Friday, November 22, 2024
HomeBIỂN ĐÔNG"Trốn thoát Việt Nam" là loạt hình do các phóng viên báo...

“Trốn thoát Việt Nam” là loạt hình do các phóng viên báo chí từ các thông tấn xã nước ngoài thực hiện

“Trốn thoát Việt Nam” là loạt hình do các cánh phóng viên báo chí từ các thông tấn xã nước ngoài thực hiện

 

Trốn thoát VietNam – Escape from VietnamAlbumTrốn thoát VietNam – Escape from Vietnam
43 ảnh ·
“Trốn thoát Việt Nam” là loạt hình do các cánh phóng viên báo chí từ các thông tấn xã nước ngoài thực hiện,từng đăng tải trên các thời báo LIFE, New York Times..v..v.. gây rúng động toàn quốc tế Thời bấy giờ, người ở lại thường nói vượt biên là sướng, qua nước ngoài là sẽ giàu.Nào đâu được bất trắc,hiểm nguy luôn có thể kề cạnh bất cứ lúc nào! Từ lời các nhân chứng sống kể lại,họ luôn nơm nớp sợ hãi vì có khi gặp cướp nó giết hết cả tàu, khi đói quá lại thậm chí ăn thịt lẫn nhau.Hoặc lắm lúc, có khi bị cá mập vây quanh tàu thì vứt xác người chết đói xuống để nhử mồi đánh lạc hướng… 42 năm đã trôi qua, 42 mốc thời gian với thật nhiều cảm xúc từ tháng tư đen tối ngày ấy! Họ-những con người giờ đây có lẽ đã ổn định với cuộc sống ở chân trời mới, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ quên được những thời khắc này Xin kính mời quý vị cùng Retro xem bộ ảnh Escape from VietNam qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia quốc tế.

Nguồn : Retro Studio

https://www.facebook.com/pg/retrovn/photos/?tab=album&album_id=1470200949713927

những hình ảnh này từng đăng tải trên các thời báo LIFE,New York Times..v..v.. gây rúng động toàn quốc tế — tại Retro Studio.
bởi sự chông chênh khôn lường trên đại dương của những “boat people” — tại Retro Studio.
Cảnh đồng bào miền Nam leo lên một xà lan ở Khánh Hội chiều ngày 29.4.1975
Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng rất đông người Việt và người Hoa vượt biên bằng đường biển sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa thất thủ. — tại Retro Studio.
Phong trào này diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980.Tuy bất trắc,hiểm nguy luôn có thể kề cạnh bất cứ lúc nào, nhưng có hơn triệu lượt người đã tham gia cuộc di tản này. — tại Retro Studio.
Theo dư luận chung thời điểm nóng bấy giờ, người ở lại thường nói vượt biên là sướng, qua nước ngoài là sẽ giàu. — tại Retro Studio.
Tuy nhiên trái lại, trực tiếp từ lời các nhân chứng sống kể lại, họ luôn nơm nớp sợ hãi vì có thể gặp cướp biển, thường sẽ bị đe dọa tính mạng hay thậm chí là giết hết cả tàu. — tại Retro Studio.
Lại có những đồn đoán khi lượng thực phẩm vơi dần sau hàng chục ngày long đong trên đại dương rộng lớn, đôi khi đói quá lại thậm chí phải ăn thịt người chết. Hoặc lắm lúc, có khi bị cá mập vây quanh tàu thì buộc phải vứt xác người đã khuất xuống để nhử mồi đánh lạc hướng… — tại Retro Studio.
Người tổ chức vượt biên và người vượt biên trái phép thường gặp nhiều rủi ro:
Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc… nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, hoặc mật báo để công an đến bắt giữ người vượt biên tại bãi. — tại Retro Studio.
Một cảnh tượng thời lạc loạn…
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển, nhiều người bị hải tặc cướp bóc trước khi được cứu trợ — tại Retro Studio.
“Vì nhân đạo,xin hãy cứu lấy chúng tôi”… — tại Retro Studio.
Cảnh các tàu cập bến ở Phi Luật Tân,điểm dừng tạm trước khi tiếp tục sang Mỹ — tại Retro Studio.
Trong đợt di tản này,trẻ em luôn là đối tượng được ưu tiên lên hàng đầu — tại Retro Studio.
Khung cảnh và không khí hỗn loạn luôn bao quanh khắp nơi — tại Retro Studio.
Những số phận long dong trên đại dương,mong mỏi về một chân trời mới — tại Retro Studio.
Những gương mặt tràn đầy lo âu của các thuyền nhân.Họ luôn ngóng chờ để cập bến qua chỗ tạm trú mới — tại Retro Studio.
Vì chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam (“Ủy ban một con tàu cho Việt Nam” — tại Retro Studio.
Di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức — tại Retro Studio.
Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đình các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức — tại Retro Studio.
Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình “Frequent Wind” để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa để rời khỏi Việt Nam — tại Retro Studio.
Cùng thời điểm này, nhiều người Việt ở miền Nam cũng đã quyết định di tản theo chương trình trên nhưng có thể bằng phương tiện riêng, họ di tản do sợ cảnh “tắm máu” và trả thù của đối phương — tại Retro Studio.
Chương trình di tản “Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc phòng (Defence Attachés Offfice, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phá vỡ. — tại Retro Studio.
Tuy nhiên, thực sự không có cuộc tắm máu nào xảy ra trong thực tế. — tại Retro Studio.
Mọi người dân đều đỡ đần và giúp nhau trong bối cảnh rối ren lúc bấy giờ — tại Retro Studio.
Hình ảnh một cậu bé vội vã chạy nhanh ra bến tàu để kịp di tản — tại Retro Studio.
Người đàn ông đang thống nhất cùng các thuyền nhân về các quy tắc — tại Retro Studio.
Phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong những chuyến di tản này
binh lính Mỹ đang hỗ trợ giúp trẻ em di chuyển sang phương tiện lớn và an toàn hơn
Bốn mẹ con người tị nạn vừa được đưa lên tàu chở dầu Wabash
Người vượt biên có bốn cách ra đi — tại Retro Studio.
1. Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế. — tại Retro Studio.
2.Mua bãi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lý vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng. — tại Retro Studio.
3.Đi bán chính thức, tức mua vé từ giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp lại văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương. — tại Retro Studio.
4.Đi đăng ký chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn phòng đăng ký ở Sài Gòn. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đình ở và 12 lạng vàng. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu lớn, chứa trên ngàn người, rời bến Bạch Đằng ở Sài Gòn và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt vòng kiểm tra. — tại Retro Studio.
Ngày 1 tháng 4, 1975, nhân viên tàu SS Contender dùng lưới chuyển người dân Đà Nẵng từ xà lan lên tàu ra khỏi thành phố cảng. 6000 người đã được di tản khỏi Đà Nẵng sau 8 giờ làm việc của quân đội Mỹ. Nguồn: AP/Peter O’Loughlin) — tại Retro Studio.
Thuyền nhân Việt Nam được nhân viên tàu USS Fox phát nước uống
Một em bé tại trại tị nạn ở Malaysia
Cảnh nô nức chen nhau của người dân khi đi đăng kí. — tại Retro Studio.
Tất cả tạo nên một không khí chung khá hỗn loạn. — tại Retro Studio.
Cảnh người nằm ngủ la liệt khắp nơi
Hay ánh mắt đau đáu mong chờ ngày cập cảng.Đến nay đã hơn 40 năm trôi qua, tuy nhiên những kí ức về thuyên nhân ngày ấy có lẽ sẽ còn gây ám ảnh mãi.
Chúng sẽ mãi vẫn luôn gây nhức nhối công chúng mỗi khi nhìn lại
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular