Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí (PVC) được thành lập năm 2007 tiền thân là công ty xây dựng Dầu khí với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) góp cổ phần chi phối 54% vốn nhà nước. PVN mời Trịnh Xuân Thanh là Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng về PVC làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đại diện phần vốn nhà nước. PVC Là một công ty đại chúng được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán có hơn 10.000 người lao động.
Báo cáo tài chính thường niên PVC liên tục có lãi mỗi năm hơn 1000 tỷ đồng. Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp máy. Năm 2011 Là liên danh tổng thầu cùng Lilama xây dựng nhà máy Nhiệt điện nhơn trạch cho PVN hoàn thành trước tiến độ làm lợi cho PVN hơn 100 triệu đô la so với giá bỏ thầu của nhà thầu nước ngoài.
Năm 2011 thời điểm thị trường tài chính và bất động sản sụt giảm, đóng băng do lạm phát và lãi suất cao. PVN buộc phải tái cơ cấu theo đề án được chính phủ phê duyệt.
PVC hoạt động chủ yếu là xây dựng được tập đoàn PVN buộc sáp nhập 45 công ty con khắp cả nước trong đó có công ty Tài chính, Bất động sản dầu khí…về PVC. Nhiệm vụ tái cơ cấu trong bối cảnh thị trường tài chính ảm đạm, bất động sản đóng băng .. các công ty con sát nhập nợ đầm đìa trước tái cơ cấu. Năm 2011 Trước bối cảnh đó PVN thoái vốn góp ở PVC, bán cổ phần nhà nước chi phối thu về 2700 tỷ đồng. Như vậy sau 04 năm góp vốn khoảng 270 tỷ chiếm 54% cổ phần thì PVN đã thu về cho nhà nước 2700 tỷ đồng thoái vốn. Thị trường khó khăn PVC đang khoẻ mạnh có lãi thì phải gánh một đàn 45 con do đề án tái cơ cấu của PVN. Báo cáo tài chính từ 2012 PVC bắt đầu lỗ. Tháng 09/2013 Trịnh Xuân Thanh dời ghế Chủ tịch PVC về Bộ Công thương làm phó vụ trưởng.
VÌ SAO CÓ DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN THÁI BÌNH 2.
PVN với chủ tịch là ông Đinh La Thăng thực hiện chủ trương của Bộ chính trị và Chính phủ hiện thực hoá nghị quyết “Người Việt Nam Dùng Hàng Việt Nam” phát huy nội lực, tự chủ, tự cường, không phụ thuộc vào hàng hoá nhà thầu nước ngoài. Dự án Nhà máy điện Thái Bình 2 được Bộ công thương quy hoạch vào bản đồ lưới điện 6, được Chính phủ phê duyệt, đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh cấp bách nhu cầu về điện năng để phát triển kinh tế. Ông Đinh La Thăng đã xin chủ trương Bộ chính trị và chính phủ thực hiện xây dựng dự án Nhà máy điện Thái Bình 2. Thủ tướng đồng ý chủ trương giao cho PVN thực hiện dự án NMĐ TB2 và cho PVN được chỉ định lựa chọn liên danh tổng thầu. Năm 2010 PVN giao dự án cho Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí là Chủ đầu tư dự án.
Với sự quyết liệt của ông Thăng thực hiện hoá chủ trương của Bộ chính trị và Chính phủ để phát triển công ty trong nước chưa có năng lực, kinh nghiệm có cơ hội được tiếp cận học hỏi kinh nghiệm làm các đại dự án mà từ trước tới nay chỉ có nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu còn các Công ty trong nước lại bị thuê lại làm cho nước ngoài với công trình của ta. Các nhà máy nhiệt điện hầu như là nhà thầu Trung quốc thực hiện.
Với nhu cầu điện năng tăng đột biến và tính cấp bách của dự án về an ninh năng lượng để phát triển kinh tế. PVN đã xin Chính phủ cho chỉ định lựa chọn nhà thầu để phát huy nội lực. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Chính phủ ký chủ trương đồng ý cho PVN được chỉ định thầu
PVN đã chỉ định PVC là liên danh tổng thầu NMĐ TB 2.
(Còn tiếp)