Thursday, December 26, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmSự hình thành chính thể Việt Nam – Nguồn gốc cái gọi...

Sự hình thành chính thể Việt Nam – Nguồn gốc cái gọi là ‘Ba que’

Dương Quốc Chính

25-9-2024

Trong thời gian qua, các dư luận viên, bò đỏ rất hay dùng tới khái niệm 3/// (ba que), để ám chỉ những ai có quan điểm lộn lề, khác với quan điểm “chính thống” của đảng và chính phủ. Cứ gặp những bài viết hay comment kiểu này là bọn chúng lại tuôn ra các comment văn mẫu một cách vô tri là: Bọn 3/// khát nước, gần như câu cửa miệng của rất nhiều thành phần.

Thực ra, một số người tương đối hiểu biết thì biết rằng 3/// là chỉ lá cờ của chính thể “Ngụy quyền” (gần đây gọi là chính quyền Sài Gòn) tức VNCH. Nhưng nguồn gốc nguyên thủy thì không phải thế, lá cờ vàng ba sọc đỏ vốn chính thức được sử dụng lần đầu với chính thể Quốc gia Việt Nam, là chính quyền song hành với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố chủ quyền cả nước, từ năm 1949 đến năm 1955 và là tiền thân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Vì có sự mâu thuẫn về tính chính danh, nên Quốc gia Việt Nam (QGVN) hầu như không được nhắc tới trong sách giáo khoa lịch sử. Nhiều người Việt không biết nó là gì. Nhưng việc hiểu về lịch sử khách quan là rất cần thiết, vì dù sao QGVN đã đi vào lịch sử.

Quan trọng hơn cả là chi tiết thủ tướng QGVN là ông Trần Văn Hữu, là đại diện có chính danh đầu tiên của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước quốc tế tại hội nghị San Francisco năm 1951. Đó là một bằng chứng quan trọng trong việc tuyên bố chủ quyền hai quần đảo này của Việt Nam bây giờ, vì tính kế tục quốc gia.

Vậy, nếu không hiểu và công nhận QGVN thì tuyên bố của ông Hữu coi như vô giá trị với chính người Việt và Chính phủ Việt Nam hiện tại, thì nó làm gì còn giá trị trước Trung Quốc và quốc tế.

Vì vậy, trong nỗ lực bổ sung kiến thức lịch sử, chủ yếu là những phần bị che giấu, mình xin trình bày chi tiết về sự hình thành của Chính phủ QGVN tới mọi người. Dự kiến sẽ có hai phần và nằm trong series các tập về Chiến tranh Đông Dương 1.

Tài liệu tham khảo từ cuốn Chiến tranh 1946-1954 của sử gia Trần Gia Phụng, mình có đối chiếu một số nguồn khác nữa, nhưng thấy cuốn này là trình bày đầy đủ và khoa học nhất. Phần này khá dài và nhiều chi tiết, hy vọng những ai yêu thích lịch sử chú ý theo dõi từ đầu tới cuối mới hiểu được ngọn ngành.

Tập này dài gấp 2-3 lần các video khác nên rất là mệt mỏi khoản minh họa, không có đủ thời gian để chú thích từng ảnh hay chọn chính xác ảnh minh họa. Mọi người thông cảm. Mình định là với các video lịch sử mà quá ít minh họa thì mình sẽ làm theo dạng thiên về radio, có ít hình ảnh thôi. Ai có thắc mắc về ảnh các nhân vật thì có thể hỏi bằng comment nhé, mình sẽ trả lời.

Mình cũng đắn đo vì khối lượng nội dung quá lớn, sợ đa số bị ngợp, nhưng không muốn cắt thêm. Vì ở đây có nhiều chi tiết rất hiếm có, có thể nhiều người chưa từng biết. Như những cố gắng của ông Bảo Đại về việc thu hồi chủ quyền pháp lý Nam Kỳ, cũng như những khó khăn về pháp lý và mâu thuẫn quan điểm của phía Pháp khi trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam. Vì theo hiến pháp, bất kỳ nước nào thì lãnh thổ là bất khả phân (Nam Kỳ là lãnh thổ Pháp đến 70 năm rồi). Họ phải vận dụng luật để có thể trả lại Nam Kỳ mà không vi hiến, cũng mất hàng năm mới được Quốc hội Pháp phê chuẩn.

Nói chung, đa số người Việt có tâm lý giản đơn khi đánh chiếm lãnh thổ, đại khái là đất cũ của bố mày thì bố mày cướp lại, không cần quan tâm luật lệ. Giống bò Nga nó vẫn bảo Crimea là đất cũ của Nga thì Putin thu hồi thôi!

Nhưng với Tây là rất khác, nó đi chiếm đất cũng phải vận dụng pháp lý (ký Hiệp định nhượng đất) và trả lại cũng phải vận dụng luật và Quốc hội biểu quyết.

Chi tiết nữa mà chắc cũng nhiều người không biết là, chính trị Pháp giai đoạn 1945-1954 cực kỳ hỗn loạn, thay đổi chính phủ như thay áo và một điều rất đáng tiếc cho Việt Nam là phe tả Pháp rất mạnh và họ có xu hướng muốn đàm phán với Việt Minh. Dường như Việt Minh đã ít tận dụng được lợi thế đó để đàm phán mềm dẻo. Khi đã đánh mạnh rồi thì phe tả cũng không thể cứu được Việt Minh trước dư luận Pháp.

Video này cũng nhắc tới việc Mỹ ủng hộ QGVN như thế nào. Đó là lần đầu Mỹ chính thức ủng hộ Việt Nam về ngoại giao ở cấp chính phủ, chứ không phải  việc OSS ủng hộ Việt Minh (không có chính danh lãnh đạo Quốc gia).

Xem video này sẽ thấy quá trình cam go để hình thành nên Quốc gia Việt Nam nhé:

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

  1. Hello my loved one! I want to say that this post is amazing, great written and include almost all significant infos. I would like to look extra posts like this.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular