Có một số bạn đọc các bài báo về phân tích gen, ở đó có kết luận về sự di cư của người Việt từ phương bắc. Từ đây đưa ra kết luận người VIệt là một phần không thể tách rới của Trung Quốc.
Các bạn nên thận trọng với các loại báo khẳng định ẩu như vậy.
Bản chất của các nghiên cứu khoa học về gen không thể đưa ra kết luận về đặc tính dân tộc vì mấy nguyên nhân sau đây.
Trước hết, muốn nói về dân tộc thì phải định nghĩa được dân tộc là gì. Đưa ra được một định nghĩa dân tộc là rất khó. Lấy ví dụ như vào năm 1069 vua Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đánh Champa và bắt đưa về rất nhiều người Champa. Họ sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau 1000 năm, việc lấy chồng lấy vợ đẻ con đã dung hòa tất cả sự khác biệt nếu có về gen. Các bạn không thể dựa trên phân tích gen mà khẳng định họ có là người Kinh hay không. Các bạn càng không thể khẳng định họ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Dân tộc được xác định bởi văn hóa. Văn hóa thì được xác định bởi số đông. Và số đông thì được xác định bởi nơi có môi trường sống thuận lợi.
Khoảng hơn 30 nghìn năm về trước một nhánh người Nam Á di cư từ Trung Á tới khu vực Bắc Lào và sau đó chia thành hai nhánh. Một nhánh lên Vân Nam vào Quảng Tây. Một nhánh đi qua Hòa Bình rồi thẳng ra biển chỗ Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy cả hai nhánh này có chung một gốc gen từ hơn 30 nghìn năm về trước.
Khoảng 23 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 130m. Người Kinh sinh sống ở cửa sông Hồng, khi ấy cửa sông gần vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người Champa sống ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khu vực hạ lưu các con sông là nơi có nhiều thủy hải sản, có nhiều loại cây thuộc họ sung vả cung cấp đường, .. Đây là nơi có nhiều điều kiện tốt cho người tiền sử sinh sống. Mật độ dân cư ở hạ lưu các con sông rất lớn và luôn là nơi có văn hoá mạnh.
Trong suốt thời gian 8000 năm tiếp theo, mực nước biển dâng cao dần, người Champa di cư vào khư vực miền trung và nam của Việt Nam. Người Kinh di cư vào đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Quảng Đông. Vậy nếu kiểm tra Gen thì gen người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ với gen của người Quảng Đông và Quảng Tây thì họ đâu có khác nhau nhiều. Hơn thế, toàn bộ kết luận của việc phân tích gen là phụ thuộc vào quá trình chọn mẫu. Chúng ta chọn người để lấy mẫu gen theo tiêu chí nào mới là quan trọng. Đấy là còn chưa nói tới toàn bộ quá trình giải trình tự gen và phân tích gen là toán học, và các khoa học gia, giáo sư tiến sĩ ngành gen ở các trường đại học và các viện nghiên cứu gen, hoàn toàn không am hiểu gì về toán.
Vào thời điểm 6000 năm về trước, khu vực đồng bằng Bắc Bộ nay còn là vịnh biển nông. Trong khi đó đồng bằng sông Mã và sông Cả đã có. Người tiền sử di cư từ Hoàng Sa vào ở chủ yếu khu vực đồng bằng sông Mã và sông Cả. Các di chỉ khảo cổ ở Đa Bút xác nhận điều này. Khoảng thời gian 3000 năm về trước thời đại đồ đồng xuất hiện. Khu vực từ Xepon tới Thanh Nghệ là vùng có nhiều mỏ đồng thiếc tiền sử. Các mỏ này được khai thác liên tục từ hơn 3000 năm về trước với sản lượng khoảng 10 tấn mỗi năm trong suốt cả 1000 năm cho tới đầu Công Nguyên. Đồng bằng sông Mã và sông Cả là nơi cung cấp lương thực dồi dào. Đồng vừa là tiền để tiêu (như vàng hiện nay), vừa được dùng làm vũ khí, làm đồ dùng lao động như cày cuốc và nồi xong để nấu ăn. Chính vì thế mà cho tới tận đầu Công Nguyên thì trung tâm kinh tế của người Kinh nằm ở vùng Xepon Thanh Nghệ. Điều này được xác nhận từ mật độ phân bố các đồ đồng niên đại Đông Sơn được tìm thấy. Vương quốc Đông Sơn được chính sử nhà Chu ghi nhận với tên gọi là Việt Thường Thị. Vào thời gian 3200 năm về trước Việt Thường là vương quốc công nghiệp luyện kim và kinh tế hùng mạnh nhất khu vực, lên tới tận nhà Chu. Các hoa văn hoạt cảnh lễ hội trên trống đồng Ngọc Lũ cũng cho thấy sự hân hoan vui vẻ của người dân. Các di trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở Malaysia cho thấy Việt Thường, tức Đông Sơn, có giao thương viễn dương với các nước trong khu vực.
Trong suốt khoảng thời gian nghìn năm trước Công Nguyên, có nhiều dòng dân di cư tới các mỏ đồng. Họ từ đông Ấn qua và từ Vân nam xuống. Họ bị đồng hóa bởi văn hóa bản địa, tức người Kinh ở Việt Thường. Những người di cư từ đông Ấn mang theo tôn giáo Phật giáo và chữ viết ký âm Ấn cổ Brahmic. Như thế tiếng kinh đã được chữ viết hóa theo ký âm từ trước Công Nguyên. Khi Mã Viện tiến đánh xuống phía nam, sử liệu phương Bắc cho thấy đã có một bộ phận người Kinh từ vùng Việt Thường di cư xuống Champa. Họ bị đồng hóa bởi văn hóa bản địa trở thành người Champa. Những người Kinh này mang theo chữ viết và tiếng Champa đã được ký âm hóa bằng chữ viết ký âm Ấn cổ Brahmic. Như vậy Champa chính là chữ viết cổ của tiếng Kinh. Nó có từ trước khi bị Hán nôm hóa.
Do có chữ viết mà ở Champa đã hình thành ra vương quốc vào khoảng thời gian năm 190 sau Công Nguyên. Vị vua đầu tiên của người Champa là Khu Liên và được cổ sử phương Bắc ghi nhận. Nhờ tồn tại dưới dạng vương quốc mà người Champa đã chống lại được người Campuchia, là dân di cư từ đông Ấn Ấn qua vào khoảng những năm 200 sau Công Nguyên.
Trung tâm quyền lực ở vùng Xepon Thanh Nghệ được coi là nguyên nhân chặn dòng di cư người Thái Tày từ Phương Bắc vào đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không có trung tâm quyền lực này thì người Việt Nam chúng ta sẽ nói tiếng Tày Thái như người Lào và Thái Lan. Trung tâm quyền lực Xepon Thanh Nghệ cũng khiến cho người Champa không nống ra được phía bắc để vào đồng bằng Bắc Bộ, nếu không chúng ta cũng không nói tiếng Kinh mà là tiếng Champa.
Truyền thuyết về tổ tiên người Kinh là từ Kinh Dương Vương ở hồ Động Đình là của người di cư từ mang phương Bắc tới. Sự khác biệt về ngôn ngữ tiếng Kinh với tất cả các ngôn ngữ ở phương Bắc cho thấy, người Kinh không phải là dậu duệ của các nhóm dân di cư. Người Kinh là dân bản địa và người dân Champa là dân bản địa.
Theo thời gian có nhiều dòng dân di cư từ phương bắc tới đồng bằng Bắc Bộ. Đó là họ Phùng (hậu duệ của các vua Hùng), họ Ngô, họ Lý, Họ Trần, họ Mạc,… Họ bị đồng hóa bởi văn hóa bản địa và tạo ra cộng đồng người Kinh.
Đây là bức tranh tổng quát về sự hình thành dân tộc Kinh và dân tộc Champa. Nó khác xa với tất cả các truyền thuyết và huyền sử mà chúng ta được biết từ trước tới nay về cội nguồn của người Việt Nam.
Vậy là hàng ngàn đời sử gia Việt xưa và nay đã lú lẫn trong đám bùn hoang tưởng. Các sử gia ngày nay vẫn tiêu hàng đống tiền của dân để cổ xúy cho sự hoang tưởng.
Tôi thì chỉ có một mình, chả tiêu được đồng nào của nhà nước. Nhưng những gì tôi làm ra là đúng.
Mong các bạn ủng hộ trong quá trình lội ngược dòng lịch sử.
Nguyen Le Anh