Friday, December 13, 2024
HomeBLOGTài khoản quyên tiền phúng điếu cho cụ Kình 'bị Vietcombank phong...

Tài khoản quyên tiền phúng điếu cho cụ Kình ‘bị Vietcombank phong tỏa’

BBC
Ông Lê Đình KìnhOther
Ông Lê Đình Kình

Sáng hôm 17/1, mạng xã hội lan tràn tin tài khoản hơn nửa tỉ đồng tiền phúng điếu ông Lê Đình Kình do khắp nơi gửi về đã bị Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VCB) phong tỏa.

Vietcombank chưa lên tiếng về cáo buộc này.

Cuối ngày, giờ Việt Nam, Bộ Công an ra thông báo viết về vụ án ‘Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm”.

Bộ này xác nhận “cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan”, gồm tài khoản ở VCB của bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.

Trong khi đó Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an được báo Pháp Luật dẫn lời nói với phóng viên báo này rằng quyết định phong tỏa tài khoản nói trên là vì có “dấu hiệu khủng bố”.

“Như chúng tôi đã công bố, các đối tượng trong vụ việc này đã khai nhận việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp để mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ và đã dùng để tấn công lại lực lượng chức năng.

“Những việc như vậy có dấu hiệu của khủng bố. Pháp luật Việt Nam và các nước đều rất nghiêm khắc với khủng bố, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền,” Tướng Quang nói.

Bàn Tròn BBC: Khủng hoảng Đồng Tâm và mô hình, hướng giải quyết

Liên minh châu Âu, dân biểu Úc quan ngại vi phạm nhân quyền ở Đồng Tâm

Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’

Tin từ người quyên tiền phúng

Trước đó, ông Trịnh Bá Phương, người trực tiếp kêu gọi việc quyên tiền phúng điếu cho cụ Kình cho BBC News Tiếng Việt biết qua điện điện thoại, đây là số tiền do gần 700 người gửi về đóng góp chỉ trong vòng vài ngày qua.

“Có rất nhiều người liên hệ và muốn gửi phúng điếu hương hoa lên hương hồn của cụ Lê Đình Kình. Ngay sau đó, tôi đã trao đổi và được gia đình đồng ‎ là sẽ đứng lên nhận giúp số tiền phúng điếu này, sau đó sẽ chuyển cho gia đình.”

“Tôi nhận được sự trợ giúp của cô Nguyễn Thúy Hạnh vì cô có tài khoản VCB cá nhân, chưa sử dụng và muốn dùng tài khoản này để mọi người có thể gửi tiền đến phúng viếng cụ Kình dễ dàng hơn.”

“Nhà của tôi và của cô Hạnh đều bị công an canh giữ suốt 8 ngày qua, cho mãi đến tối 16/1/2020 lực lượng công an mới rút đi. Do vậy, sáng nay, chúng tôi đã đến phòng giao dịch Thái Thịnh của VCB để rút tiền, dự tính là sẽ chuyển cho gia đình cụ Kình. Tuy nhiên, khi đến đây thì phía VCB trả lời cô Hạnh là hiện tại tài khoản nói trên đã bị phong tỏa nên không thể giao dịch như rút tiền được nữa.”

‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’?

Đồng Tâm: Mảnh đất tranh chấp gây ra bốn cái chết

Chủ tịch Chung ‘mong Đồng Tâm chấp hành’

Ông Trịnh Bá Phương cho biết là khi đó, VCB không đưa ra bất cứ giấy tờ nào liên quan đến quyết định phong tỏa của ngân hàng này. VCB chỉ đưa ra bản sao kê, với số tiền tổng cộng là 528,453.669 đồng từ gần 700 người thời gian qua đã gửi đến phúng viếng cụ Kình.

Ông cho biết thêm: “Khi được thông báo như vậy, cô Hạnh cũng chất vấn phía VCB, nói đây là việc hiếu, không vi phạm pháp luật và cũng không nhằm mục đích gì khác. Tuy nhiên, phía VCB không nói rõ l‎ý do phong tỏa tài khoản mà chỉ trả lời quanh co và thông báo miệng là tài khoản đã phong tỏa mà thôi”.

Ông Phương cho biết là đã đăng công khai danh sách những người gửi tiền đến viếng cụ Kình trong bản sao kê trên facebook cá nhân.

“Đây hoàn toàn là số tiền phúng viếng, của nhiều người, không chỉ trong nước mà từ khắp mọi nơi trên thế giới. Họ đã theo dõi sự việc diễn ra, xót thương cho một cụ già 84 tuổi bị sát hại và muốn chia sẻ tấm lòng lên hương hồn cụ Kình. Họ viết nguyên văn khi chuyển khoản như thế này: “Xin được chia buồn với gia đình cụ”, “xin chia buồn một lão anh hùng”…”

Bản sao kê tài khoản quyên tiền phúng điếu cho cụ Quỳnh tại VCBFB Nguyễn Bá Phương
Bản sao kê tài khoản quyên tiền phúng điếu cho cụ Kình tại VCB

Ông Phương cũng cho biết là đã linh cảm thấy sẽ gặp rắc rối, bởi trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà tranh đấu cho dân chủ, cũng từng bị phong tỏa tài khoản.

Do vậy, trong khi bà Hạnh ra ngân hàng, ông đã làm việc với một luật sư, với dự định sẽ chuyển toàn bộ số tiền phúng điếu để nhờ luật sư giữ hộ. Luật sư này cũng sẵn sàng viết cam kết giữ hộ và bàn giao cho gia đình bất cứ lúc nào gia đình cần.

“Sau khi làm việc với luật sư xong tôi gọi cho cô Hạnh liên tục, mãi sau tôi mới liên lạc được mới biết cô Hạnh đang ở ngân hàng và tài sản đã bị phong tỏa,” ông Phương nói.

Bàn đồ đất Đồng Tâm
Khu đất 47,36ha phía Đông đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía tây mốc giới là đất nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, trong khi chính quyền nói đó là đất quốc phòng

“Không điều luật nào cấm người dân gửi tiền phúng viếng người đã khuất. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của VCB và của lực lượng đứng sau chỉ đạo việc này.” Ông nói.

“Chúng tôi đã công bố bản sao kê cho mọi người để đối chiếu và tham khảo một số luật sư để tiến hành thủ tục khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật nói trên của VCB. Chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế gây sức ép để VCB và chính quyền Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật như trên”, ông Phương nhấn mạnh.

Đồng Tâm: Nhiều tiếng nổ lớn rạng sáng 9/1

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang Facebook cá nhân:

”Do thúc bách từ bà con cả nước muốn đi dự đám tang và phúng điếu cho cụ Kình nhưng bị nhà cầm quyền ngăn cấm, cháu Trịnh Bá Phương, nông dân Dương Nội là con trai của cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu đã đứng ra sẵn sàng nhận giúp tiền phúng điếu của bà con. Do tài khoản của cháu Phương bị đặt vào tình trạng nguy hiểm, nên cháu nhờ gởi vào tài khoản VCB của Nguyễn Thúy Hạnh.

Chỉ sau hai ngày công bố tài khoản nhận phúng điếu, đến chiều ngày 14/1 thì thông báo ngưng, mà đã có 688 người gởi tiền đến phúng điếu đám tang cụ Kình, kể cả hai ngày 15 và 16 sau khi ngưng vẫn còn nhiều người gởi đến.

Từ những số tiền bé nhỏ 100 ngàn đồng lên đến 500 ngàn, 1 triệu, và lớn nhất là 20 triệu của 688 người đã gom thành một khoản khá lớn là 528,453.669 đồng.

Sau 8 ngày bị giam chặt tại nhà, đến sáng ngày 17/1, gia đình tôi mới được giải tỏa, tôi đưa Nguyễn Thúy Hạnh đến chi nhánh VCB Chương Dương để rút tiền.

Nhìn thấy số tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh, nhân viên giao dịch vào hỏi ý kiến quản lý cấp trên rồi ra thông báo tài khoản đã bị phong tỏa. Nguyễn Thúy Hạnh truy hỏi lý do nhiều lần, nhưng nhân viên không trả lời, chỉ cho biết bị phong tỏa nên không cho rút tiền. (Quá trình này, do đứng cạnh bên Nguyễn Thúy Hạnh nên tôi có ghi âm và hình ảnh lại đầy đủ).

Nguyễn Thúy Hạnh xin bảng sao kê rồi ra về và đang làm những thủ tục tiếp theo để khiếu kiện VCB.

688 người gởi tiền phúng điếu khi được biết tin cũng đang làm thủ tục khiếu nại VCB.”

Phản ứng dư luận

Mạng xã hội hiện đang ồn ào bàn tán sự kiện này, và một phong trào kêu gọi tẩy chay Vietcombank đã được nhanh chóng phát động và lan nhanh. Facebooker Đinh Thảo viết:

“‘Sự việc VCB phong toả tài khoản của cô Nguyễn Thúy Hạnh khi nhận tiền phúng viếng cụ Kình mà không kèm theo bất cứ lời giải thích thoả đáng nào cho thấy VCB đã không đặt sự an toàn tài chính của khách hàng lên hàng đầu và hành xử một cách tuỳ tiện.”

”Hành động này hoàn toàn trái pháp luật, trái đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong ngành ngân hàng. Không những thế, nó gây tổn thất tài sản cho khách hàng.

“Trong trường hợp nêu trên của cô Hạnh, tổn thất ở đây không chỉ có cá nhân cô, gia đình cụ Kình mà còn là toàn bộ những người đã gửi tiền đóng góp trong những ngày vừa qua. Những cá nhân liên quan hoàn toàn có thể khởi kiện VCB vì hành vi sai trái này.”

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn kêu gọi ”Vietcombank nên nghĩ lại” trên Facebook cá nhân.

“Có thể VCB rằng với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, rủi ro bị tẩy chay là không cao, nên mới sẵn sàng ra quyết định tệ hại như vậy.

Song có vài chuyện có thể VCB chưa tính tới. Hiện nhà nước chỉ chiếm hơn 70% cổ phần của VCB, còn lại thuộc về các cổ đông chiến lược quốc tế, trong đó Mizuho (Nhật Bản) chiếm 15%.

Trong khi đó, vụ việc Đồng Tâm bắt đầu gây được sự chú ý của các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế”.

Luật quy định ra sao?

BBC News Tiếng Việt đã gọi điện thoại đến VCB phòng giao dịch Thái Thịnh, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tuy nhiên, người trả lời điện thoại nói rằng, họ không thể cung cấp thông tin gì liên quan đến chuyện này và yêu cầu BBC đến liên hệ trực tiếp với hội sở chính của VCB ở 198 đường Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo Nghị định 64 Về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán của Chính phủ Việt Nam (năm 2001) thì tài khoản thanh toán bị phong toả một phần hoặc toàn bộ số tiền có trên tài khoản trong các trường hợp sau:

  • Khi có thoả thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
  • Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular