Saturday, December 21, 2024
HomeBLOGTIẾNG CÒI TÀU

TIẾNG CÒI TÀU

TỪ THỨC

Hôm trước, đưa lên trang facebook này bài hát của Richard Antony, ‘’J’entends siffler le train’’ ( Và tôi nghe tiếng còi tàu ). Hôm nay rảnh rỗi, viết vài chữ, một cách để tạm quên chuyện Việt Nam.
Một bài hát, một câu thơ, có thể đối với người khác rất thường, như hàng trăm bài hát, câu thơ khác, nhưng đối với ta có sự rung động kỳ diệu, bởi vì nó liên hệ tới những kỷ niệm. Có những món ăn nghĩ đến đã ứa lệ, bởi vì nhớ đến bà mẹ đã cho ăn những ngày thơ ấu. Một trái quýt khiến nao nao nghĩ đến ngày xưa, ngồi chờ mẹ đi chợ về, cho một, hai trái quýt. Sẽ không có trái cây nào trên đời thơm ngọt hơn trái quýt
Bài hát của Richard Antony, và trước đó, bài ‘’ Five hundred miles ‘’ của Hedy West, gây một cảm xúc khó tả trong tôi, bởi vì nó nhắc tới những kỷ niệm, những ngậm ngùi, những chia ly, buồn khôn nguôi trên sân ga, trên bến đò hay những phi trường.
Bài hát của Hedy West thấm thía tiếng còi tàu. Bài hát là một lời nói cuối cùng của một người tình, với một người tình
Nếu anh không tới kịp chuyến xe lửa chở em đi
Anh biết em đã đi xa
Anh sẽ nghe tiếng còi tàu từ trăm dặm vọng lại
If you missed the train I’m on/ You will know that I am gone/ You can hear the whistle blow a hundred miles
Và tiếng còi tàu xa dần, 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm, 4 trăm rồi 5 trăm dặm. Lạy trời, tôi bỏ xa nhà 500 dặm đường
Lord, I’m one, Lord, I’m two/ Lord, I’m three/ Lord I’m four/ Lord, I’m five hundred miles away from home. Away from home, away from home/ Lord, I’m 5 hundred miles away from home
Tiếng hát nghẹn ngào hơn :
Tôi ra hành lý trên vai, không một xu dính túi, sẽ không bao giờ có ngày trở lại.
Not a shirt on my back/ Not a penny to my name
Lord, I can’t go back home this ole way

JUNKO
Mỗi lần nghe bài hát, tôi không thể không dừng lại, nghe, ngậm ngùi
Một lần ở ngoại ô Takayama, ăn uống xong, đi ngang qua một tiệm ăn khác bên cạnh, nghe thấy từ bên trong có tiếng hát vọng ra. Giọng rất lạ. Không phải Hedy West, Carey Mulligan, Justin Timberlake hay Joan Baez hay rất nhiều ca sĩ nổi tiếng đã thử bài hát.
Đứng lại nghe, nhưng trời lạnh, mưa lất phất, phải đẩy cửa vào tiệm. Và không lẽ vào nghe nhạc chùa, đành phải kêu món ăn.
Giọng hát tuyệt vời.
Ông chủ niềm nở, sẵn sàng cho nghe lại lần nữa. Hỏi tên ca sĩ, ông chủ, với 2, 3 chữ Anh, hãnh diện cho hay đó là một ca sĩ Nhật Bản. Ông viết tên, nhưng bằng tiếng Nhật. Phải đi một vòng tiệm ăn nhỏ, tham khảo thực khách, trở lại với cái tên cô ca sĩ viết kiểu Tây Phương. Junko Yamamoto.
Chắc chắn là chủ quan, nhưng tôi nghĩ đó là version hay nhất của bài hát
Và bữa ăn ngon hơn bao giờ hết, dù đã ăn trước đó một giờ, và món ăn cũng chỉ là những món thường gặp trong nhiều tiệm ăn trong vùng: thịt nướng tonkatsu, yakitori, với một chai Asahi
Sau này, coi video nhiều lần, tôi vẫn nghĩ như vậy. Giọng Junko Yamamoto có cái buồn kín đáo, khôn nguây của lời hát. You will know that I am gone, ou can hear the whistle blow a hundred miles..
Cũng lại chủ quan nữa, nhưng tôi thấy khi hát, Junko tuyệt đẹp. Sự thực, cô có khuôn mặt của rất nhiều phụ nữ Nhật gặp ngoài đường, trên xe bus, nhưng khi hát, cô ta tuyệt vời.
Cái đẹp của phụ nữ nó không chỉ là cái đẹp khách quan. Nó liên hệ tới nhiều cái rất chủ quan. Denise Ho chẳng hạn, từ khi cô tranh đấu quyết liệt, nhưng rất bình tĩnh, bên cạnh Joshua Wong, tôi thấy cô ta đẹp lạ. Tóc ngắn, trán cao, mắt sáng, trán rộng, khuôn mặt không cần trang điểm, Denise Ho có cái đẹp khoẻ mạnh, thông minh. Nhất là thông minh. Cái thông minh trên khuôn mặt phụ nữ là món trang sức đẹp nhất, đánh bại mọi mỹ phẩm đắt tiền nhất

TOUTE MA VIE
Trở về với tiếng còi tàu
‘’Et j’entends siffler le train’’ của Richard Antony cũng khơi động nhiều, rất nhiều, những kỷ niệm, những ngậm ngùi
Richard Antony mượn nhạc Mỹ, nhưng lời khác. ‘’Five hundred miles’’ là lời người ra đi nhắn người ở lại.’’J’entends siffler le train’’ là câu trả lời của người ở lại
J’ai pensé qu’il valait mieux/ nous quitter sans un adieu/ je n’aurais pas eu le coeur de te revoir/ Mais j’entends siffler le train/ mais j’entends siffler le train/ Que c’est triste un train qui siffle dans le soir
( Anh nghĩ tốt hơn chúng ta nên chia tay không một lời giã biệt/ anh không còn lòng dạ nào nhìn em lần cuối/ Nhưng anh nghe tiếng còi tàu / anh nghe tiếng còi tàu/ Buồn biết bao tiếng còi tàu hú trong đêm )
Người đi buồn, nhưng người ở lại ngậm ngùi hơn
Je pouvais t’imaginer, toute seule, abandonnée/ sur le quai dans la cohue des « au revoir »/ Et j’entends siffler le train/ et j’entends siffler le train..
( Anh nghĩ tới em cô đơn, lạc lõng / trên con ga nhỏ, giữa những lời tạm biệt ồn ào chung quanh/ Và anh nghe tiếng còi tàu/ và anh nghe tiếng còi tàu/ Có gì buồn hơn tiếng còi thét trong đêm )
Bài hát chấm dứt với điệp khúc nhức nhối : Et j’entendrai ce train siffler, toute ma vie ( và tôi nghe tiếng còi tàu thét suốt đời tôi…)
« Five hundred miles » được phóng tác qua đủ thứ tiếng. Có lẽ đáng thất vọng nhất là bản Việt ngữ. Không ai nghe bản này mà nghĩ đấn tiếng còi tàu, hay nỗi ngậm ngùi của kẻ đi người ở. Phải chăng lại chủ quan, lại tự ti mặc cảm ? Nhưng phóng tác nhạc ngoại quốc không phải dễ. Rất ít người làm được như Phạm Duy.
Dù sao, tôi thích trở lại với tiếng hát của Junko Yahamoto và lời ca của Richard Antony.
Et j’entendrai ce train siffler, toute ma vie. Và tôi nghe tiếng còi tàu hụ, suốt đời tôi…

( tuthuc-paris-blog.com )

https://www.youtube.com/watch…

– J’ENTENDS SIFFLER LE TRAIN:

-BẢN TIẾNG VIỆT :
https://www.youtube.com/watch…

https://youtu.be/3sVYfrsaais

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular