Saturday, December 14, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGLá thư từ Caracas: Đằng sau sự sôi sục của Venezuela

Lá thư từ Caracas: Đằng sau sự sôi sục của Venezuela

TIN TỨC VN
“Tuần lễ kết thúc vào ngày 27/1 qua là một tuần đầy khó khăn cho người dân Venezuela. Nhưng chủ yếu là khó khăn cho các phóng viên địa phương và nước ngoài như tôi – những người đang vật lộn để theo kịp diễn biến chóng mặt của tin tức”.

Đó là những gì Andreina Itriago, một nhà báo người Venezuela đang làm việc ngay tại điểm nóng thủ đô Caracas, kể với chúng tôi.

Venezuela, dưới ghi nhận của Itriago, không khác gì “chảo lửa” suốt một tuần qua. Đó có thể là kết quả từ nỗi bức xúc kéo dài. Nhưng đó không hẳn là một cuộc chiến về ý thức hệ, như cánh báo chí phương Tây cố tình giật lên. Thay vào đó, diễn biến ấy, đối với những người trực tiếp trải qua hai thời tổng thống – Hugo Chavez và Nicolas Maduro – cho thấy một điều mà theo Itriago, thì không liên quan gì đến ý thức hệ cả.

thu-tu-caracas-dang-sau-su-soi-suc-cua-venezuela
Andreina Itriago, nhà báo làm việc tại Caracas (Venezuela).

Chúng tôi xin dịch lại bức thư mà Itriago gửi về tòa soạn báo sau những ngày tác nghiệp mệt nhoài, nơi vẫn đang là tâm điểm chú ý của cả thế giới.

“Rất nhiều thứ đã xảy ra trong bảy ngày vừa qua. Thế nhưng, hiện tại dường như chẳng còn nhiều động tĩnh nữa. Điều tôi muốn nói là: Kể từ hôm thứ Tư (23/1), chúng tôi có hai tổng thống. Và đó là một vấn đề lớn.

Tuy nhiên, đối với tôi, nó cũng mang đến cả một “thắng lợi” lớn hơn nữa.

Tôi không nói về cuộc nổi dậy đáng ngờ của nhóm quân nhân vào thứ Hai (21/1). Tôi đang nói về những khu ổ chuột thường được cho là ủng hộ chính phủ, biểu tình chống lại ông Nicolas Maduro kể từ hôm ấy.

Chúng tôi đều đang trải qua một giai đoạn sa sút kinh tế trầm trọng, nhưng hoàn cảnh của họ còn tồi tệ hơn.

Tuy mới đây lương tối thiểu được tăng, nhưng đối với một quốc gia siêu lạm phát từ tháng 11/2017 như Venezuela, mức tăng đó vẫn không đuổi kịp giá cả leo thang. Với lương một tháng, đa số người dân chỉ có thể mua một hoặc hai sản phẩm. Và chỉ thế thôi.

Bạn không có dư ra để chi trả những khoản khác. Vì thế tình trạng thiếu ăn, nạn đói, suy dinh dưỡng và cả cái chết diễn ra khắp nơi.

Dù vậy, đó vẫn không phải vấn đề duy nhất ở Venezuela.

Nếu bạn mắc bệnh, bạn không thể tìm được thuốc. Thậm chí nếu bạn tìm được, bạn cũng không thể mua nổi.

Nếu bạn phải nhập viện, họ có thể không nhận bạn vì các bác sĩ đã rời khỏi đất nước – con số này lên đến hàng triệu. Hoặc, lý do là vì những người ở lại không có gì để chữa cho bạn: họ không có điện, nước trong bệnh viện, giống như nhà của những người dân Venezuela vậy.

Tình trạng tương tự diễn ra với các ngôi trường. Trẻ em không được đi học cũng vì những lý do trên.

Đó là cuộc sống của chúng tôi hiện tại. Cũng là lý do trong đêm trước khi chính trị gia đối lập Juan Guaido tuyên thệ làm tổng thống lâm thời, trước sự chứng kiến của hàng ngàn người, chỉ riêng Caracas đã có 60 cuộc biểu tình liên tiếp.

Một tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương, Đài quan sát xung đột xã hội Venezuela, đếm được 200 cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra từ thứ Hai (21/1) đến hết thứ Năm (24/1) tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước.

Tới nay, ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong những cuộc biểu tình đó, và khoảng 500 người khác bị giam.

Những cuộc biểu tình liên hoàn, giống như cái chúng tôi từng chứng kiến trong năm 2014 hay 2017, vẫn chưa xảy ra.

Thế nhưng, phía sau đó là một diễn biến rất căng thẳng. Bạn có thể cảm thấy nó. Nó giống như một nồi nước sôi sục vậy.

thu-tu-caracas-dang-sau-su-soi-suc-cua-venezuela
Đằng sau những cuộc biểu tình ở Venezuela là khát khao của một sự thay đổi.

Tôi tin rằng khi các bạn quá mệt mỏi, trong một hoàn cảnh mất hết cả sự sợ hãi, bạn chỉ còn cách đứng lên và hành động. Đó là những gì đang xảy ra đối với người Venezuela. Và tính thời điểm đã trùng khớp một cách hoàn hảo với sự xuất hiện của Guaido trên chính trường. Kỹ sư 35 tuổi này ít được biết tới, cho đến khi ông ta thành chủ tịch Quốc hội – nhánh duy nhất mà phe đối lập đang kiểm soát – vào ngày 1/5. Giờ ông ta như một ngôi sao nhạc rock vậy. Người ta đang yêu mến ông ấy.

Ông ta có khả năng lấy lại niềm tin nơi người Venezuela, vốn dĩ quá mệt mỏi với chính phủ, nhưng đồng thời, cũng quá mệt mỏi với phe đối lập sau hàng loạt quyết định tồi tệ. Người dân khao khát tìm kiếm một gương mặt mới, một lãnh đạo mới. Và rồi ông ta xuất hiện. Và ông ta đã, đang làm rất tốt công việc của mình, mặc cho sau khi tự phong tổng thống, ông ta có thể đã mắc một hoặc hai sai lầm.

Để viết ra những câu chuyện trung lập, không chịu tác động đảng phái, tôi đã đến các cuộc biểu tình của cả hai bên: Chavismo và phe đối lập. Tôi đã nói chuyện với những người ủng hộ Maduro và Guaido. Tôi đã nói chuyện với người nghèo và người giàu. Tôi đã đến bệnh viện, trường học, ga tàu điện ngầm, từ khu ổ chuột cho tới chốn xa xỉ.

Và tôi có thể nói rằng đã có nhiều đổi thay đối với Chavismo kể từ khi Hugo Chavez qua đời. Mọi người đã từng yêu mến ông ấy. Người dân thực sự ủng hộ ông ta. Người dân tin ông ta. Và tôi có thể nhận ra rằng họ từng chiếm đa số tại đất nước này.

Nhưng Maduro không có sức hút hay sự thông tuệ ấy như Chavez. Ông ta không thể lấp đầy những gì Chavez đã từng làm cho người dân. Ông ta không thể khiến những người ủng hộ mình đứng cả đêm kề vai với ông. Trừ quân đội, tôi chưa nghe ai sẵn sàng vì Maduro hay đường hướng của ông ấy.

Ông nắm quyền trong lúc (người dân) nuôi dưỡng nỗi sợ, hoang mang và phụ thuộc kinh tế. Nhưng giờ người dân không sợ nữa, giờ họ đang đương đầu với tin tức giả mạo, giờ thì tiền bạc, thức ăn, chỗ ở mà chính phủ ban cho họ không còn đủ nữa, hoặc hoàn toàn không còn gì tốt đẹp nữa. Các cuộc biểu tình trong tuần qua, từ cả hai phe, chính là minh chứng cho điều ấy.

Chúng tôi đã chờ đợi điều gì xảy ra tiếp theo, bởi vì, vấn đề duy nhất là vẫn còn nhiều tiền bạc bị cướp khỏi Venezuela và nhiều người vẫn đang sẵn sàng làm công việc ấy”.

Andreina Itriago

BTV/Sức Khỏe Cộng Đồng

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular