Ly Doi The Factory Contemporary Arts Centre.
Triển lãm “VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” của Phạm Trần Việt Nam (do Trần Lương giám tuyển) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 20/5 tại The Factory (quận 2, TP.HCM).
Đây sẽ là một trong số ít tác giả đáng xem nhất của The Factory trong những năm qua. Đơn giản, vì tác phẩm của Phạm Trần Việt Nam có tư tưởng và tiếp nối được ý niệm sáng tạo từ lịch sử.

Những ai tin vào lời tuyên truyền và giáo dục tại VN rằng: nghệ thuật thị giác thì không cần tư tưởng và câu chuyện, thì không nên đến với triển lãm này.
Và cũng không nên đi xem các bảo tàng nghệ thuật quốc tế, không nên đọc các sách lịch sử nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật – kẻo tốn công và tốn tiền vô ích.
Tác phẩm của Phạm Trần Việt Nam lấy cảm hứng, hoặc đúng hơn, là tác phẩm phái sinh từ “VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” (còn gọi là “Văn chiêu hồn”) của Nguyễn Du.

Vì vậy khi xem tranh, mỗi người sẽ có một cách “liên văn bản” riêng. Tui thì thấy nó phù hợp với tinh thần “Dãi thây trăm họ nên công một người”.
Nhìn lại công cuộc cách mạng hiện đại và chế độ tham nhũng tràn lan ở đương thời, không phải “dãi thây trăm họ” và “xây công vài người” thì nên gọi là gì?

“… Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ nên công một người” – trích trong “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du