Sunday, December 15, 2024
HomeBLOGVỤ ÁN CƯỚP CỦA GIẾT XE ÔM Ở SÓC TRĂNG

VỤ ÁN CƯỚP CỦA GIẾT XE ÔM Ở SÓC TRĂNG

Ngày 5/7/2013, tại xã Đại Ân II, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng xảy ra 1 vụ án mạng, nạn nhân là anh Lý Văn Dũng, hành nghề chạy xe ôm ở địa phương, bị đâm chết.

ĐIỀU TRA – KHỞI TỐ

Công an tỉnh Sóc Trăng vào cuôc. Tại hiện trường hung thủ bỏ lại 2 quần lót nữ, 2 áo khoác và nón kết. 1 tuần sau 7 thanh niên bị bắt, bao gồm:

Thạch Mươl,

Trần Cua,

Trần Hol,

Trần Văn Đỡ,

Thạch Sô Phách

Khâu Sóc

Nguyễn Thị Bé Diễm ( can tội che dấu tội phạm).

3 tuần sau đó, Ngày 21-7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bảy bị can.

Công an điều tra Sóc Trăng rất giỏi, trong 1 thời gian ngắn tất cả 7 bị cáo đều nhận tội.

Điều lạ lùng là tang vật là 2 quần lót và áo khoác nữ, nhưng các bị can nhận tội đều là thanh niên vai u thịt bắp, đa số là người gốc Miên ít học, làm thuê sống qua ngày.

HUNG THỦ ĐẦU THÚ

4 tháng sau, ngày 18-11-2013, bất ngờ cô bé 14 tuổi Lê Mỹ Duyên đến Công an xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM đầu thú về hành vi giết nạn nhân Lý Văn Dũng và khai Phan Thị Kim Xuyến 16 tuổi có tham gia vụ này.

Cũng là lời khai, nhưng công an Sóc Trăng không chấp nhận, mà phải mất thêm 2 tháng mới xác minh bằng tang chứng là con dao mò được sau khi tát cạn cái ao do hung thủ chỉ.

Từ lời khai của Duyên và Xuyến, nhà chức trách tổ chức mò hung khí. Ảnh: Việt Tường.

BỨC CUNG – NHỤC HÌNH

Thạch Sô Phách, 1 trong 7 thanh niên bị hàm oan, đã giải thích lý do vì sao mình nhận tội dù không gây án.

Ban đầu anh rất tự tin, cho đến khi bị bộp tay từ phía sau đầu, đánh vào lưng bằng ba trắc vẫn còn hiên ngang. Anh bảo: ““Tôi không làm, chú đánh tôi đến chết cũng vậy thôi!”.

Sau đó anh bị treo 2 tay lên bằng còng số 8, độ cao đủ để nhón 2 ngón chân cái, và điều tra viên đánh và lên gối vào bụng. Đến đây anh vẫn còn ráng. Nhưng khi điều tra viên giở tuyệt chiêu “đông lạnh cho chim” thì anh chịu hết nỗi, và nhận tội. Điều tra viên dùng bọc nylon bỏ nước đá vào và ướp chim của Thạch Sô Phách. Anh bảo mới đầu thì lạnh, sau tê dần, rồi đau nhức không sao tả được, chết còn sướng hơn.

KỊCH BẢN PHẠM TỘI

Sau khi nhận tội, các bị cáo được đưa ký vào kịch bản có sẳn của các điều tra viên. Dĩ nhiên là các bị cáo không thể viết nên kịch bản hoàn hảo cho cả 7 người, bởi vì họ không phải là hung thủ, và đa phần là ít học.

CÔNG AN KÊU OAN

7 thanh niên sau khi được hàm oan đã khởi kiện. 2 tên điều tra viên là thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân và đại úy Triệu Tuấn Hưng lần lượt nhận án 1.5 và 2 năm tù. Sau khi ra tù vẫn được tiếp tục làm công an nha, chỉ là không làm điều tra viên nữa thôi.

2 anh này kêu oan. Trời ạ.

Quân thừa nhận trong quá trình làm việc cũng đã có những sai sót, nhưng đây là sai sót của cả ban chuyên án, không phải mình ên.

Còn Hưng, người đánh Thạch Sô Phách thừa sống thiếu chết lại chối tội. “Tôi không phạm tội dùng nhục hình trong quá trình điều tra, bởi tôi không có tư cách tố tụng”. Lỗi này là lỗi cả làng, không phải mình tôi.

Riêng 7 người bị án oan, bị bức cung nhục hình nhận được tổng cộng 500 triệu đền bù. Trường hợp của Thạch Sô Phách, vợ anh đã bỏ đi, để lại đứa con 5 tuổi. Nhưng anh chỉ buồn mà không trách vợ, anh bảo có lẽ vợ nghĩ là tôi giết người thật, nên không còn thương yêu nữa.

LỜI BÌNH

Điều tra hình sự là một nghệ thuật, đòi hỏi những bộ óc thông minh tinh tế, thận trọng mới có thể lần theo dấu vết mà phát hiện hung thủ.

Nhưng điều tra viên của công an đa số là đần, dù cấp bậc rất cao. Não thì bé, chỉ biết dùng cơ bắp và nhục hình tra tấn là giỏi. Điều tra đối với họ thật đơn giản. Cứ nghi ai thì bắt vào rồi đánh đập tra khảo, thế là khai hết. Đặc biệt họ đã rất thành công trong việc sáng tạo ra độc chiêu “đông lạnh cho chim” mà không ai chịu nỗi.

Vụ án này vừa bi vừa hài. Hiện trường có 2 quấn lót nữ, nón kết, áo khoác nữ, mà không hiểu sao mấy điều tra viên lại bắt 6 tên đực rựa. Thám tử Sherlock Holmes phải gọi bằng cụ.

Cũng may hung thủ là 2 cô gái đồng tính ra đầu thú. Nếu không thì 7 thanh niên này chắc bỏ mạng trong tù. Thực tế không phải ai cũng may mắn như họ, hẳn là còn rất nhiều người phải chịu oan khuất cho đến cuối đời.

Vụ án Hồ Duy Hải cũng vậy. Điều tra rất tào lao, cũng chỉ dựa vào lời khai do bức cung mà có, rồi dựng nên kịch bản. Trong khi đó các chứng cớ ở hiện trường hoàn toàn không có. Dấu tay không, dụng cụ gây án cũng không.

“Tuy có sai sót trong quá trình điều tra, tố tụng, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Câu nói này đã trở thành vết chàm không gì gột rửa được trong lịch sử nghành tư pháp Việt Nam.

Hồ Duy Hải phải được tự do, và vụ án phải được điều tra lại từ đầu. Đó là trách nhiệm của công an, viện kiểm soát, những người ăn lương từ tiền thuế của dân

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular