Special Communications on Truong Duy Nhat’s and it has been translated into Vietnamese
https://spcommreports.ohchr.org/…/DownLoadPublicCommunicati…
Nhiệm vụ của Nhóm Công Tác về giam giữ Tùy tiện, Nhóm Công tác về các vụ mất tích cưỡng chế hoặc Không tự nguyện, Báo cáo viên Đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, Báo cáo viên Đặc biệt về tình hình của các nhà bảo vệ nhân quyền, Báo cáo viên Đặc biệt về quyền của người di cư và Báo cáo viên Đặc biệt để tra tấn, và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Kính gửi Ngài,
Chúng tôi rất vinh dự được tường trình với tư cách của các Nhóm Công tác về giam giữ Tùy tiện, Nhóm Công tác về các vụ cưỡng chế không tự nguyện, Báo cáo viên Đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, Báo cáo viên Đặc biệt về tình hình của các nhà bảo vệ nhân quyền, Báo cáo viên Đặc biệt về quyền của người di cư và Báo cáo viên Đặc biệt về tra tấn, và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, theo các nghị quyết của Hội Đồng Nhân Quyền số 33/30 ,36/6, 34/18, 34/5, 34/21 và 34/19.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn chính phủ của Ngài chú ý đến các thông tin mà chúng tôi đã nhận được liên quan đến vụ bắt giữ tùy tiện, mất tích cưỡng chế và sau đó đưa ông Trương Duy Nhất từ Thái Lan trở về Việt Nam cũng như sự giám sát là đe dọa ông Bạch Hồng Quyền.
Ông Trương Duy Nhất là một blogger và nhà báo người Việt Nam, ông thường xuyên bình luận về các vấn đề xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề nhân quyền. Từ năm 1987 đến năm 2011, ông Trương đã từng làm việc cho một tờ báo của nhà nước.
Báo cáo viên Đặc biệt rất lo ngại về vụ bắt giữ, giam cầm của ông Trương Duy Nhất trứơc đây khi ông chỉ trích chính phủ Việt Nam. Những sự lo ngại đó đã đựơc nêu ra trong một thông báo bằng Thủ tục Đặc biệt gửi đến chính phủ Việt Nam ngày 12 tháng 8 năm 2014.
Ông Bạch Hồng Quyền, một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường của Việt Nam, một blogger năng nổ và là thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhân quyền.
Những thông tin chúng tôi mới nhận được:
Liên quan đến trường hợp của ông Trương Duy Nhất:
Vào ngày 16 tháng 1 năm 2019, công an Việt Nam bị cáo buộc đã bắt đầu giám sát ông Trương Duy Nhất và nhà của ông sau những tin đồn rằng ông đang chuẩn bị công bố các thông tin nhạy cãm liên quan đến quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, ông Trương Duy Nhất đã phải lần trốn.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2019, ông Trương đã đào thoát sang Thái Lan bằng đường bộ, không có giấy tờ hợp pháp vì trước đây ông đã bị chính quyền Việt Nam ra lệnh cấm đi lại.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2019, ông Trương đã đến văn phòng UNHCR Thái Lan để nộp đơn xin quy chế tỵ nạn. Cùng ngày, ông cũng nhận được một cuộc điện thoại từ một số điện thoại lạ của Thái. Ông kết thúc cuộc gọi và lập tức rời khỏi nơi ông đang ở. Sau đó ông nhận được thêm hai cuộc điện thoại nặc danh khác. Người ta tin rằng những cuộc điện thoại này là do công an Thái Lan khởi xướng. Ông Trương bày tỏ lo ngại rằng ông đang bị theo dõi và ông cũng báo với những người những người bạn của ông rằng vào ngày hôm sau, ông sẽ đến trung tâm thương mại Future Park, quận Rangsit, Bangkok.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2019, khoảng 17.30 giờ công an thường phục của Thái đã tiếp cận và bắt giữ ông Trương trong quán iBerry Cáfe tại trung tâm thương mại Future Park mà không có lệnh bắt giữ nào được cung cấp. Sau đó có người nhìn thấy ông Trương có mặt với công an Thái Lan tại nhà hàng Happy Kitchen V và sau đó không lâu, lúc 20.00 giờ ông bị cảnh sát Thái bàn giao cho ba quan chức Việt Nam. Các quan chức đó đưa ông Trương vào một chiếc xe Toyota Van màu trắng có biển số của nhân viên chính phủ Thái Lan.
Vào 28 tháng 1 năm 2019, cuộc giám sát của công an tại nhà ông Trương ở Đà Nẵng, Việt Nam đã chấm dứt.
Chúng tôi tin rằng Cơ quan nhập cư của Thái cũng như công an địa phương Thái, các Đại diện từ một số Bộ của Thái và đại diện của Tổng Cục Tình Báo (Tổng Cục 2) Việt Nam, Hà Nội có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trương và sau đó cưỡng ép ông trở về Việt Nam.
