Hưng Phạm Ngọc
Điểm cuối chuyến hải hành của con tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào hạ tuần tháng Tư, và tại sao Hạm đội 7 của Mỹ cử đội tàu đổ bộ USS America vào biển Đông cùng dịp đã được Foreign Policy tường thuật đầy đủ hôm nay.
Điểm đến của HDĐC8 là vị trí làm việc của chiếc tàu khoan West Capella đang khoan thuê cho Petronas Malaysia tại viền ngoài ROYAL MALAYSIAN NAVY
Tàu hộ tống lớp KD Kasturi bắn tên lửa Exocet MM40 Block II của Malaysia, và cũng là khu vực chồng lấn với EEZ Việt Nam; nhằm mục tiêu đe doạ và ngăn cản chiếc tàu khoan y như đã từng làm với tàu Deepsea Metro I ở bãi Tư Chính.
Tàu HDĐC8 được một nhóm tàu Hải cảnh đi kèm cùng với 2 tàu khu trục và một tàu hộ tống, khiến Malaysia phải điều hết tàu bè ra tìm cách bảo vệ tàu khoan; phía Việt Nam cũng cử tàu bám theo quan sát động tĩnh.
Đoán trước căng thẳng đó, đội tàu USS America cùng với 2 tàu hộ tống USS Bunker Hill và USS Barry và chiếc tàu hộ tống HMAS Parramatta cùng tiến vào vùng biển lân cận nhằm vô hiệu hoá đe doạ của nhóm tàu hải quân Trung Quốc, giảm nhiệt cuộc tranh chấp sắp diễn ra.
Trong lúc các bên đang gườm nhau ngoài biển, thì Ngoại trưởng Mỹ và Úc đều kêu gọi Trung Quốc từ bỏ hành động hiếp đáp, và mô tả việc đưa tàu đến vùng biển Sarawak là để “đứng bên cạnh một trong những đồng minh thân thiết nhất để bảo vệ họ lúc được cần đến”
Thế nhưng “đồng minh thân thiết” của Mỹ lại hoảng hốt và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia đưa ra tuyên bố riêng của mình với nội dung “Malaysia tự bảo vệ quyền lợi của mình, và sự có mặt của tàu chiến nước ngoài có tiềm năng làm tăng căng thẳng, có thể dẫn đến tính toán sai lầm…”
Chỉ một ngày sau tuyên bố đó, đội tàu Mỹ và Úc bỏ đi, để đội tàu con của Malaysia ở lại cùng chiếc Hải Dương Địa Chất và đội tàu Hải cảnh TQ.
Kèm theo đó là một bài học cho Việt Nam và các nước quanh biển Đông, rằng đã đến lúc không thể hành động hai mang trên biển.
Ảnh 1 : ROYAL MALAYSIAN NAVY
Tàu hộ tống lớp KD Kasturi bắn tên lửa Exocet MM40 Block II của Malaysia
Ảnh 2 : Getty Images
Ngoại trưởng Malaysia, Saifuddin Abdullah