Friday, December 13, 2024
HomeBLOGNhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần III)

Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần III)

RFA
Phần III: Nhân quyền Việt Nam: Đấu tranh vì sự tiến bộ của người Việt và nhân loại
Ngăn cản thông tin

Chia sẻ trên trang blog RFA, nhà hoạt động dân chủ-Blogger Nguyễn Tường Thụy ghi nhận năm 2018 là năm đi qua với con số kỷ lục về tù nhân lương tâm bị bắt ở Việt Nam. Blogger Nguyễn Tường Thụy quan sát có 106 người tham gia biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng bị tuyên án tù và năm 2018 là năm đầu tiên có nhiều người bị bắt vì biểu tình, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, con số thực tế về những người bị bắt trong năm 2018 vẫn chưa được thống kê và công bố một cách chính xác. Ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên của Hội cựu Tù nhân Lương tâm nói với RFA rằng Chính quyền Việt Nam khống chế thông tin liên quan đến các vụ bắt bớ trong năm vừa qua:

Nhà nước Việt Nam hiện giờ đối phó với vấn đề bắt bớ những người đấu tranh có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là họ không bao giờ thông tin ngay lập tức trên truyền thông. Trong năm 2018, chúng ta nhận thấy có rất nhiều trường hợp. Đặc điểm thứ hai là họ dùng an ninh địa phương của tỉnh, thành phố, quận, huyện…ở nơi mà người bị bắt đó làm áp lực với thân nhân của gia đình người bị bắt, báo rằng muốn cho con, chồng, anh, chị, em bị án nhẹ hay án nặng thì phải im lặng hay liên hệ, liên lạc với các nhóm lên tiếng. Nếu càng công khai chừng nào thì án càng nặng chừng đó
-Ông Phạm Bá Hải

“Nhà nước Việt Nam hiện giờ đối phó với vấn đề bắt bớ những người đấu tranh có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là họ không bao giờ thông tin ngay lập tức trên truyền thông. Trong năm 2018, chúng ta nhận thấy có rất nhiều trường hợp. Đặc điểm thứ hai là họ dùng an ninh địa phương của tỉnh, thành phố, quận, huyện…ở nơi mà người bị bắt đó làm áp lực với thân nhân của gia đình người bị bắt, báo rằng muốn cho con, chồng, anh, chị, em bị án nhẹ hay án nặng thì phải im lặng hay liên hệ, liên lạc với các nhóm lên tiếng. Nếu càng công khai chừng nào thì án càng nặng chừng đó.”

Tình trạng các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị bị đối xử hà khắc tại các trại giam, mà giới đấu tranh dân chủ trong nước gọi là “nhà tù trong nhà tù” cũng không được phản ảnh đến công luận quốc tế. Tin tức bị bưng bít. Những thông tin được thông báo đến thân nhân của các tù nhân này là điều vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc chuyển tải thông tin liên quan trên các trang mạng xã hội cũng không phải là dễ dàng. Mặc dù Luật An ninh mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019, thế nhưng các cư dân mạng gặp nhiều trở ngại trong việc bày tỏ chính kiến và tham gia truyền thông mạng xã hội trong năm 2018.

Luật An ninh mạng và Tự do ngôn luận

Nhà hoạt động dân chủ-Facebooker Đinh Quang Tuyến từng lên tiếng khẳng định với RFA rằng tất cả dân chúng tại Việt Nam, kể cả Quốc Hội trở thành nô lệ một cách tuyệt đối của công an qua Luật An ninh mạng. Điều này được giới đấu tranh nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam giải thích rằng Nhà nước và Bộ Công An Việt Nam dùng Luật An ninh mạng để khống chế các quyền được hiến định của công dân, như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do truyền thông và như thế đồng nghĩa với tình hình nhân quyền Việt Nam càng trở nên đen tối hơn kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực.

