“Nếu có ai bảo rằng một người nào đó đã chỉ trích bạn thì đừng bận tâm bào chữa hay tự vệ. Hãy đơn giản mỉm cười và đáp: Tôi đoán rằng người ấy không biết về tất cả những khuyết điểm khác của tôi. Nếu không thế thì anh ta đã không chỉ kể ra chừng đó.” – Epictetus | Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
VÌ SAO CON NGƯỜI TRỞ NÊN XẤU TÍNH?
Xấu tính là hậu quả của sự bất an về bản thân.
Rất dễ để hiểu động lực mà chúng ta có khi sống hòa hợp với người khác. Vì vào thời điểm bắt đầu, loài người là động vật xã hội cần những mối quan hệ tích cực. Trong thực tế, Xã Hội sẽ không tồn tại nếu chúng ta đã và không, hợp tác hay hòa đồng cùng nhau trên một phương diện lớn.
Tuy nhiên, con người vẫn có chủ ý tổn hại lẫn nhau.
Vì sao lại như vậy? Vì sao con người thường muốn tổn thương và gây hại người khác? Những nghiên cứu kéo dài hàng thập niên đã đưa ra một niềm tin phổ biến – chúng ta xấu tính với người khác để có thể cảm thấy tốt đẹp hơn về bản thân.
• Sự Nổi Bật Tích Cực
Thuyết Nhận Dạng Xã Hội (Social Identity) cho rằng con người có những yêu cầu tâm lý cơ bản để được trở nên nổi bật. Hay nói cách khác, chúng ta cần được cảm thấy mình đặt biệt hơn so với những người khác theo một cách tích cực. Như việc loài người hình thành các nhóm một cách tự nhiên, sự mong muốn một vị trí khác biệt bắt đầu phát triển trong những nơi chúng ta thuộc về. Cũng vì vậy, chúng ta thiên vị những người cùng nhóm hơn những người ngoài cuộc (nhóm người chúng ta không thuộc về). Và kết quả là chúng ta thường thấy những người khác nhóm (màu da, sắc tộc hay đơn giản là có nhiều điểm khác biệt hơn) ít tích cực hơn những người giống chúng ta (cùng nhóm). Điều này xảy ra đặt biệt khi các nhóm tranh đấu hay khi họ cảm thấy bản sắc của mình bị vi phạm.
Nghiên cứu lĩnh vực này cho thấy việc con người thiên vị với những người cùng nhóm hơn, hoặc thậm chí có thể xem nhẹ những thành viên khác nhóm – có tác động tích cực lên lòng tự trọng và cảm xúc đối với nhóm người của mình.
• So Sánh Xuống
Thuyết So Sánh Xã Hội (Social Comparision) nhận thấy con người so sánh họ với những người khác một cách tự nhiên. Những so sánh này khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ/ hoặc tốt hơn về bản thân mình. Nhưng vì chúng ta đều thích cảm giác tốt đẹp, ta có xu hướng nhìn xuống để so sánh, hay so sánh để cho ta cảm giác mình vẫn tốt hơn nhiều người. Nghiên cứu dựa trên thuyết học này đã cho thấy con người có thái độ tiêu cực với người khác khi họ bị xúc phạm hoặc cảm thấy nhỏ nhen. Nhưng bằng việc so sánh xuống, họ cảm thấy bản thân mình tốt hơn (hồi phục lại lòng tự trọng). Trong một cuộc thí nghiệm khác khi người tham gia được bảo rằng họ có ngoại hình kém thu hút (sử dụng phản hồi giả). So với những người được bảo rằng họ rất quyến rũ, những người được phản hồi là kém thu hút cũng đánh giá người khác ít quyến rũ, ít thông minh và tốt bụng hơn. Có thể nói, bị xúc phạm dễ khiến chúng ta trở nên xấu tính với mọi người xung quanh.
• Sự Phản Ánh Cổ Điển
Freud đã từng nói rằng con người ứng phó với những cái nhìn xấu về bản thân họ bằng cách nhìn người khác bằng mức độ tiêu cực tương tự. Ví dụ nếu bạn cảm thấy bản thân mình không thành thật, bạn có xu hướng xem người khác là giả dối. Việc này ngược lại, giúp bản thân bạn cảm thấy mình thành thật hơn.
• “Cái Tôi” Bị Đe Dọa
Các nhà nghiên cứu tìm ra khi lòng tự trọng bị đe dọa, nó thúc đẩy lên nhiều cơn nóng giận. Hay nói cách khác, sẽ có những thời điểm mà trong đó chúng ta cảm thấy bản thân tồi tệ hơn lúc bình thường. Lòng tự trọng bị đe dọa có mối liên kết với những chuỗi hành vi bạo lực. Ví dụ như trong một nghiên cứu, khi người tham gia bị xúc phạm (thay vì được tung hô), họ có xu hướng bắt người khác nghe những tiếng ồn khó chịu.
Tóm lại,
Cho dù là để giúp đỡ bản thân hay những người trong nhóm, chúng ta thường trở nên gắt gỏng vì giá trị bản thân bị vi phạm hay không có cảm giác tích cực về mình. Điều này khiến ta dễ dàng so sánh mình với những người ta nghĩ là tệ hại hơn, nhìn thấy rằng người khác thì có nhiều điểm xấu hơn, xem nhẹ những người khác biệt hơn, và có cớ để trở nên gắt gỏng với người khác.
Khi bạn xúc phạm và chỉ trích một ai đó, nó nói nhiều hơn về cảm giác của bạn thay vì là người đó. Sự bất an về bản thân đã nảy sinh ra nhiều xấu xa trong thế giới này.
Link gốc: Why Are People Mean? – Nathan A Heflick, Ph.D.
https://www.psychologytoday.com/…/why-are-people-mean-part-1
[Tranh minh họa: Tranh sơn dầu Hoa Nắng, họa sĩ Phạm Ánh]
Nguồn bài, ảnh: Net.