Lam Kiều Lam viết
Internet là một lợi ích công cộng toàn cầu. Quyền truy cập Internet là quyền tự do kết nối qua không gian mạng,, tự do ngôn luận, tự do tiếp cận & trao đổi thông tin, biểu đạt quan điểm & quyền an toàn dữ liệu cá nhân của người dùng nó.
Năm 1996, John Perry Barlow, một người đấu tranh cho quyền tự do sử dụng Internet, đã công bố trong bản “Tuyên ngôn độc lập không gian mạng” rằng: “Các chính phủ của thế giới công nghiệp hóa, những gã khổng lồ sắt thép đã nhàu nhĩ, ta tới từ không gian mạng, căn nhà mới của tri thức. Đại diện cho tương lai, ta yêu cầu những kẻ thuộc về quá khứ như các người để chúng tôi yên. Các người không được chúng tôi chào đón và không có chủ quyền nơi chúng tôi tụ tập”. Tuyên bố bác bỏ sự can thiệp của bất kỳ thế lực nào áp đặt luật lên mạng Internet giám sát quyền sử dụng, khẳng định rằng Internet nằm ngoài biên giới của bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, Internet đã phát triển các qui ước xã hội của riêng mình để xác định cách xử lý các vấn đề của nó. Một số quyền con người đã được xác định là có liên quan với Internet. Chúng bao gồm quyền tự do ngôn luận, bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư và tự do hiệp hội. Hơn nữa, quyền được giáo dục và đa ngôn ngữ, quyền của người tiêu dùng và tiếp cận thông tin. Tự do thông tin là một quyền cơ bản của con người được công nhận trong luật quốc tế, ngày nay được hiểu là tự do ngôn luận trong bất kỳ phương tiện nào, bằng lời, bằng văn bản, in, qua Internet hoặc qua các hình thức nghệ thuật. Việc tiếp cận thông tin ngày càng được công nhận là điều kiện tiên quyết cho tính minh bạch và trách nhiệm của chính phủ, như tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn, và bảo vệ công dân chống lại sự quản lý kém và tham nhũng của một chính quyền.
An ninh mạng Cybersecurity là gì ? Theo trang Viettimes.vn : “Từ điển trích dẫn trong Phát kiến quốc gia về sự nghiệp và nghiên cứu an ninh mạng (NICCS), An ninh mạng được định nghĩa là hoạt động hoặc quá trình, khả năng, hay trạng thái mà theo đó thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và thông tin chứa trong đó được bảo vệ khỏi và/hoặc bảo vệ chống lại thiệt hại, sự sử dụng trái phép hoặc sửa đổi, khai thác. An ninh mạng bao gồm các giải pháp được thiết kế để bảo vệ người dùng máy tính và các công ty vận hành trên Internet. Trong thực tế, An ninh mạng là một phần trong khái niệm rộng hơn được gọi là An ninh thông tin – mục tiêu mà nó hướng đến là bảo vệ thông tin kỹ thuật số.
Tội phạm mạng: bao gồm tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện thông qua Internet
Hiểm họa mạng: Khả năng gây tổn hại đến các tổ chức và người dùng thông qua Internet.
Không gian mạng: Thực tế mô phỏng áp dụng trong máy tính và mạng kỹ thuật số tồn tại trên toàn cầu. Nói ngắn gọn, An ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ chúng ta chống lại các cuộc tấn công hoặc các hành động bất hợp pháp của các bên thứ ba trên mạng Internet. Hành vi, đối tượng nào bị quy kết là tội phạm mạng? Hành vi phạm pháp có thể là bất cứ thứ gì từ lừa đảo online, đưa virus máy tính vào hệ thống máy tính của một công ty nào đó, ăn cắp thông tin tài khoản và mật khẩu người dùng , hoặc thậm chí mạo danh hay đánh cắp danh tính.”
Điều lệ Quyền Internet của APC được thành lập bởi Hiệp hội Truyền thông Tiến bộ (APC) tại Hội thảo Quyền Internet Châu Âu của APC, được tổ chức tại Prague, tháng 2 năm 2001. Hiến chương dựa trên Điều lệ Truyền thông của Nhân dân và phát triển bảy chủ đề: truy cập internet cho tất cả; tự do ngôn luận và hiệp hội; tiếp cận kiến thức, chia sẻ học tập và sáng tạo – phần mềm tự do và nguồn mở và phát triển công nghệ; quyền riêng tư, giám sát và mã hóa; quản trị internet; nhận thức, bảo vệ và thực hiện các quyền. APC nói rằng “khả năng chia sẻ thông tin và giao tiếp tự do sử dụng internet là rất quan trọng để thực hiện các quyền con người như được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước Quốc tế về Dân sự và các quyền chính trị.
Luật An Ninh Mạng là luật quan trọng được áp dụng ở các quốc gia dân chủ với bản chất & mục đích bảo vệ quyền lợi & sự an toàn của người sử dụng Internet . Nhưng ở các quốc gia độc tài và cộng sản, thuật ngữ này bị lạm dụng & áp đặt với bản chất & động cơ hoàn toàn trái ngược : xâm phạm & vi phạm nhân quyền của người dùng mạng xã hội. Khi nhìn vào bản đồ thống kê các quốc gia thao túng mạng xã hội để làm suy yếu các giá trị dân chủ & quyền con người, ta thấy rõ các nước vi phạm đều là các nước cộng sản : Nga, Trung quốc, Bắc Hàn… Theo danh sách kẻ thù internet của tổ chức không biên giới (RSF) , các nhà nước sau kiểm duyệt internet: Cuba, Iran, Maldives, Myanmar / Burma, Bắc Triều Tiên, Syria, Tunisia, Uzbekistan và Việt Nam. (nguồn tham khảo https://freedomhouse.org/report/freedom-net/freedom-net-2017 )
Trung Quốc là kẻ tồi tệ nhất thế giới trong việc đàn áp tự do Internet. Các quy định mới của Trung quốc tăng áp lực lên các công ty buộc họ xác minh danh tính của người dùng và hạn chế nội dung người dùng Internet . Trong khi đó, bản thân người dùng đã bị trừng phạt vì chia sẻ những tin tức nhạy cảm và bình luận, với các điều khoản tù từ năm ngày đến mười một năm.. “Chủ quyền không gian mạng” là mục tiêu chính sách hàng đầu của Tập Cận Bình. Ban Tuyên truyền Trung ương của ĐCSTQ, các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân sử dụng hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người để theo dõi, kiểm duyệt và thao túng nội dung trực tuyến. Tài liệu về các vấn đề được kiểm duyệt một cách hệ thống, bao gồm đánh giá độc lập về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, các phê phán chính sách của chính phủ, các cuộc thảo luận về chủ đề nhạy cảm về chính trị và xã hội, và thông tin về tôn giáo. Kiểm duyệt trở nên dữ dội hơn trong các sự kiện nhạy cảm về chính trị hoặc tin tức cập Nhật. Các báo cáo tin tức do người dùng chia sẻ phải chịu sự kiểm duyệt và trừng phạt nặng.
Tại Nga đã xảy ra hàng loạt cuộc biểu tình trong nhiều năm chống sự kiểm duyệt Internet. Ngày 13/5/2018, hàng trăm người đã tập trung tại thủ đô Moscow để yêu cầu mở khóa ứng dụng tin nhắn Telegram, đây là cuộc biểu tình thứ 2 tại thủ đô nước Nga kể từ khi chính quyền ngăn chặn ứng dụng tin nhắn phổ biến này, theo Reuters. Những người biểu tình hô vang những khẩu hiệu chống chính phủ và những biểu ngữ thể hiện việc chống lại kiểm duyệt internet.
“Các nhà chức trách muốn lấy đi những thông điệp bí mật của chúng ta, cuộc sống riêng tư của chúng ta”, chính trị gia đảng đối lập Mikhail Kasyanov nói với những người biểu tình. “Internet là trọng yếu cho tự do tồn tại của tất cả chúng ta. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra”. Telegram đã bị chặn hôm 16/4 theo lệnh của Cơ quan Giám sát Truyền thông nhà nước Roskomnadzor, sau khi từ chối quyền bảo mật truy cập đối với tin nhắn được mã hóa của người dùng. Trong quá trình chặn ứng dụng, Roskomnadzor cũng cắt quyền truy cập vào một loạt các trang web khác.
Hàng ngàn người đã diễn hành trên đường phố ở Moscow, đòi chính phủ chấm dứt việc kiểm soát và theo dõi những nội dung người dân Nga đưa lên mạng internet. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Sự thật mạnh hơn kiểm duyệt”, “Một đất nước tự do, internet tự do.” Rất nhiều người đã bị bắt trong cuộc biểu tình này. Theo nguồn tin từ RT, Facebook sẽ bị cấm hoàn toàn ở Nga nếu như không tuân theo các điều khoản lưu trữ dữ liệu của quốc gia họ . Bộ luật yêu cầu mọi mạng xã hội đều phải chuyển giao dữ liệu của những người dùng của Nga về cho chính phủ nước này. Ngoài ra, theo ông Aleksandr Zharov – lãnh đạo bộ phận an ninh mạng của Nga – Facebook cũng bị ra lệnh xóa bỏ mọi thông tin nhạy cảm có liên quan và bị cấm.
Luật An Ninh Mạng hoàn toàn trái ngược giữa các quốc gia dân chủ & độc tài. Luật An Ninh Mạng của Mỹ & Châu Âu lập ra là để bảo vệ sự an toàn sử dụng Internet cho công dân của họ, và chống các thế lực hải ngoại & trong nuớc xâm phạm an ninh quốc gia bằng việc hack vào hệ thống chính trị, quân sự hay tài liệu mật . Chứ họ không hề kiểm duyệt, trù dập, ngăn cản quyền tự do biểu đạt quan điểm, suy nghĩ, chia sẻ tin tức , chỉ trích, phê bình của người dân về mọi tiêu cực.
Ở Việt Nam thì sao ? Các ông cho rằng dân xuyên tạc, vu khống các ông. Hãy nhìn lại đi & chứng minh bao nhiêu phần trăm những điều dân phê phán những tiêu cực xã hội & cách quản lý điều hành đất nước hay tệ nạn tham ô của các quan chức là sai ? Họ nói hầu hết là đúng mà , từ những nguồn báo chính thống của các ông lẫn từ các nguồn tin nước ngoài về Trung quốc .Các ông nhìn lại xem nhà tù chứa những ai ? Tội phạm, băng đãng cướp giật, tham nhũng, có ai trong họ trước đó sử dụng Internet không ?
Các ông cầm hết quyền hạn, luật định, sức mạnh trong tay. Người dân có bao giờ dám chống lại các ông bằng hành động chưa? Dù có đi biểu tình lác đác vài chục hay tối đa ngàn người, dân có gì trong tay họ không ? Một con dao, thanh sắt hay cây gậy, hòn đá họ cũng không có nữa mà, dù họ có thể mang theo . Họ có gì để trấn áp, khủng bố các ông ?
Các ông tăng gì, dân đóng nấy, muốn xây muốn phá muốn đốn muốn làm gì làm, dân phàn nàn xong vẫn bất lực để các ông làm . Họ có cản trở phá hoại các ông không ? Dân hiền lành quá mà . Tất cả vũ khí họ có chỉ vởn vẹn một thứ duy nhất là lên mạng oán than, cào bàn phím, cho hả dạ. Họ phê phán năm này qua tháng khác, các ông vẫn bình chân tỉnh bơ. Nay cả cái quyền & nơi duy nhất để dân xả bức xúc, các ông cũng muốn tước đoạt luôn sao ?
Các ông lo sợ dân tham gia Internet sẽ xâm hại an ninh quốc gia hoặc đánh cắp các tin mật . Vậy hãy chứng minh có người dân nào thực hiện những điều trên chưa ? Ai , dân Việt, hay là nước nào mới thật sự đe dọa & có nguy cơ xâm phạm an ninh VN ?
An ninh quốc gia, suy cho cùng, chính là những tin tức cảnh báo do chính người dân góp phần chia sẻ & loan truyền : những cập nhật xác thực về tình hình biển Đông, những gì đã diễn ra ở Hoàng Sa Trường Sa, những con tàu lạ truy cùng đuổi tận ngư dân Việt ngay trên hải phận Việt Nam. An ninh quốc gia & sự quan tâm lên tiếng về an nguy của đất nước, không phải là độc quyền của nhà nước, mà là chủ quyền của toàn dân. Nếu các ông lập ra luật để chống dân , tước đoạt các quyền tự do biểu đạt của dân & quy chụp cho họ nguy cơ xâm phạm an ninh tổ quốc, thì các ông đã lầm đối tượng . Bởi, hơn ai hết, nhân dân & các ông thấy rõ, thế giới thấy rõ, kẽ đã từng & luồn lăm le rắp tâm phá hoại đất nước & đời sống VN về mọi mặt, chính là láng giềng lớn nhất của các ông.
Các ông soạn Dự luật ANM VN có biết hậu quả của bưng bít thông tin ở TQ là gì không ? Trung quốc kiểm duyệt Internet, ngăn chặn toàn dân Trung quốc tiếp cận nước ngoài, đồng thời tuyên truyền trên truyền thông TQ khiến dân , ngay cả thanh niên, sinh viên tin rằng biển Đông & HS-TS thuộc chủ quyền của họ. Các sách giáo khoa TQ cũng khẳng định các tuyên bố Biển Đông của Trung Quốc. “Quần đảo Giàu Xisha [Paracel]”, một bài báo trong cuốn sách giáo khoa Trung Quốc cho trẻ tuổi nói rằng các hòn đảo là “tiền đồn phòng thủ bờ biển của nước ta” . Công dân Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt và giận dữ trước một phán quyết của Phi rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là bất hợp pháp. Cư dân mạng Trung quốc đã kêu gọi chiến tranh chống Philippines, tẩy chay các sản phẩm của nước này và tạo ra một phim hoạt hình phân biệt chủng tộc để chế nhạo người Philippines. Họ vượt tường lửa để phỉ nhổ những lời lăng mạ nuớc Phi trên Twitter, và hơn 20.000 công dân Trung Quốc đã ký một bức thư ngỏ để phản đối phán quyết của toà án Phi.
Trong khi ở các nước phú cường, tự do, chất lượng sống & quyền con người ngày càng được phát triển, thì Việt Nam đi ngược sự tiến hoá của nhân loại. Nhân dân VN có tội tình gì mà luôn bị vùi dập đến cả phương tiện cất lên tiếng nói cũng bị nhấn chìm . Tất cả những gì các ông làm, là để bảo vệ cái gì , bảo vệ cho quyền lợi & sự an toàn, tự do của ai ? Có bao giờ , trong hành động hay dù trong suy nghĩ, các ông có một lần : vì dân ?
Luật An Ninh Mạng của các nước dân chủ bảo vệ quyền truy cập Internet của người dùng & sự an toàn thông tin cá nhân của người dùng. Dự luật ANM Việt Nam thì trái ngược hoàn toàn & giống Nga , Trung quốc. Nhà báo Bạch Hoàn : “ Với cách thức quản lý không gian mạng mà dự Luật An ninh mạng đưa ra, tôi rất hồ nghi về những lời tuyên bố liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 thời gian qua. Bởi vì, nếu kiểu quản lý không gian mạng ấy được bê vào áp dụng tại Mỹ, thì tôi sợ rằng, những đế chế quyền lực như Facebook và Google sẽ bị bóp chết ngay từ khi các nhà sáng lập viết những dòng code đầu tiên.“
Bạn Phạm Hưng Ngọc Hưng nhận xét: “Nhưng hai dự luật gần đây, một cái sao chép mô hình kinh tế, một cái sao chép ý đồ quản trị xã hội của TQ đáng để giật mình. Bởi lẽ, hai dự luật ấy là dấu chỉ cho thấy viễn kiến xã hội của VN chính là một TQ thu nhỏ, nuôi dưỡng mâu thuẫn giữa dân và nhà nước, đóng kín tư tưởng với phương Tây. Và chắc chắn là chịu ảnh hưởng của TQ, nếu như không phải là một tỉnh của họ. Bạn có bằng lòng với viễn kiến ấy hay không?”
“Đêm qua có những cô gái vẫn nắn nót viết trên tấm biểu ngữ, dòng chữ bày tỏ ý nguyện của mình, chờ phút giây giơ lên trước ngực. Họ chỉ có điều đó và nụ cười làm vũ khí. Đối diện với quê hương bằng trái tim không vẩn đục, từng con người nhỏ mọn nhất trong chúng ta, rồi ai cũng có một cơ may là nhận được món quà kỳ diệu của lịch sử ngàn năm cha ông để lại: mạnh mẽ đem tình thương và hy vọng đến, để tan chảy mọi ngu muội và bạo quyền. “ , nhạc sĩ Tuấn Khanh Khanh Nguyen viết.
SỰ THẬT mạnh hơn KIỂM DUYỆT. Lạt mềm buộc chặc , lạt cứng dễ đứt. Luật an ninh mạng khô cứng của các ông liệu có trói buột được tiếng nói một khi sức mạnh của lòng dân trỗi dậy ? Dập tắt tiếng nói của dân là các ông tạo ra bức tường, hố sâu ngắn cách không gì cứu vãn được . Thay vì vậy, hãy để họ tự do lên tiếng, các ông lắng nghe & đối thoại, cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa sai, hoặc tìm ra những giải pháp bảo vệ dân & đất nước. Hãy để cho 90 triệu dân Việt Nam tự do vươn tới tri thức & tương lai, đứng thẳng làm người , như hình dáng bản đồ Việt Nam.
9/6/2018
Lam Kiều Lam