Kêu gọi quốc tế can thiệp

Những cá nhân và tổ chức hoạt động nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc, cho biết Chính quyền Hà Nội càng đàn áp bao nhiêu thì họ tin rằng tiếng nói của họ càng được lan tỏa bấy nhiêu. Trong những năm vừa qua, các tổ chức nhân quyền thế giới như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch, Tổ chức Ân xá Quốc tế-Amnesty International, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam…luôn đồng hành cùng với người dân Việt Nam, lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền của Chính phủ Hà Nội. Song song đó, giới chức của các chính phủ trên thế giới cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đại diện của nhiều đại sứ, lãnh sự thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Điển hình vào tháng 5, năm 2018, phái đoàn ngoại giao của Châu Âu và Hoa Kỳ gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến tại Sài Gòn, trong bối cảnh Hiệp định Tự do Mậu dịch Châu Âu-Việt Nam bước vào giai đoạn phê chuẩn và trước thềm Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ. Ông Phạm Bá Hải, thuật lại nội dung chính của buổi gặp gỡ:

“Trong cuộc gặp đó thì chúng tôi trình bày rất nhiều vấn đề đất đai, vấn đề tôn giáo và vấn đề tù nhân lương tâm. Điều mà họ quan tâm nhất đương nhiên là vấn đề quyền của người lao động. Chúng tôi cũng đề cập đến quyền của người lao động tại Việt Nam. Tại thời điểm đó, ba người chúng tôi đều đề nghị phải đặt vấn đề nhân quyền, bởi vì thế giới không thể tạo điều kiện cho Nhà nước Việt Nam, một nhà nước độc tài vi phạm nhân quyền và làm ăn với họ bằng những sản phẩm của những người lao động mà quyền lợi của họ không được tôn trọng.”

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm-Ký giả Trương Minh Đức cùng với thân nhân của 3 tù nhân chính trị, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, có cuộc gặp gỡ với đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 12 năm 2018 để nhờ can thiệp với Nhà nước Việt Nam trả tự do cho các tù nhân bị tuyên án “lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều luật 79, Bộ Luật Hình Sự năm 2015.

Hội đồng Nhân quyền LHQ phải gửi những báo cáo viên về các vấn đề trầm trọng tại Việt Nam về Việt Nam điều tra, thì lúc đó LHQ mới thấy rõ được sự thật của những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước đã đòi hỏi hay các xã hội nhân sự đã nêu những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng. Như vậy, LHQ mới có thể có được một thái độ và một hành xử như thế nào để bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
-Ông Võ Văn Ái

“Hôm đó, chúng tôi yêu cầu đại sứ quán làm sao cố gắng can thiệp để trả tự do cho thân nhân của chúng tôi vô điều kiện và nhanh nhất, bởi vì họ không có tội. Cô Jessica cũng lặp lại là ‘mới có ý định chuẩn bị, chứ chưa có phạm tội, nên không phải là có tội. Theo các quy định đó thì cái án chỉ có 5 năm trở lại.’ Cô Jessica cũng nói là muốn dùng áp lực hoặc đề cập đến vấn đề đấy để nhà cầm quyền Việt Nam thi hành điều đó.”

Trước kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra vào ngày 22/01/19 tới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, trụ sở ở Paris, Pháp cho RFA biết một số tổ chức nhân quyền thế giới và giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị đến Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng:

“Hội đồng Nhân quyền LHQ phải gửi những báo cáo viên về các vấn đề trầm trọng tại Việt Nam về Việt Nam điều tra, thì lúc đó LHQ mới thấy rõ được sự thật của những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước đã đòi hỏi hay các xã hội nhân sự đã nêu những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng. Như vậy, LHQ mới có thể có được một thái độ và một hành xử như thế nào để bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.”

Trong khi nhiều người dân ở Việt Nam bị bắt bớ và giam cầm trong năm 2018 do biểu tình và bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận 21 đại sứ và phó đại sứ nước ngoài tại Việt Nam cùng đọc bản tuyên ngôn nhân quyền nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế vào ngày 10 tháng 12. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrik còn kêu gọi trên trang Facebook cá nhân rằng hãy cùng chia sẻ video clip này để “tôn vinh các quyền phổ quát và không thể tách rời”, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng.

Chúng tôi xin được khép lại loạt bài ghi nhận về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2018 với lời tuyên bố của giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở trong nước rằng dù cho Luật An ninh mạng có thể trở thành một gọng kềm xiết chặt hơn nữa quyền tự do bày tỏ chính kiến, là quyền căn bản nhất của người dân Việt Nam và dù xã hội Việt Nam trở thành một “nhà tù” vì dân chúng bị tước đi các quyền phổ quát của họ thì họ vẫn kiên cường đấu tranh vì sự tiến bộ, văn minh của nhân loại, trong đó có cả 96 triệu người tại Việt Nam.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular