Vì sao khoa học luôn có sơ hở?
Rất nhiều người hiện nay đã coi khoa học hiện đại như chân lý một cách không tự biết, nhưng thật ra từ khoa học (science) bắt nguồn từ trong chữ La-tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý.
Điểm mấu chốt là: cơ sở triết học của khoa học thực chứng phương Tây đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật.
Trên cơ sở này, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên.
Nhưng khoa học cũng chỉ là công cụ, dùng bao nhiêu thuốc trừ sâu, đốn bao nhiêu cây… rốt cuộc vẫn là quyết định nằm trong tay con người. Người ta thường chỉ nhìn thấy môi trường bị hủy hoại và khoa học là thủ phạm, mà không thấy rằng tinh thần của con người cũng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng – ở tất cả các lĩnh vực như tín ngưỡng, tư tưởng, quan niệm, dục vọng. Nói cách khác:
Khoa học chỉ là công cụ, dục vọng của con người mới là thứ đang điều khiển
Nhà hoạt động từ thiện Ba Lan nổi tiếng, bà Janina Ochojska, từng nói một cách thẳng thắn về sự vô lý trong kinh tế học:
“Người ta sống và tin rằng có một cái ti vi cũ là bi kịch. Nhưng khi có ti vi màn hình phẳng, thì tôi lại phải có cái phẳng hơn nữa, ngay sau đó lại là một cái to hơn nữa. Anh có nhà, thì phải có thêm cái nho nhỏ ở quê, còn nếu anh giàu hơn, thì ở Tuscany hay Provence. Tuần tự như thế. Tôi đọc báo thấy có cặp vợ chồng ly dị và cãi nhau vì 7 cái nhà! Và tôi bắt đầu tưởng tượng nếu mình có 7 cái nhà, tôi sẽ phải có cả máy bay để bay qua bay lại. Trong mỗi căn nhà tôi sẽ phải có cùng từng ấy thứ quần áo, tôi không thể muốn mặc quần đen mà nó lại đang nằm ở thành phố khác. Biết bao nhiêu đồ đạc!? Và tôi có thể sử dụng hết được không, để biện minh cho sự tồn tại của chúng?”
“Mỗi ngày có 26 ngàn người chết đói. Nhưng đồng thời thực phẩm lại được sản xuất mỗi ngày một nhiều hơn, chỉ để những người giàu có thể vứt đi nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Những người giàu – nghĩa là có cả chúng ta,” bà chia sẻ. Quả đúng là vậy, loài người đang lãng phí khoảng 1/3 lượng thức ăn có được mỗi năm, theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc.
Nhà văn nổi tiếng Mạc Ngôn cũng từng có bài viết cảnh tỉnh nhân loại: “Với dục vọng bị kích thích của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi chệnh khỏi quỹ đạo thông thường là để phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người, thay vào đó là điên cuồng phát triển dưới sự dẫn động của lợi nhuận để đáp ứng – kỳ thực là nhu cầu bệnh hoạn của một số ít người giàu có”.
Sau khi tinh thần bị ô nhiễm, con người sẽ biến thành ngu muội, ích kỷ, cuồng vọng. Sau khi hành vi của bản thân tạo thành ô nhiễm môi trường, không hề tĩnh tâm lại để suy xét lại xem bản thân mình sai chỗ nào, mà lại tìm nguyên nhân ở môi trường. Nhìn thấy nước biến thành nước bẩn, người ta liền đem vật ô nhiễm trong nước lắng xuống rồi loại bỏ; nhìn thấy thứ gì đó biến thành hôi thối liền đốt bỏ, cho rằng môi trường không nhìn thấy đã được cải thiện rồi. Lâu dần các nhà khoa học mới phát hiện không khí cũng biến thành bẩn…
Quan niệm và tín ngưỡng của người xưa rất khác
Vào khoảng năm 200 SCN, nếu lạc vào một thôn làng bình thường ở nước Anh và hỏi một người nông dân rằng “Anh là ai?” thì người ấy sẽ không ngần ngại mà nói “Tôi là một người Kitô.” Câu trả lời như vậy có thể làm rất nhiều người hiện đại ngạc nhiên. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, những người có câu trả lời như vậy sẽ chiếm đại đa số người dân Anh và châu Âu, không kể nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, quý tộc hay thường dân.
Ở thời đại đó, từ trong tín ngưỡng, con người nhận thức được mối quan hệ của bản thân với Thần linh, vũ trụ, gia đình và xã hội. Tín ngưỡng chiếm một phần lớn sinh hoạt và trở thành một chuẩn tắc trong mọi tư tưởng và hành vi của con người. Trong cuộc sống khi đó, phần quan trọng nhất chính là mối liên hệ giữa người với Thần linh.
(Còn nữa)
Trái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 1)