Số phận và nơi giam giữ của ông Trương bị giấu kín từ 26 tháng 1 năm 2019 cho đến, khoảng thời gian từ ngày 15 đến 20 tháng 3 năm 2019, khi công an Việt Nam cung cấp cho những người có liên quan đến ông Trương một tài liệu ghi rõ là ông đang bị giam giữ tại trại Tạm Giam T16 ở Hà Nội. Thông báo cho biết rằng ông Trương đã bị giam giử kể từ ngày 28 tháng 1 năm 2019. Cho đến hôm nay, cả gia đình ông Trương và luật sư của ông đều không được phép nói chuyện với ông. Ông bị nhà nước Việt Nam khởi tố là đã vi phạm điều 355 của Bộ Luật Hình Sự, liên quan đến “việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản” và có thể bị kết án tù chung thân.
Trong khoảng thời gian ông bị mất tích, những người có liên quan đến ông Trương đã tìm kiếm ông bằng cách liên lạc với các quan chức nhập cư của Thái để biết thông tin về số phận và nơi giam giử của ông. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2019, vợ ông Trương đã công bố một bức thư mà bà đã gởi đến chính phủ Thái để hỏi về thông tin số phận và nơi giam giử của chồng bà. Mặc dù có nhiều người tìm kiếm ông Trương nhưng việc ông bị giam giữ tại Việt Nam đã không được tiết lộ cho đến giữa tháng 3 năm 2019.
Trước đó, ông Trương đã bị bắt tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 5 năm 2013 với cáo buộc rằng ông đã lạm dụng “quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”. Ông đã bị kết án hai năm tù giam vào ngày 4 tháng 3 năm 2014. Ông đã thi hành xong bản án này.
Liên quan đến vụ án của ông Bạch Hồng Quyền:
Ông Quyền bị công an theo dõi kể từ khi ông tổ chức một cuộc tuần hành để đánh dấu kỷ niệm một năm của vụ tràn chất thải Formosa vào ngày 3 tháng 4 năm 2017. Ông đã đăng nhiều bài viết về thảm họa môi trường trên blog của mình, bình luận về tác động của nó đối với người dân địa phương cũng như tổ chức các cuộc biểu tình phản đối công ty Formosa và yêu cầu công ty này phải chịu trách nhiệm về sự cố này.
Vào ngày 12 tháng 5 năm 2017, công an ở tỉnh miền Trung, Hà Tĩnh, đã chính thức ban hành lệnh bắt ông Quyền trên toàn quốc, cáo buộc ông Quyền “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của Bộ Luật Hình Sự. Cáo buộc này mang hình phạt lên đến 7 năm tù giam.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, ông Quyền đã đến Thái Lan cùng với vợ và hai con. Ông đã nhận được quy chế Tỵ Nạn của UNHCR vào ngày 29 tháng 11 năm 2017.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2018, đơn xin tỵ nạn thường trú của ông Quyền và gia đình đã được nộp đến Bộ Di Trú, Tỵ Nạn và Quốc Tịch của Canada.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, chính quyền Thái đã tìm đến nhà của ông Quyền ở Bangkok. Tuy nhiên, ông Quyền đã chuyển đến một nơi an toàn khác, vài ngày sau khi ông Quyền biết tin ông Trương Duy Nhất bị mất tích.
Cùng ngày, chính quyền Thái đã bắt giữ một người Việt Nam khác, người này biết ông Quyền. Họ hỏi người này về nơi cư trú của ông Quyền.
Vì lo sợ cho sự an toàn và tự do cá nhân của mình và gia đình, ông Quyền hiện đang lẩn tránh trong một ngôi nhà an toàn khác, tách biệt với gia đình ông.
Dự thảo Luật về Đàn áp và Phòng Chống tra tấn, và các vụ mất tích cưỡng chế:
Các tội ác về mất tích cưỡng chế và tra tấn hiện không được quy định trong luật pháp của Thái. Một dự thảo luật được sọan thảo từ năm 2010 chưa được xử lý. Theo kế hoạch, bản dự thảo về dự luật ngăn cản và phòng chống tra tấn và mất tích cưỡng chế phải được thông qua vào tháng 3 năm 2019 nhưng dự luật này hiện nay vẫn chưa được Quốc Hội Thái phê chuẩn.
Dự luật này không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế vì hai điều khoản chính đã bị xoá bỏ khỏi bản dự thảo. Đó là:
1. Dự luật này không có quy định nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi tra tấn và mất tích cưỡng chế trong bất cứ trường hợp nào; và
2. không có điều khoản nào cấm việc hoàn trả người tị nạn trở về các quốc gia nơi họ phải đối mặt với nguy cơ bị tra tấn hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm hoặc bị trừng phạt hoặc mất tích cưỡng chế.
