Đỗ Ngà
Sáng ngày 08/12/2015, trong một cuộc tiếp xúc với cử trị quận Hoàn Kiếm ông Trọng có nói “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?”. Ý của ông Trọng là hãy thả cho Trung Quốc tự tung tự tác thì các đồng chí ông được yên ổn ngồi chia chác quyền lực cho nhau. Như vậy, đứng giữa sự an nguy quốc gia và quyền lợi của các đảng viên thì sự an nguy quốc gia bị dẹp sang một bên. Đó là quan điểm của ông Trọng trước thềm đại hội 12.
Nay bước sang gia đoạn chuẩn bị đội hội 13, Trung Quốc lại kéo tàu sang vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đe dọa thì phản ứng của ông Trọng cũng như vậy, cũng thả cho giặc tự do lộng hành và tập trung vào vấn đề chia chác quyền lực. Ông trọng đã chỉ đạo báo chí không được nói về mối đe dọa của ngoại bang, ông chỉ đạo Bộ Ngoại Giao câm họng, và ông lệnh cho quân đội án binh bất động.
Từ sau khi ngã bệnh ở Kiên Giang, ông Trọng luôn ở sau hậu trường vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên vào ngày 03/07/2019 Trung Quốc xua tàu đến đe dọa Bãi Tư Chính ông Trọng vẫn cho báo chí ém tin làm dân không hay biết gì, đến 1 tuần sau tin tức từ nước ngoài mới báo cho biết thì dân mới té ngửa “thì ra cả tuần chủ quyền đất nước bị đe dọa mà dân không biết gì cả”. Thấy không thể để dân bùng phát phản ứng là điều tối quan trọng lúc này, thì ngày 25/07/2019 ông Trọng đã xuất hiện và cảnh báo với toàn đảng của ông rằng “Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”. Chủ quyền ông không lo, ông chỉ lo dân phản ứng làm đảng vất vả chế tài thôi. Trong mắt ông Trọng, dân đáng sợ hơn ngoại xâm.
Như vậy, có thể nói quan điểm đem quyền lợi quốc gia mua sự yên ổn cho đảng là chủ trương xuyên suốt của ông Trọng chứ không phải là phản ứng mang tính tình thế. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu quan điểm này có phải là một quan điểm mang tính xuyên suốt qua các thế hệ lãnh đạo trong ĐCS hay không? Để xét trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xét hết suốt chiều dài lịch sử 74 năm cầm quyền của ĐCS thì mới rõ.
Ngược lại lịch sử, ta thấy công Hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng cũng là một hành động dâng chủ quyền cho Tàu để mua tình hữu nghị của thế hệ lãnh đạo đời đầu. Đây là một chủ trương phản quốc thể hiện rất rõ nhưng cho đến nay ĐCS không chịu thừa nhận sai lầm mà ngược lại, họ lại tiếp tục trượt dài theo những sai lầm đó. Hành động thả cho giặc lộng hành trong vùng chủ quyền đất nước hôm nay của ĐCS thì nói cho cùng, đó cũng là hành động nhường chủ quyền mua tình hữu nghị giống hệt như năm xưa Hồ Chí Minh – Phạm Văn Đồng đã từng làm ấy thôi. Đây rõ ràng là chủ trương xuyên suốt của ĐCS qua các thời kỳ chứ không phải là một sai lầm có tính giai đoạn.
Với ĐCS hãy nhớ đến câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”. Vì vậy, muốn đánh giá CS thì phải quan sát không nghe họ nói. Khi quan sát 74 năm ĐCS cai trị Việt Nam, thì chúng ta thấy rất rõ rằng, việc chống Tàu của ĐCS chỉ là 1 điểm tí hon trên trục thời gian lịch sử mà thôi. Suốt 74 năm, ĐCSVN luôn theo Tàu, chỉ duy nhất năm 1979 là ĐCS chống Tàu. Sau khi ông Lê Duẩn mất, thì ngay lập tức nhóm lãnh đạo kế tiếp Linh – Mười đã “sửa sai” cho đảng bằng Hội Nghị Thành Đô ô nhục. Và từ ngày ấy đến nay, chúng ta thấy ĐCS càng ngày càng ngã vào bàn tay của Tàu Cộng một cách khăn khít hơn.
Một đảng cầm quyền nếu muốn đặt quyền lợi quốc gia lên trên, thì điều trước tiền họ cần làm là phải triệt tiêu lòng tham nơi đảng viên của họ. Vì sao? Vì nói đến quyền lợi quốc gia là nói đến sự hy sinh và sự cống hiến. Nếu con người đã mang nặng lòng tham thì họ không thể hy sinh hay cống hiến bất cứ cái gì cho quyền lợi đất nước. Như ta biết, khi con người đã bị nhào nặn dưới khuôn mẫu của tư tưởng CS thì hầu hết đều trở thành những kẻ tham lam trục lợi. Một khi trong đảng tràn ngập những kẻ tham lam thì không thể khơi dậy lòng yêu nước để duy trì lòng trung thành của đảng viên, mà thay vào đó là đảng sẽ dùng quyền lợi kích thích lòng tham để trói buộc lòng trung thành của đảng viên vào đảng mà thôi.
Đảng không tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vậy đảng lấy quyền lợi đâu ra mà ban phát cho người của mình? Câu trả lời, nguồn khai thác đó chính là nhân dân và tài nguyên quốc gia. Không buông cho đảng viên tham nhũng, thì ĐCS sẽ không có một lượng đông đảo sẵn sàng đè bẹp nhân dân được. “Còn đảng còn mình” nói cho cùng thì còn đảng thì “mình” mới có thể dùa hốt để làm giàu bản thân. Như vậy, đảng đứng được là nhờ tham nhũng chứ không phải nhờ trị tham nhũng. Vì vậy mà khi ai đó thực hiện chiến dịch “trừng trị tham nhũng” thì chắc chắn đó chính là một chiêu bài để che đậy một mưu đồ khác. Với tầm dân trí như của đa phần Việt Nam hiện nay, thì rất nhiều người vẫn tin đây là giải pháp tốt nhất làm sạch bộ máy nhà nước chứ không phải là cải cách thể chế chính trị.
Đại hội đảng là một cuộc chia chác quyền lực lớn, nếu đem chuyện chủ quyền ra bàn thì chẳng ai mặn mà, vì sao? Vì chuyện này nếu làm căng thì ai cũng sẽ không còn sự an nhàn hưởng thụ những thứ được hốt từ dân dân nữa. Ai cổ võ cho xu hướng này chắc chắn kẻ đó sẽ là một kẻ lạc lõng trong đảng và rất dễ bị đào thải. Thật ra con người ông Nguyễn Phú Trọng rất “thức thời”, ông đã theo xu thế chung của đảng. Chính ông cũng đã nhận ra rằng, trong đảng của ông cũng rặc một phường tham lam và xem nhẹ quyền lợi đất nước. Chính vì vậy mà ông chỉ tập trung vào việc chia chác quyền lực và gạt chuyện chủ quyền sang một bên. Và kết quả thật mĩ mãn cho ông, chính ông đã trở thành con người được lòng đảng viên nhất so với những lãnh đạo ĐCS trước đây..
-Đỗ Ngà-
Tham Khảo: