Friday, October 18, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmCuộc chiến Nga-Ukraina và địa chính trị tương lai 

Cuộc chiến Nga-Ukraina và địa chính trị tương lai 

Nhã Hoàng

Bùi Chiến 

Lâu rồi cũng mới viết nha các bác , em thì thích viết về địa chính trị  hơn là 1 về 1 chủ đề nhỏ nhỏ , em định viết về TRUNG Quốc , Nga , Mỹ cơ vì đó mới là những đối tượng em nghiên cứu , nó ảnh hướng đên các vùng lãnh thổ , địa chính trị quan trong mà ảnh hưởng đến VN .

Chiến sự UCR cũng nên cập nhật 1 tý  các bác nhỉ ? tin tức thì các bác đọc nhiều rồi , em chỉ phân tích các diễn biến dạo gần đây thôi ;

UCR đã nhận được bom đạn chùm DPICM 155 mm , có lẽ cũng nhận được luôn bom chùm ( cần phân biệt bom chùm và bom bi nha các bác ) việc UCR nhận đạn DPICM 155mm ( ucraina đề nghị mỹ cấp ) là 1 đòi hỏi hết sức thông minh , đạn chùm 155mm dùng chống lại bọn đào hang dưới các tán rừng ven đô , tiêu diệt sinh lực địch dưới hào vốn là khắc tinh của hoả lực đạn nhọn bắn thẳng là rất hiệu quả  , trong bối cảnh đạn pháo 155mm của phương tây đang cạn kiệt thì việc chuyển sang đạn pháo DPICM 155mm là sự bổ sung rất quan trọng , mỹ có đến hàng triệu đơn vị đạn pháo và bom loại này , với khả năng bắn đạn qua các phương tiện pháo binh M777 và các phương tiện pháo tự hành mà UCR đang có , nó mang lại sức huỷ diệt trên diện rộng  có lựa chọn . tầm bắn xa hơn pháo nga , chính xác hơn nhờ những phương tiện dẫn bắn hiện đại .vì đạn có sẵn nên không cần đặt mua gì , chỉ việc chất lên tầu chở sang UCR là xong . và như các bác thấy đạn chùm 155mm đã đến UCR rất nhanh , 2 ngày hôm nay đã thấy có video quân Ucraina đã đưa vào sử dung .

Còn bom chùm thì em rất mong mỹ sẽ chuyển giao loaị CBU -97 , không được nhầm nhầm bom chùm với bom bi là vì nó nghĩ rằng khi nổ nó bắn ra các viên bi vonfram siêu cứng . 

Với các bom thế hệ như CBU-97 nó là công nghệ rất cao cấp về đầu đạn con cảm biến . 

Bom này chứa 10 quả đạn con BLU-108 , mỗi quả đạn con lại chứa 4 đầu đạn con cảm biến được gọi là skeets . Tấn công dùng phương  thức xuyên động năng . Tiêu diệt cả xe tăng . Thiết giáp. Phá hủy công sự , tiêu diệt bộ binh phạm vi rộng.

1 quả CBU -108  chứa 40 Skeets quét một khu vực 460 x 150 mét bằng cảm biến hồng ngoại và laser, tìm kiếm mục tiêu bằng cách khớp mẫu. Khi một con Skeet tìm thấy mục tiêu, nó sẽ bắn một thiết bị xuyên phá dạng nổ để tiêu diệt mục tiêu. Nếu một Skeet không tìm thấy mục tiêu, nó sẽ tự hủy ở độ cao 15 mét so với mặt đất ,  nếu điều này không thành công, bộ hẹn giờ dự phòng sẽ vô hiệu hóa Skeet. Các tính năng này nhằm tránh thương vong dân sự sau này do bom, đạn chưa nổ và đạt  đến tỷ lệ bom chưa nổ dưới 1%. Hiệu quả của bom đạt 99, 90% kích nổ ngay sau khi được kích hoạt .

Khi CBU-97 tiếp cận điểm ngắm được chỉ định của nó, lớp vỏ bị cắt thành ba tấm bằng một lượng chất nổ nhỏ ,  dòng khí nóng làm bong  các tấm bảo vệ  này, để lộ 10 quả bom, đạn con BLU-108. Một túi khí đẩy 5 quả bom, đạn con phía trước, sau đó là 5 quả ở khoang phía sau. Theo một mốc thời gian định sẵn, các quả bom, đạn con bung dù sao cho chúng cách nhau khoảng 30 mét . Sau đó, mỗi quả bom, đạn con được tách khỏi  máng của nó, bắn một động cơ tên lửa dừng quá trình hạ xuống của nó và quay nó trên trục dọc . đồng thời thả các Xiên lệch nhau 90 độ theo từng cặp. Mỗi chiếc Xiên  quay tạo ra một chuyển động hình nón cho phép nó quét một khu vực hình tròn trên mặt đất. cảm biến Lazer phát hiện những thay đổi về độ cao địa hình , chẳng hạn như đường viền của xe. Đồng thời, các cảm biến hồng ngoại phát hiện các dấu hiệu nhiệt, chẳng hạn như các dấu hiệu phát ra từ động cơ của xe. Khi phát hiện sự kết hợp giữa các đường chiều  cao và dấu hiệu nhiệt biểu thị của mục tiêu, Skeet sẽ phát nổ, bắn ra một thiết bị xuyên giáp dạng nổ (EFP), một thiết bị xuyên động năng , xuống mục tiêu ở tốc độ cao, đủ để xuyên qua lớp giáp và phá hủy bất kể là thiết bị bọc giáp kiểu gì .

Đây là 1 loại bom, đạn con rất thông minh,  tấn công diện rộng .Mỗi quả bom có thể  xuyên phá, càn quét trên diện tích 61.000 m vuông .

Đây là 1 giải pháp phải nói là rất cực đoan cho cuộc chiến bởi mức độ tàn phá rất lớn của bom chùm Mỹ , 1 máy bay như cường kích SU -25 đã đủ sức mang 1 lần 2 trái , nó ném 1 vị trí tập kết binh lực thì phải nói , ở diện tích 60 ngàn m vuông sẽ như bề mặt mặt trăng , không có gì cao hơn mặt đất và phát ra nhiệt mà thoát được đòn tấn công như vậy. lối đi này là cực đoan và rất thảm khốc về mặt tốc độ công kích .

Bây giờ hiện có 13 nước phương Tây đồng ý kí kết các hiệp ước song phương nhằm đảm bảo an ninh cho Ukraine. Nếu con số này tới 30 nước thì có nghĩa là Ukraine sẽ ở trong NATO mà ko cần gia nhập NATO. Đây là một hình thức lách luật mà NATO đề ra trước đó là ko kết nạp một thành viên đang có tranh chấp lãnh thổ với nước khác. Có nghĩa là Nga ko thể kéo dài chiến tranh mãi mãi để ngăn cản Ukraine gia nhập NATO. Châu âu trong 10 năm tiếp theo sẽ dựa vào sự đổi mới của ucraina, Thụy Điển, ba lan , Anh quốc làm trung tâm cho quyền lực chính trị trên lục địa già . ucraina với những thời vận mới trong 10 năm tới sẽ tuyệt đối trở nên tiền đồn quan trọng có tiếng nói trên toàn bộ khu vực đông âu và trung á . ucraina bước ra cuộc chiến với tư cách 1 dân tộc chiến thắng đại Nga  , tiếng nói rất lớn từ chính trị đến quân sự. Ucraina đủ nguồn lực về tài nguyên để hấp dẫn châu âu và mỹ đổ tiền vào tái thiết đất nước. 1 quốc gia lớn nhất châu âu và giàu tài nguyên như ucraina được dẫn dắt toàn những lãnh đạo trẻ thì chả mấy chốc nó sẽ là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho châu âu và nắm giữ con đường huyết mạch của nga vào châu âu ( cái này bài sau em xẽ nói rõ hơn ) . Mô hình nhà nước Ucraina có lẽ sẽ như mô hình của phần lan , chứ không theo mô hình kinh tế , và thể chế như Đức hoặc Anh .

Chiến trường Ucraina nơi đối đầu của phương thức tác chiến hiện đại và lối đánh thế chiến . 1 nghịch lý của chiến tranh hiện đại đang đặt ra rằng, số lượng có quan trọng không khi vũ khí ngày càng chính xác và thông minh ? 

Chúng ta nhận ra rằng, số lượng vẫn rất quan trọng . ít nhất là về mặt tinh thần và là đòn bẫy cho việc ra quyết định của các cấp chỉ huy . 

Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm gọi là  “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA). Ngay các lực lượng quân sự dày dặn kinh nghiệm như quân đội Israel cũng đồng ý với điều này. Các tướng lĩnh cao cấp của Israel tin rằng quá trình điều động các nhóm quân theo đội hình lớn sẽ không còn là một phần quan trọng của các cuộc chiến tranh tương lai nữa. “Chiếm đóng lãnh thổ sẽ bị xem là không còn cần thiết, và thậm chí là…phản tác dụng”. Chiến thắng của Azerbaijan trước Armenia vào năm 2020 đã một lần nữa khẳng định sự thống trị của các loại vũ khí chính xác so với lục quân, họ nhận xét  “chúng tôi nhận thấy các khái niệm chiến tranh kiểu cũ, ví dụ như tiến hành các trận đấu tăng lớn trên lục địa Châu Âu, đã trở nên lỗi thời”. “Chúng ta sẽ phải đầu tư vào những thứ khác tốt hơn như tác chiến mạng – đây sẽ là những thứ quyết định tương lai chiến tranh. Và rồi tất cả những điều đó đều được Nga thể hiện ngược lại ở chiến trường Ucraina , cuộc chiến đang xảy ra là một bài học nhãn tiền về chiến tranh tiêu hao kiểu cũ: một cuộc xung đột về nhân lực, sắt thép và thuốc nổ ở quy mô công nghiệp. Nga được cho là đã phải hứng chịu hơn 200.000 thương vong. Con số này lớn hơn gấp bốn lần số thương vong của Liên Xô tại Afghanistan, cuộc chiến vốn kéo dài một thập kỷ. Con số này cũng lớn gấp hơn 2,5 lần tổng số binh lính của lục quân Anh. Hơn 20.000 binh lính Nga tử trận chỉ trong vòng từ tháng 12 năm 2022 cho tới tháng 4 năm 2023, theo các nguồn thông tin từ Mỹ, hầu hết là ở trong và xung quanh Bakhmut. Kể từ cuộc tấn công Basra thảm hoạ của Iran vào năm 1987, chưa từng có một đội quân nào mất nhiều binh lính trong một thời gian ngắn tới như vậy, với kết quả nhận lại hầu như không có gì. So sánh cuộc chiến hiện tại với Thế chiến thứ nhất có phần hơi khập khểnh : quân đội Anh giai đoạn đó đã bắn hơn 200.000 quả đạn pháo mỗi ngày cho tới trước chiến dịch tấn công Somme vào năm 1916, so sánh với con số ước tính của Ukraine cho số đạn pháo mà quân đội Nga đã sử dụng giai đoạn cao điểm mùa hè vừa qua là 60.000 quả. Thế nhưng tốc độ tiêu hao đạn dược đã vượt quá dự báo cũng như khả năng sản xuất trước chiến tranh (khiến cho nòng pháo bị nóng chảy), phơi bày những lỗ hổng chết người của công nghiệp phương Tây. Đạn dược giống như xi măng .Người dùng không thường xuyên sử dụng chúng, nhưng khi họ cần sử dụng tới thì lại cần một số lượng khổng lồ. Cuộc phản công của Ukraine đã không thể xảy ra nếu không có nguồn cung đạn pháo dồi dào từ Hàn Quốc. 

Mức độ phá huỷ không thể tưởng tượng được cả về vật chất lẫn nhân mạng, trên một vùng không gian dày đặc chiến hào, không phải những gì mà các chuyên gia công nghệ quân sự mường tượng trong đầu khi họ nói về RMA. Loại vũ khí tối thượng của cuộc chiến, những khẩu pháo, hoàn toàn không phải là thứ gì đó xa lạ với một binh sĩ thời Napoleon. Thứ khiến Nga phải chùn bước ở phía bắc Kyiv là hai lữ đoàn pháo binh khai hoả tất cả những gì mà họ có, hằng ngày. Ukraine đóng vai trò là một lời nhắc nhở đanh thép với ý tưởng cho rằng công nghệ luôn luôn chiếm ưu thế so với số lượng: rằng chất lượng có thể thay thế cho số lượng,  nói một cách chua chát  rằng: Không ai có thể dùng không gian mạng để vượt qua một con sông, băng qua chiến hào rộng 3 mét mà không dùng đến cơ giới . Thế nhưng nghịch lý của chiến tranh là ở chỗ số lượng và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thậm chí chiến thuật sử dụng pháo binh cũng cho thấy điều này. Nhiều tuần trước cuộc xâm lược, Mỹ gửi cho Ukraine các quả đạn pháo Excalibur. Trong mỗi đầu đạn đều được tích hợp các con chíp nhỏ và đơn giản giúp chúng có thể tiếp nhận tín hiệu GPS từ mạng lưới vệ tinh dẫn đường của Mỹ. Trong khi Nga phải dựa vào việc bắn phá cấp tập một khu vực địa lý rộng lớn, thì các pháo thủ Ukraine lại sử dụng pháo binh một cách chính xác hơn. Mỗi quả đạn bắn ra đều “hiệu quả một cách không tương xứng. Các pháo thủ không những có thể tiêu diệt mục tiêu một cách đáng tin cậy hơn, mà họ còn có thể giảm số lượng đạn cần thiết, và qua đó giảm thiểu gánh nặng hậu cần (đạn pháo thì thường khá nặng).

Các thiết bị bay không người lái (hay drone) là trái tim của tấn công chính xác bộ trưởng bộ chuyển đổi số Ucraina( mới sinh năm 91 )đã có cách tiếp cận chiến trường hết sức thông minh và mang tính thời sự . Hiện tại thì trên bầu trời đầy rẫy các loại drone: trong trận Bakhmut vào mỗi thời điểm xác định đều có 50 drone hoạt động cùng một lúc. Khoảng 86% khả năng chỉ thị mục tiêu của Ukraine là tới từ drone . Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc chiến, một số đơn vị pháo binh Nga, vốn sở hữu drone của chính họ mà không phụ thuộc vào tổng hành dinh, đã có thể tấn công trong vòng từ 3 tới 5 phút sau khi phát hiện ra mục tiêu. Những đơn vị không sở hữu drone phải tốn khoảng nửa giờ đồng hồ để tấn công mục tiêu, và với độ chính xác thấp hơn. Drone là hoàn toàn có thể thay thế và có tuổi thọ ngắn: khoảng 90% số drone được sử dụng bởi quân đội Ukraine tứ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 2022 đều bị tiêu diệt, Dòng đời trung bình của drone cánh bằng vào khoảng 6 giờ bay; còn với drone cánh quạt đơn giản hơn thì khoảng 3 giờ. 

Quân đội các nước phương Tây từ lâu đã khao khát thực hiện một hình thức chiến tranh đặc biệt trong đó rất nhiều các loại cảm biến (từ video, ảnh nhiệt, sóng radio, v/v) có khả năng phát hiện mục tiêu, chuyển dữ liệu cho các phương tiện bắn phù hợp nhất, bất kể đó là pháo binh, tên lửa hay tàu chiến, và tạo ra một “kill chain” – hay sử dụng một thuật ngữ mới được sáng tạo gần đây, “kill web” – với sự hiệu quả và tốc độ chưa từng thấy. Đây chính là tầm nhìn của tổ hợp trinh sát-tấn công Liên Xô cũng như của RMA: một chiến trường hoàn toàn minh bạch và bán tự động , điều này duy nhất có Mỹ tích hợp được vào mạng lưới chiến tranh , như đã nói ở những bài trước , Mỹ gọi đó là tác chiến lấy mạng làm trung tâm . Ukraine chưa đạt đến mức độ đó và Nga cũng không đủ tầm để tiến hành 1 cuộc chiến như vậy bất kể trong phạm vi rộng cấp chiến dịch hay hẹp cấp chiến thuật . Ucraina đang là nơi thử nghiệm công nghệ, và để cho chúng ta thấy được khả năng của các loại công nghệ ấy. Một drone đang quay phim vị trí của quân Nga. Nếu người điều khiển drone phát hiện một xe tăng, anh ta có thể đánh dấu vị trí của chiếc xe tăng đó lên Kropyva, một ứng dụng (app) do chính người Ukraine tạo ra. Thông qua app này vị trí của chiếc xe tăng được chia sẻ cho mọi khẩu đội pháo binh có mặt ở khu vực. Hệ thống đó, đôi khi được gọi là Uber của pháo binh, kéo giảm thời gian tác chiến từ khoảng chục phút xuống còn vài phút, và chỉ vài phút đó thôi là đã đủ để quyết định thành công hay thất bại. Kết nối số giữa “cảm biến” và “phương tiện bắn” đang ngày càng được hoàn thiện hơn

Quá trình số hoá phần cứng phản ánh sự va chạm giữa các phương thức chiến tranh mới và cũ. Hầu hết vũ khí mà Ukraine nhận được là đồ cũ, ví dụ như các khẩu pháo của Mỹ hay các dàn phóng tên lửa Liên Xô vốn được thiết kế từ trước khủng hoảng tên lửa Cuba, hay chúng bị tháo bỏ các bộ phận nhạy cảm, Ukraine đang tiên phong trong việc biến đống sắt thép từ thời chiến tranh Lạnh thành một thứ gì đó có thể kết nối với nhau và là một phần của chiến tranh thuật toán. Ukraina đang có năng lực mà ngay cả lực lượng vũ trang Anh phải mất nhiều năm nữa mới đạt được .

Ở cấp độ chiến thuật, Nga đang tiến hành một hình thức của chiến tranh mạng lưới (networked warfare). Sau khởi đầu chậm chạp, Nga hiện nay đã áp dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát được vi tính hoá để kết nối các drone và khẩu đội pháo binh với nhau. Nga cũng sở hữu khả năng tình báo con người (ví dụ như hệ thống gián điệp) tốt và hệ thống vệ tinh của riêng mình mặc dù không giúp ích được nhiều . Thế nhưng cuộc chiến cho thấy chỉ có tình báo không thì chưa đủ:Nga  phải có khả năng sử dụng thông tin tình báo một cách hiệu quả. Việc không quân Nga thất bại trong nhiệm vụ tiêu diệt phòng không Ukraine trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không chỉ do huấn luyện và chuẩn bị kém cỏi, mà còn bởi vì tình báo quân đội Nga đã phải tiêu tốn hai ngày hoặc hơn để chuyển thông tin mục tiêu tới trung tâm chỉ huy ở Moscow, và sau đó là tới các máy bay chiến đấu. Với khoảng thời gian lâu như thế, mục tiêu về cơ bản đã không còn ở vị trí ban đầu. Thậm chí 16 tháng sau khi cuộc chiến xảy ra, quân đội Nga vẫn đang vật lộn với việc tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu di động.

Các tướng lĩnh  hoạch định quốc phòng Ukraine, ngược lại, đang tiến hành một cuộc “chiến tranh được dẫn dắt bởi dữ liệu” (data-driven combat) với tốc độ và sự chính xác mà ngay cả NATO cũng chưa đạt tới, Một phần của thành công đó tới từ các công cụ như Kropyva và Delta. Các công ty như Palantir, một công ty công nghệ Mỹ, đã sử dụng công nghệ AI tân tiến nhất để hỗ trợ Ukraine tìm ra các mục tiêu có giá trị cao. Một sĩ quan cảnh sát Ukraine đã có thể định vị binh sĩ Nga chỉ đơn giản bằng cách nghe lén 1.000 cuộc hội thoại mỗi ngày (con số này hiện nay đã cao hơn). Nếu họ tìm thấy một viên tướng, thông tin được chia sẻ trên một nhóm WhatsApp có liên quan. Lên phương án và tiêu diệt mục tiêu , Một cách đối phó với vấn đề trên là quay lại sử dụng những phương thức có tuổi đời hàng thế kỷ. Các chiến hào và công sự trải dài hàng cây số khắp phía đông Ukraine. Nguỵ trang là một chiến thuật khác, mặc dù nguỵ trang đã trở nên ngày càng thiếu hiệu quả do sử dụng phối hợp các khí tài cảm biến: màn chắn nhiệt có thể chống lại các loại camera hồng ngoại, thế nhưng radar vệ tinh có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan tới bánh xe vốn có thể dẫn tới vị trí đang cần được che dấu. Phương thức tốt nhất để tồn tại, chỉ đơn giản là phân tán và di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát hiện mục tiêu của kẻ địch. Thậm chí ngay cả các toán biệt kích Ukraine hoạt động ở quy mô các nhóm có số lượng nhỏ cũng có thể bị drone của Nga phát hiện nếu họ dừng lại một chỗ quá lâu. Chính vì điều này . các cuộc tấn công của Ucraina rất nhanh, họ thực hiện chiến thuật liên tục di chuyển cả các đoàn xa vân tải nhu yếu phẩm , hậu cần của Ucraina chơ động rất tốt , rất hiếm khi có các trại lớn tập kết quân nhu bị phát hiện .khả năng vận động chiến của Ucrraina đến từ khả năng trinh sát tuyến đường rất tốt của các phương tiện trinh sát tầm cao và thông tin tình báo kịp thời . mức độ cơ giới hoá trong công tác hậu cần Ucraina đang là cao nhất trong 30 năm chiến tranh khu vực . Nguy cơ kể trên được phản ánh ở một chiến trường thưa thớt một cách đáng kinh ngạc . Tại Ukraine khoảng 350.000 binh lính Nga được triển khai ở tiền tuyến trải dài 1.200 cây số – khoảng 300 người mỗi cây số và, trong một số thời điểm vào năm ngoái, con số chỉ còn khoảng một nửa. Con số kể trên chỉ bằng một phần mười con số trung bình ở cùng một khu vực trong Thế chiến thứ hai. Các tiểu đoàn hàng trăm người được triển khai ở những khu vực mà trước đây đã từng in dấu giày của cấp độ  lữ đoàn với quân số hàng nghìn quân .

Kết quả là một nghịch lý đã xuất hiện. Chiến tranh chính xác cao có thể giúp chống lại một số lợi thế của chiến tranh dựa trên số lượng: Ukraine bị áp đảo 12 trên 1 ở phía bắc Kyiv. Tuy nhiên nó cũng có thể bổ trợ cho số lượng. Xác định mục tiêu dựa trên phần mềm giúp tiết kiệm từ 15-30% số lượng đạn pháo . Thế nhưng những gì mà năng lực tấn công chính xác không làm được, , thì số lượng sẽ làm được. Ý tưởng đằng sau khái niệm “tổ hợp trinh sát-tấn công” của Liên Xô hay RMA của Mỹ là chiến thắng bằng cách làm tê liệt kẻ địch, chứ không phải là làm bào mòn năng lực của chúng. Thế nhưng dường như không có cách nào để có thể thoát khỏi chiến tranh tiêu hao. Chiến tranh mà không chi tiêu quá nhiều tiền bạc  là một sự ảo tưởng. Nhiều người kỳ vọng rằng cuộc xâm lược của Nga sẽ là chiến dịch Bão táp Sa mạc thứ hai,  Nhưng Hoá ra nó lại là một cuộc chiến Iran-Iraq thứ hai .

Tất cả những điều này cho thấy rằng , nga sẽ không thể bị đánh bại 1 cách đơn giản trên các chiên hào  của  mình , thương vong Nga được bù vào số lượng lính nhập ngũ ngay sau đó , hao binh chưa bao giờ là vấn đề của Nga cả về quá khứ lẫn hiện tại , nhưng chắc chắn rằng , nga khôn thể chiến thắng trong cuộc chiến này . nhưng liệu phương tây có thích hoặc cần 1 chiến thắng về mặt quân sự của Ucraina trước Nga hay không ?

1 nước nga quá yếu ớt , sẽ dựa vào Trung Quốc , 1 nước nga chai 5 xẻ 7 là điều phương tây không mong muốn , nó là 1 nguy cơ rất lớn cho cả Châu Âu và Mỹ . năm 1991 khi Nga giải thể mỹ đã phải cuống cuồng làm dịu với nga , cấp vốn , xoá nợ và hỗ trợ Nga thay đổi cơ cấu sản xuất . tất cả là bởi vì Mỹ không thể để 6 ngàn đầu đạn hạt nhân của Nga bị đưa ra khỏi đất nước . Hậu quả của việc Nga thua tại Ukraine sẽ khiến châu Âu và Mỹ phải đối mặt với những thách thức mang tính nền tảng. Giả sử một ngày nào đó Nga buộc phải rút quân, thì việc xây dựng lại Ukraine, với mục tiêu chính trị là chào đón nước này gia nhập EU và NATO, sẽ là một nhiệm vụ nặng nề. Và phương Tây không được để Ukraine thất bại một lần nữa. Mặt khác, một hình thức kiểm soát yếu của Nga đối với Ukraine có thể đồng nghĩa với việc xuất hiện một khu vực giao tranh liên tục, có nhiều rạn nứt, bất ổn, với cơ cấu quản lý hạn chế hoặc không có, nằm ngay phía đông biên giới của NATO. Đáng lo ngại không kém là viễn cảnh về một nước Nga bị suy yếu và bị sỉ nhục, âm thầm dồn nén những cảm xúc phục thù giống như những gì đã nổi lên ở Đức sau Thế chiến 1. Nếu Putin duy trì quyền lực của mình, Nga sẽ trở thành một quốc gia bị bài xích, một siêu cường bất hảo với một đội quân bị hạ cấp, nhưng kho vũ khí hạt nhân thì vẫn còn nguyên. Tội lỗi và vết nhơ của cuộc chiến Ukraine sẽ ở lại với chính trường Nga thêm vài chục năm, hiếm khi nào một quốc gia thu được lợi ích từ một cuộc chiến họ đã thua. Sự vô ích của những chi phí bỏ ra cho cuộc chiến đó, thương vong nhân mạng, và sự suy giảm vị thế địa chính trị sẽ xác định con đường cho nước Nga và cho chính sách đối ngoại Nga trong nhiều năm tới, và sẽ rất khó để hình dung một nước Nga tự do trỗi dậy sau những gì khủng khiếp của cuộc chiến này. Ngay cả khi Putin mất đi quyền lực ở Nga, nước này cũng khó có thể trở thành một nền dân chủ thân phương Tây. Họ có thể bị chia tách, đặc biệt là ở Bắc Caucasus. Hoặc cũng có thể trở thành một chế độ độc tài quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân. Các nhà hoạch định chính sách sẽ không sai khi hy vọng về một nước Nga tốt đẹp hơn, và về cái ngày mà một nước Nga thời hậu Putin có thể thực sự hội nhập vào châu Âu. Họ nên làm những gì có thể để tạo điều kiện cho khả năng này, ngay cả khi họ chống lại cuộc chiến của Putin. Sau cuộc chiến này , phương tây phải tạo mọi điều kiện để Nga gia nhập vào khối thịnh vượng Châu Âu dưới hình thức này hay hình thức khác , không thể cô lập Nga để nga tạo mầm mống thù hằn như đế chế Đức đã làm trong những năm 1930 . 

Lịch sử đã chỉ ra rằng việc xây dựng một trật tự quốc tế ổn định là vô cùng khó khăn, nếu có một cường quốc theo khuynh hướng phục thù, bị sỉ nhục ở vị trí trung tâm của nó, đặc biệt là một cường quốc với tầm cỡ của Nga. Để xây dựng trật tự, phương Tây sẽ phải áp dụng cách tiếp cận liên tục cô lập và ngăn chặn. Giữ Nga ở thế yếu, và giữ Mỹ ở lại cùng mình sẽ trở thành ưu tiên đối với châu Âu trong một kịch bản như vậy, bởi châu Âu phải gánh trọng trách chính trong việc quản lý một nước Nga bị cô lập sau cuộc chiến thất bại ở Ukraine. Về phần mình, Mỹ  muốn tập trung vào Trung Quốc. Còn Trung Quốc có thể cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với một nước Nga đang suy yếu – từ đó dẫn đến việc hình thành một liên minh cùng sự thống trị của Trung Quốc mà phương Tây muốn ngăn chặn vào đầu những năm cảu thế kỹ 21. Nếu một ngày nào đó, Mỹ và châu Âu có thể giúp khôi phục chủ quyền của Ukraine, và nếu họ có thể đồng thời thúc đẩy Nga và Trung Quốc chia sẻ cùng một nhận thức về trật tự quốc tế, thì sai lầm lớn nhất của Putin sẽ trở thành một cơ hội cho phương Tây. Nhưng Nga là Nga và Trung Quốc là Trung Quốc , sự khác biệt trong sức mạnh kinh tế quân sự và khao khát địa chiến lược của Trung Quốc sẽ lấn át bài học của Nga ở Ucraina . sớm thôi , 2 nền tư tưởng Mỹ và trung Quốc sẽ gặp nhau ở Châu Á thái bình dương , và điều gì đến tất yếu lịch sử đã chứng minh , sự va chạm của những nền văn minh sẽ tiếp tục trong những năm tới…

23.7.2023

#Russia #RussianInvasion 

#RussoUkrainianWar #UkraineRussiaWar 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular