Khi tay Hải hung hăng dọn vỉa hè mình đã biết ông ta đi vào đường tử. Vỉa hè Sài Gòn nhỏ mà lớn. Quan chức cần vỉa hè để có cớ thu tô, người nghèo cần vỉa hè để mưu sinh. Hàng quán kinh doanh cũng cần vỉa hè để dựng xe. Do lối qui hoạch ngu xuẩn, nhà hộp, xe máy trở thành cặp đôi hoàn hảo cho Sài gòn ngày nay. Người ta cần xe máy để di chuyển cho dễ dàng. Và người ta cũng cần vỉa hè để bù đắp cho không gian sinh hoạt vốn không được tính tới trong các bản qui hoạch.
Dẹp vỉa hè – Cái kết cho tay Hải còn nhẹ bởi nó chạm vào chén cơm của rất nhiều người.
Một tay quan chức cho mình biết quan điểm của bộ máy chính quyền kì trước : vỉa hè vốn không thể dẹp, cũng không thể để ai muốn làm gì thì làm. Bởi vậy, chúng giao vỉa hè cho thân hữu quan chức , vừa có tiền vừa dễ dàng kiểm soát.
Trước đây, khi còn làm âm binh đi lấn đất vỉa hè để làm bãi giữ xe, mình đã hiểu cuộc chơi đường phố. Vấn đề rất đơn giản là những người có lợi ích trên con đường được bảo đảm thì mọi việc xuôi chèo mát mái. Khi mọi người muốn bạn sống, bạn sống khỏe.
Đường phố luôn là nơi phức tạp. Khi lấy vỉa hè Thi Sách – Đông Du vốn thuộc về bà Chiêm- Mẹ một tay công an bên quận 2, ngày nào cũng bị dọa chém. Tất nhiên, lợi nhuận không hề nhỏ từ việc thu phí giữ xe cho quán bar Apo đủ để người ta phải tìm mọi cách giữ khi có kẻ muốn nhòm ngó. Đó là một cuộc chơi, thế chống lưng trong chính quyền địa phương chơi nhau trên chiến trường của chúng , theo cách của chúng. Trận của mình là ngoài đường phố, với dân đường phố. Mục tiêu của mình là chiếm được miếng đất xung quanh kho bia Sài gòn. Cả hai tháng trời tìm sự hậu thuẫn từ thằng đánh giày, ông xe ôm, đám tài taxi và cả gái làng chơi. Mình khai thác thành công mâu thuẫn. Bởi chiếm được vị trí độc quyền, bà già kia xem thường mọi người xung quanh. Bà ta không hề thông cảm cho những người có công việc ở đó và bị mọi người ghét.
Mình mở bãi xe kế bên , những khách hàng đầu tiên là gái làng chơi. Rồi gái làng chơi bỏ nhỏ khách quen, lượng xe đông lên. Anh em tài taxi cố tình bít lối vào bãi xe của mẹ kia. Dần dần, mình cũng gom đủ lượng khách cần thiết để tồn tại song song với mẹ kia. Ngày đẹp trời, quản lý Apo cho nhân viên gửi xe mình và khuyến cáo khách gửi chỗ mình. Mẹ kia mất khách, vỉa hè trống thì mình lấn. Cuối cùng, bả phải dẹp.
Cùng một phương thức, mình lấy bar 030, new saigon, mở thêm vài điểm giữ xe thu phí chiếm vỉa hè bên phan văn đạt , hồ huấn nghiệp…. Lần nào cũng có người dọa chém. Nhưng cách của mình vốn không phải hủy người khác mà chỉ sắp xếp lại chừa ra chỗ trống cho mình. Đá đổ chén cơm là hạ sách, chỉ dùng trong tình thế một mất một còn.
Dông dài đề thấy việc tôn trọng mọi người nó quan trọng đến mức nào. Khi mọi người muốn mình sống, coi mình là một phần của đường phố, mình chẳng có lí do gì để bị đào thải.
Người ta coi việc cai các bãi giữ xe là việc làm giàu. Ở một điểm có thể kiếm từ 5-10tr một tháng. Mình chưa bao giờ xem tiền đó của mình. Ok, dùng tiền mời anh em cafe, trả lương lính ở mức không thằng nào trả nổi. Tất cả đều xứng đáng vì họ bỏ công sức ra, đáp ứng nhu cầu có thật của người khác. Thằng duy nhất không xứng đáng là thằng sếp, lợi dụng quyền hạn để kiếm ăn.
Một thời gian lâu, nó gọi mình về làm điều hành công ty bảo vệ – thực chất là về coi lính và xử lý các vấn đề đường phố. Bài ngửa là vì nó bị dí vào vị trí phó chủ tịch quận phụ trách đô thị. Nó cần vài thằng lính âm binh giữ trật tự đường phố theo cách có lợi nhất cho nó. Hải cẩu là bài học cho nó : không thể dẹp và cũng không thể để tự do.
Vỉa hè , đường phố có những luật của nó. Gặp lại thằng bạn cũ cùng làm lúc trước, vài cái sẹo quanh người : học phí cho việc làm cô hồn.
Một nguyên tắc bất di bất dịch : khi mọi người xung quanh muốn mình tồn tại, khi đó mình sống. Đó là đường phố, sòng phẳng, ngắn gọn và đầy bụi bặm.
Theo nguồn facebook của
T-G-L