Những thiếu sót trong dự luật này có ảnh hưởng nghiêm trọng và làm suy yếu sự bảo vệ pháp lý chống lại sự tra tấn và mất tích.
Chúng tôi rất lo ngại về vụ bắt cóc của ông Trương ở Thái Lan và việc ép buộc ông phải trở về Việt Nam. Việc làm này đã vi phạm nguyên tắc không gửi trả cũng như việc giam giữ tùy tiện sau một thời gian mất tích cưỡng chế. Chúng tôi cũng rất lo ngại về các cáo buộc rằng không có bất cứ thông tin gì được cung cấp cho những người thân của ông Trương về việc ông bị ép buộc hồi hương. Chúng tôi bày tỏ mối quan tâm về những cáo buộc về ông ấy. Những cáo buộc này dường như có liên quan trực tiếp đến các hoạt động báo chí và việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của ông. Thêm vào đó, chúng tôi bày tỏ lo ngại về vụ án của ông Trương vào năm 2014. Vì những việc nêu trên không phù hợp với Luật Nhân Quyền Quốc Tế.
Hơn nữa, chúng tôi rất lo ngại về những điều đã xảy ra cho ông Trương là một tiền lệ đang áp dụng để cưỡng bách ông Quyền phải hồi hương. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về các cáo buộc chống lại ông Quyền vào năm 2017, những cáo buộc liên quan trực tiếp đến các hoạt động nhân quyền của ông về vấn đề xả chất thải của công ty Formosa.
Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về việc Dự Luật của chính phủ của Ngài không có những điều luật chống tra tấn và mất tích cưỡng chế cũng như thiếu các quy định cấm cưỡng bức hồi hương. Chúng tôi kêu gọi chính phủ của Ngài nên sửa đổi bản dự thảo luật để bảo đảm Dự Luật đó sẽ phù hợp với Luật Nhân Quyền Quốc Tế.
Nếu những cáo buộc nêu trên được chứng minh, thì Quốc Gia của Ngài sẽ vi phạm các điều luật số 6,7, 9 và 19, của Công Ứớc Quốc Tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) mà Thái Lan là thành viên từ ngày 29 tháng 10 năm 1996. ICCPR bảo đảm quyền được sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, tự do không bị tra tấn hay bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, và quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp.
Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc đòi hỏi các quốc gia thành viên phải bảo vệ tất cả mọi người và chống lại việc mất tích cưỡng chế. Mỗi quốc gia phải đặt ra các luật lệ cần thiết để thi hành nghĩa vụ trên. Đặc biệt, Tuyên bố ghi rõ rằng không nhà nước nào được quyền thực hành, cho phép, dung thứ các vụ mất tích cưỡng chế (điều 2), và mỗi quốc gia sẽ áp dụng các biện pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác để ngăn chặn và chấm dứt các hành vi mất tích cưỡng chế trong bất kỳ nơi nào trên đất nước đó (điều 3). Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có quốc gia nào được quyền trục xuất, hoàn trả lại hoặc dẫn độ một người từ quốc gia này sang một quốc gia khác nếu người đó có thể gặp nguy cơ mất tích cưỡng chế (điều 8).
Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của chính phủ của Ngài trong việc chống các vụ mất tích cưỡng chế hoặc tra tấn được cụ thể hóa trong pháp luật Thái. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính phủ của Ngài phải bảo đảm tất cả các pháp luật liên quan đến vấn đề này cần phải hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của Luật Nhân Quyền Quốc Tế.
Vì vấn đề cấp bách, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị các nhà lập pháp ban hành ngay một đạo luật hoàn toàn tuân thủ các điều lệ của Công Ứớc Chống Tra Tấn, Chống đối xử tàn ác vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) mà Thái Lan là một thành viên. Công Ước quốc tế bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự mất tích cưỡng bức ( ICPPED) mà Thái Lan đã ký vào năm 2012. Chính Phủ Thái cũng đã cam kết phê chuẩn một số khuyến nghị trong Kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2014. Chính phủ Thái Lan cũng đa cam kết và phê chuẩn Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về vấn đề bảo vệ mọi người không bị mất tích cưỡng bức.
Một số nghĩa vụ và trách nhiệm đặt ra trong bản Tuyên Ngôn Công Ước Quốc Tế cần phải được tuân theo triệt để. Đặc biệt việc bảo vệ con người không bị tra tấn, đối xử tàn tệ và mất tích cưỡng chế. Quyền được bảo vệ này vẫn phải được áp dũng ngay cả trong tình trạng khẩn cấp. Quyền không bị hoàn trả trở về các quốc gia nơi nhân sự phải đối mặt với nguy cơ bị tra tấn hay bị mất tích cưởng bức phải được bảo đảm tối đa. Điều cần thiết là các nguyên tắc pháp lý này phải được áp dụng đầy đủ và được đưa vào luật pháp trong nước, các định nghĩa của tất cả các tội danh phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Các văn bản thông tin về tiêu chuẩn nhân quyền có sẵn trên trang www.ohchr. org hoặc sẽ được cung cấp theo yêu cầu.
Trước sự cấp bách của vấn đề, chúng tôi mong nhận được sự phản hồi về các bước đầu tiên được thực hiện bởi chính phủ của Ngài nhằm phù hợp với các điều khoản trong các bản Tuyên bố, Công Ứớc Quốc Tế nêu trên để bảo vệ quyền của những người được chúng tôi đề cập trên.
Để thực hiện trách nhiệm do Hội Đồng Nhân Quyền giao phó, chúng tôi sẽ dùng hết sức để làm sáng tỏ tất cả các trường hợp nêu trên. Chúng tôi rất biết ơn đến sự quan tâm của Ngài.
Chúng tôi mong mỏi Ngài giúp chúng tôi những việc sau đây:
1. Vui lòng cung cấp bất kỳ thông tin/ nhận xét bổ sung nào Ngài có về các cáo buộc nêu trên.
2. Vui lòng cung cấp thông tin về các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo quyền được bảo vệ, bảo đảm thủ tục được chấp hành đúng quy định cho những người tỵ nạn Việt Nam và những người đã được UNHCR chấp thuận quy chế tỵ nạn, bao gồm quyền được các cơ quan có liên quan xét hồ sơ, quyền có đại diện pháp lý, cũng như quyền được tiếp cận biện pháp hiệu quả để kháng cáo những quyết định trục suất. Xin Ngài vui lòng giải thích những biện pháp nào đã được thực hiện để chấm dứt tình trạng giam giữ người nhập cư lâu dài, ngăn chặn việc các gia đình bị ly tán hoặc bị trục suất mà không có những xét duyệt theo tiêu chuẩn Nhân quyền Quốc Tế.
3. Vui lòng cung cấp chi tiết các thông tin về các cuộc cuộc thỏa thuận giữa chính phủ Thái Lan và Việt Nam về việc trục xuất các công dân Việt Nam trở về cố hương. Xin vui lòng cung cấp các thông tin về lý do tại sao những người thân của ông Trương không được thông báo về việc ông bị trục xuất mặc dầu họ đã yêu cầu chính phủ Thái Lan cung cấp các thông tin liên quan.
4. Vui lòng cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý về việc bắt và giam giữ ông Trương.
Trong khi chờ đợi sự trả lời của Ngài về những vấn đề nêu trên, chúng tôi đề nghị chính phủ Thái Lan áp dụng tất cả các biện pháp tạm thời cần thiết để ngăn chặn các hành vi bị cáo buộc tái diễn. Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải trừng phạt những người có liên quan đến việc mất tích cưỡng chế và cưỡng ép hồi hương, nếu những cáo buộc nêu trên là sự thật.
Chúng tôi muốn thông báo đến chính phủ của Ngài biết rằng một lá thư tương tự sẽ được gửi đến chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi muốn thông báo với chính phủ của Ngài rằng sau khi gửi đơn kháng cáo khẩn cấp tới Chính Phủ Việt Nam, Nhóm Công Tác về giam giữ người tùy tiện sẽ chuyển hồ sơ này đến Cơ quan có thẩm quyền của UN để xin ý kiến về việc chính phủ Thái Lan và Việt Nam có tước đoạt quyền tự do của ông Trương Duy Nhất hay không? Chính phủ của Ngài sẽ cần phải trả lời riêng cho Cơ quan thẩm quyền của UN về vấn đề này.
Thông tin này và các phản hồi nhận được từ chính phủ của Ngài sẽ được công khai thông qua trang web báo cáo truyền thông của UN trong vòng 60 ngày. Sau đó, tất cả các thông tin và phản hồi nhận được sẽ được cung cấp trong báo cáo thông thường trước Hội Đồng Nhân Quyền.
Chúng tôi rất lưu tâm đến vấn đề này.
Trân trọng kính chào.
Elina Steinerte, Phó chủ tịch nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện.
Bernard Duhaime, Chủ tịch-báo cáo viên của Nhóm Công Tác về những vụ mất tích cưỡng chế hoặc không tự nguyện.
David Kaye, Báo cáo viên Đặc Biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt.
Michael Forst, Báo cáo viên Dặc Biệt về tình hình của những nhà bảo vệ nhân quyền.
Felipe González Morales, Báo cáo viên Đặc Biệt về quyền của người dì cư.
Nils Melzer, Báo cáo viên Đặc Biệt về tra tấn và các hình thức trừng phạt, đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.