11g đêm qua (giờ Melbourne) diễn ra sự kiện trước thềm bầu cử Hội đồng Nhân Quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Việt Nam là 1 trong 7 ứng viên khu vực Châu Á Thái Bình Dương để tranh cử 4 ghế đại diện khu vực này. Kể từ khi Nga bị đuổi khỏi HĐNQLHQ tháng 4 năm nay, và Trung Quốc sẽ hết nhiệm kỳ 2023, thì phe XHCN đã có Việt Nam, Cu Ba và Venezuela ứng cử. Hàn Quốc có thể nói là quốc gia dân chủ phát triển duy nhất khu vực Châu Á ứng cử.
Đại diện của các quốc gia đang tìm cách thông qua bầu cử để vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tham gia một sự kiện trực tuyến do ISHR và Tổ chức Ân xá Quốc tế tổ chức, trong đó họ thảo luận về kế hoạch của mình nếu họ được bầu, trả lời các câu hỏi cụ thể về hồ sơ nhân quyền của họ ở trong nước và tại cấp độ quốc tế. Đây là sự kiện LHQ mong muốn tất cả các bên tham gia để chất vấn, nhất là các tổ chức xhds.
Ngay khi vào họp độ 10 phút thì Ban tổ chức đã thông báo có 7 nước bỏ họp và không hồi đáp, trong đó có Việt Nam. Và cũng chủ yếu là 7 nước này nhận được câu hỏi chất vấn về nhân quyền. Đối với Việt Nam, do mỗi nước được khoảng 3 phút để hỏi và trả lời nên câu hỏi liên quan đến vấn đề nóng hổi về lợi ích tài trợ bảo vệ môi trường của Việt Nam: bạn đã cam kết tham gia vào công việc của Hội đồng về biến đổi khí hậu, tuy nhiên chính phủ của bạn đã bắt giữ 4 nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng. Bạn sẽ cam kết không bắt giữ các nhà hoạt động biến đổi khí hậu nếu được bầu?
Hôm qua, trong nước loan tin 2 nhà hoạt động mạng xã hội là Peter Lam Bui (Bùi Tuấn Lâm) và Nguyễn Phương đã bị an ninh bắt cóc; một người trên đường đi chơi từ nhà người thân, một người bị bắt khi hát karaoke.
Việt Nam rõ ràng không hề có ý định cải thiện nhân quyền.
Tuy nhiên cơ chế bầu cử của Hội đồng Nhân quyền LHQ hiện tại ko cho phép 1 thành viên nhà nước giữ vị trí quá 2 nhiệm kỳ, đó là lí do các nước Nhật Bản, Philippine và Pakistan sẽ phải bỏ vị trí cho những nước vi phạm nhân quyền ứng cử. Nhìn sang khu vực Châu Âu, các nước luân chuyển vị trí rất hợp lý, ko bị chồng chéo. Khu vực Đông Âu là sự đang lên của các nước dân chủ cựu XHCN như Ba Lan, CH Séc, Rumania, Armenia đối chọi lại với Nga ( trước tháng 4/2022) và việc Ukraine sẽ phải bỏ vị trí 2023 khi đã đủ 2 nhiệm kỳ. Khu vực Mỹ Latin và Caribê là sự đối đầu của các nước với 2 anh chàng Cuba và Venezuela. Khu vực Châu Phi hiện tại nhóm quốc gia dân chủ vẫn đông hơn.
Khu vực Châu Á thực sự mong manh vì thiếu “nhân tài”. Đại diện có trụ sở tại Geneva của Afghanistan đã kêu gọi các Quốc gia bầu cử phái đoàn của ông vào Hội đồng, nhấn mạnh đây sẽ là một tín hiệu cho thấy tình hình nhân quyền ở quốc gia này nên được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế. Ông tố cáo sự lạm dụng của ‘những người nắm giữ quyền lực trên thực tế ở Kabul’, là một trong những ‘kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới’.
Hành động của Việt Nam chỉ càng làm cho LHQ và thế giới thấy rõ bản chất vi phạm nhân quyền và bất chấp luật lệ quốc tế của chế độ cai trị, lật lọng lại với những gì đã cam kết.
Nếu Afghanistan được chọn vào HĐNQ và Việt Nam bị loại thì đây sẽ là một thông điệp rõ ràng nhất từ thế giới cho giai đoạn mới. Nhân loại cần chấp nhận thử thách và hành động mạnh mẽ hơn với độc tài.