kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, hàng chục nhà báo và nhà hoạt động bị giam giữ, bắt giữ hoặc kết án vì những tội không gì khác hơn là thực hành quyền con người một cách ôn hòa.

Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại họ và phóng thích ngay lập tức.”

Tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam nên thể hiện rằng “họ sẵn sàng áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”

Tuy nhiên, trong thực tế, theo tổ chức này chính phủ Hà Nội tiếp tục “thông qua các luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội trong khi tạo ra bầu không khí sợ hãi giữa những người dám nói ra sự thật.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore trong tin nhắn gửi cho chúng tôi khẳng định, Việt Nam có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền tuy nhiên, ông cho rằng “người Việt cần giúp cho chính quyền Việt Nam sửa đổi luật hình sự để giảm dần và chấm hết sự bắt bớ sai với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nền pháp lý về Nhân quyền.”

Theo thống kê của RFA, cơ quan an ninh Việt Nam từ đầu năm đến nay bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động và blogger, chủ yếu với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”- hai cáo buộc trong Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng tiếng nói đối lập.

Nhiều chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Hà Nội xoá bỏ hoặc chỉnh sửa hai điều luật trên cùng một số điều luật trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

Ngoài ra, có ít nhất 35 người bị kết án chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt, có bốn nhà hoạt động dân sự bị kết án với tội danh trốn thuế trong khi nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng họ bị cầm tù chỉ vì các hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo nhiều tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, Việt Nam hiện đang giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm. Nhà nước Việt Nam luôn chối bỏ việc giam giữ tù nhân lương tâm, nói rằng họ bị cầm tù vì các cáo buộc hình sự.

Cựu tù chính trị, nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với RFA từ Hà Nội.

Tiêu chuẩn của Hội đồng Nhân quyền LHQ chí ít ra là các quốc gia tôn trọng tự do và nhân quyền thì mới xứng đáng là thành viên của hội đồng này.

Chúng ta thấy Việt Nam liên tục đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo.

Việt Nam nói việc bắt bớ và giam giữ đều theo Luật Hình sự chứ không phải liên quan đến tự do dân chủ nhân quyền gì cả.”

Tuy lúc nào cũng tuyên bố như vậy nhưng trên thực tế, theo ông Nguyễn Vũ Bình thì chính quyền không cho đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam hoặc các tổ chức phi chính phủ tham dự phiên toà xử người bất đồng chính kiến hoặc thăm gặp họ trong trại tạm giam.

Nếu phải che giấu thì chứng tỏ chế độ có vấn đề và không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông Nguyễn Vũ Bình lập luận.

Cựu tù nhân chính trị, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình cho biết ông và những người bất đồng chính kiến khác luôn đối diện với khả năng bị bắt và cầm tù mọi lúc mọi nơi chỉ vì phản biện các chính sách của Nhà nước hoặc đơn giản là trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Ông nói qua điện thoại:

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nói một đằng, làm một nẻo đối với quốc tế cũng như đối với dân chúng quốc nội… Bản thân tôi nói riêng, tôi không bao giờ tin tưởng vào luật pháp của nhà cầm quyền ộng sản Việt Nam.”

Ân xá Quốc tế là một trong nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối hồ sơ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng Việt Nam không xứng đáng trở thành thành viên của Hội đồng vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình và sẽ là “nhân tố phá hoại” nếu được bầu vào tổ chức này.

650710cookie-checkÂn xá Quốc tế: Việt Nam “hai mặt” trong ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc