Monday, December 23, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGNgười Hong Kong sợ hãi sự man rợ của luật an ninh...

Người Hong Kong sợ hãi sự man rợ của luật an ninh mới.

Bộ máy an ninh nhà nước của Trung cộng phần lớn là hoạt động trong bóng tối trong khi lãnh đạo cộng đảng, Xi Jinping, đã mở rộng thế lực này trong nhiều năm gần đây thành một lực lượng chống lại các mối đe dọa đến sự cai trị của đảng, trật tự công cộng và đoàn kết quốc gia.

Hong Kong có thể thay đổi điều bí mật này.

Dưới đạo luật an ninh quốc gia đã có hiệu lực trong tuần này, Trung cộng sẽ lập trụ sở an ninh công khai ở Hong Kong để đàn áp những gì chống đối lại sự cai trị của đảng. Đạo luật này cho phép bọn đặc vụ được điều tra các trường hợp, thu thập thông tin tình báo và giám sát thực thi pháp luật trong nhà trường, cơ quan báo chí và các tổ chức xã hội. Cho đến nay, đặc vụ Trung cộng luôn hoạt động bí mật ở Hong Kong.

“Khi tôi bị bắt cóc đến Trung cộng, họ đã thực hiện bí mật. Giờ thì họ có thể làm một cách công khai,” Lam Wing-kee, một chủ nhà sách bị bắt cóc năm 2015 và bị đưa đến đại lục Trung cộng, nói. Ông cho biết bọn đặc vụ đã giam cầm ông trong 5 tháng và thẩm vấn về việc phát hành những quyển sách viết những chuyện đồn thổi về Xi và những lãnh đạo cộng đảng khác.

“Giờ đây các cơ quan an ninh quốc gia Trung cộng có sự hợp thức hóa ở Hong Kong, về cơ bản Hong Kong sẽ không có gì khác với bất kỳ vùng đất nào của Trung cộng,” Lam, hiện đang sống ở Đài Loan, nói.

Đạo luật mới cho Hong Kong này đã gây chỉ trích vì đưa ra các tội danh được định nghĩa mơ hồ như khai và thông đồng có thể được dùng để đàn áp phản kháng. Hôm thứ tư, trong cả ngày đầu tiên đạo luật có hiệu lực, cảnh sát Hong Kong đã phô diễn sức mạnh mới bằng cách bắt bớ những người biểu tình ôn hòa vì bị cho là thách thức lại sự cai trị của Trung cộng trên vùng lãnh thổ này.

Đạo luật này cũng mở rộng một nhà nước công an trị của Trung cộng vào Hong Kong, và sẽ hoạt động vượt khỏi sự giám sát chặt chẽ của hệ thống luật lệ và tòa án đặc khu. Việc bắt đầu tấn công vào tính chất bất khả xâm phạm của tòa án và luật pháp báo hiệu những thay đổi quyết liệt đối với lãnh thổ này, nơi được xem là một ốc đảo của chế độ pháp quyền.

Đối với Xi, Hong Kong là kết quả của một bước đi mang tính logic trong việc mở rộng sự kìm kẹp của cộng đảng lên xã hội. Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Xi đã giám sát cuộc đàn áp để dập tắt những bất đồng chính trị, các cuộc biểu tình của người lao động, các hoạt động của sinh viên, và những bất ổn sắc tộc ở Tibet và Xinjang, các chuyên gia cho biết.

“Có rất nhiều điểm tương đồng giữa những điều Trung cộng đang có trong đại lục và những điều chúng đang áp đặt lên Hong Kong,” Ryan Hass, một thành viên của Viện nghiên cứu Brookings, nói. Khi Hass phụ trách về Trung cộng tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ năm 2013 đến 2017, ông đã có quan hệ với nhiều thành viên trong bộ máy an ninh quốc gia của Trung cộng.

“Chúng như những đám mây lơ lửng trên đầu xã hội,” Hass nói. “Chúng có thể quyết định khi nào thì mặt trời được phép mọc lên và khi nào thì che cả bầu trời.”

Các lãnh đạo cộng đảng nhìn vào Hong Kong, một cựu thuộc địa Anh quốc, như một vùng đất chịu ảnh hưởng của Phương Tây đầy nguy hiểm, chống đảng và những kẻ ly khai phản nghịch ở cực nam Trung cộng. Sau khi bàn giao cho Trung cộng năm 1997, Hong Kong vẫn giữ hệ thống pháp luật cùng các quyền tự do dân sự của riêng mình.

Đám cầm quyền Trung cộng e ngại và thất vọng càng tăng cao vào năm ngoái khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã vùi dập Hong Kong nhiều tháng liền, đôi khi nổ ra những cuộc đối đầu bạo lực với cảnh sát.

“Hong Kong được xem là một mắc xích yếu nhất trong an ninh quốc gia của cả Trung cộng,” Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Hoa của Trung tâm Stimson, từng nghiên cứu về hệ thống an ninh quốc gia của Trung cộng, nói. “Khi người Hong Kong biểu tình ngoài đường phố, điều này ngay lập tức làm cho Bắc Kinh cảm thấy tồi tệ, vì những người này đang đặt ra các câu hỏi về chế độ độc tài Trung cộng.”

Một cuộc họp của cộng đảng vào tháng mười đã gợi lên một đề xuất mập mờ về việc tạo ra hệ thống an ninh quốc gia cho vùng lãnh thổ này, khiến những người ngoài đảng tự hỏi là Xi đang nghĩ gì. Đạo luật được ban hành trong tuần này đã cho thấy việc mở rộng hiện diện của an ninh Trung cộng ở Hong Kong với quy mô làm nhiều người kinh ngạc.

Đạo luật này đã thiết lập rất nhiều cơ quan mới ở Hong Kong để thực thi các quy định chống lại việc thách thức sự cai trị của Trung cộng, ngay cả với phương cách ôn hòa.

Các cơ quan này gồm một ủy ban an ninh quốc gia nằm trong chính phủ Hong Kong, và các đơn vị nằm trong cảnh sát địa phương cùng các văn phòng công tố để xử lý các trường hợp dưới đạo luật mới này.

Trung cộng đã bổ nhiệm một cố vấn an ninh quốc gia cho Carrie Lam, lãnh đạo Hong Kong, đó là Luo Huining, lãnh đạo văn phòng đại diện Bắc Kinh tại Hong Kong. Luo khét tiếng là một kẻ cứng rắn ở đại lục.

Bắc Kinh sẽ thành lập văn phòng an ninh của riêng mình trong đặc khu này, bổ sung viên chức Trung cộng đại lục vào. Văn phòng này sẽ do Zheng Yanxiong lãnh đạo, một quan chức cấp cao của cộng đảng trong tỉnh Guangdong, nhà cầm quyền cho biết hôm thứ sáu.

“Họ sẽ đe nẹt những hoạt động của các tổ chức NGO và các nhóm xã hội khác,” Willy Wo-Lap Lam, một học giả về chính trị Trung cộng của trường Đại học Trung văn Hong Kong, nói. “Chỉ cần biết là họ ở đó sẽ có tác dụng của riêng nó.”

Bắc Kinh đã thô bạo bác bỏ các chỉ trích, ít nhiều nói với người Hong Kong phải quen dần với chính sách mạnh mẽ và can thiệp nhiều hơn nữa để duy trì trật tự sau tình trạng bất ổn hồi năm ngoái.

Đạo luật mới này cũng cho phép nhà cầm quyền truy tố những người phạm tội chính trị từ nước ngoài, gây ra khả năng đáng ngại rằng các di dân Hong Kong đang sống ở Anh quốc hoặc Canada, có thể sẽ bị bắt bớ nếu quay về Hong Kong sau khi tham gia biểu tình ôn hòa ở những quốc gia họ đang cư ngụ.

“Chính quyền trung ương có quyền và trách nhiệm sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia,” Zhang Xiaoming, phó giám đốc văn phòng chính phủ của Trung cộng tại Hong Kong, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh vào tuần này. Khi được hỏi về các biện pháp trừng phạt do các nước Tây Phương áp đặt, Zhang nói: “Chuyện này thì liên quan gì đến các bạn? Đây hoàn toàn là việc nội bộ của chúng tôi.”

Tuy nhiên, quan niệm của Trung cộng về “an ninh quốc gia” rất khác với khái niệm theo tiêu chuẩn của Phương Tây là tập trung vào khủng bố, các nguy cơ từ bên ngoài và sự đối đầu ngoại giao. Ở Trung cộng, thuật ngữ của nó, guojia anquan, cũng có nghĩa là “an ninh của nhà nước,” và chính sách chính thức là tập trung nhiều hơn vào các nguy cơ trong nước và bảo vệ cộng đảng.

Ủy ban an ninh quốc gia trung ương của Trung cộng, mà Xi lần đầu triệu tập vào năm 2014 để lèo lái việc hoạch định chính sách, do lãnh đạo cộng đảng kiểm soát, chứ không phải là chính phủ dân sự, làm cho ủy ban này – cũng giống quân giải phóng nhân dân – là cơ quan quyền lực trực tiếp của đảng.

“Khái niệm của Trung cộng về an ninh quốc gia đã vượt xa những điều mà chính sách đối ngoại bình thường có thể sẽ á dụng,” Sun của Trung tâm Stimson nói. “Điểm khởi đầu then chốt chính là an ninh chế độ.”

Thậm chí theo các tiêu chuẩn kín đáo của Trung cộng, thì các cơ quan an ninh của họ là cực kỳ bí mật.

Bộ An ninh nhà nước, nơi điều tra các vụ an ninh quốc gia nghiêm trọng và thu thập tin tức tình báo trong và ngoài nước, hiếm khi đưa ra các bình luận công khai và không có số điện thoại để trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ủy ban an ninh quốc gia hiếm khi xuất hiện trước công chúng, và những manh mối về các hoạt động của ủy ban này phải được tìm rải rác trên các trang web của nhà cầm quyền địa phương, đôi khi là những ghi chép về các cuộc họp và các chỉ thị của họ.

Cuộc họp mới nhất của ủy ban này đã là vài tháng trước, khi Trung cộng vật lộn với việc quản trị khủng hoảng Wuhanvirus. Xi triệu tập cuộc họp để tập trung vào các mối đe dọa mà Trung cộng đang đối mặt trong lúc cả thế giới bị đại dịch tấn công, theo một bài báo ngắn trên trang web của nhà cầm quyền.

“Chúng ta đang phải đối đầu với ngày càng nhiều những nguy cơ về an ninh phi truyền thống,” Chen Wenqing, bộ trưởng an ninh quốc gia Trung cộng, viết trong một bài báo cho tạp chí cộng đảng vào tháng tư, là một trong những tuyên bố công khai hiếm hoi của Chen. “Đối mặt với những âm mưu của các thế lực thù địch trong cũng như ngoài nước thách thức lại các quyền lợi cốt lõi của chúng ta, chúng ta phải xác định rõ lập trường và không ngại ngần thể hiện quyền lực của mình.”

Ở Trung cộng, các mối ưu tiên cho an ninh quốc gia ngày càng trở nên nổi bật trong tuyên truyền.

Xi đã tạo ra Ngày giáo dục an ninh quốc gia, vào mỗi tháng tư, để cảnh báo dân chúng chống lại gián điệp và phá hoại, bao gồm các điệp viên nước ngoài được mô tả là hay dụ dỗ các mục tiêu bằng những bữa ăn tối đầy lãng mạn (hahaha, dịch đến đây mắc ói ghê). Nhà cầm quyền địa phương tổ chức các cuộc điều tra để đảm bảo rằng công ty và nhà máy không rò rỉ bí mật. Trường đại học và cao đẳng thường xuyên báo cáo về các khuynh hướng ý thức hệ giữa sinh viên và giáo viên.

Đạo luật này ở Hong Kong cũng kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn trường học, hãng truyền thông, báo mạng và hiệp hội. Những người phản đối đạo luật nói rằng các cố vấn từ Bắc Kinh có thể đưa vào – có thể bằng cách âm thầm hơn – một số chiến thuật theo dõi và gây áp lực được sử dụng ở Trung cộng để kìm chế những người bị xem là gây rối tiềm năng.

“Chúng tôi đã từng nghĩ đến một loại “công an chìm” chẳng hạn,” Nathan Law, một gương mặt lãnh đạo nổi tiếng các cuộc biểu tình ở Hong Kong, nói trong một tuyên bố do Hội đồng Dân chủ Hong kong phát đi. “Giờ đây đó là một nỗi sợ hãi rất thực.”

Law sau đấy nói trong một bài đăng tải trên Facebook rằng đã vượt thoát khỏi Hong Kong vì e sợ luật an ninh này. Law không tiết lộ là đã đến quốc gia nào.

——————————–

Nguồn: Bài của Chris Buckley trên The New York Times, người dịch đặt tựa.
Ảnh của Lam Yik Fei trên The New York Times.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular