Monday, December 23, 2024
HomeBLOGNhà nước vẫn không tưởng niệm ngày 17/2

Nhà nước vẫn không tưởng niệm ngày 17/2

Trần Đông A

Blog VOA

 

Mặc dầu Trung Quốc và Việt Nam đều đã mở cửa thông thương nhưng du lịch tự do giữa hai nước hiện vẫn chưa được thực thi. Trung Quốc chưa cấp lại visa du lịch cho khách Việt và ngược lại. Theo bà Nguyễn Lệ Bình, Phó giám đốc Phòng Du lịch Việt Nam, Công ty du lịch Hải Ngoại Quảng Tây (TP Nam Ninh), hiện các công ty lữ hành phía Trung Quốc vẫn chưa mở bán tour đưa khách sang Việt Nam do các vướng mắc về thủ tục. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam vừa gửi công hàm tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo tour. Trong tháng 1/2023 Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia thí điểm công dân nước này được đi du lịch theo tour hoặc tự túc, nhưng trong số đó không có Việt Nam. Đại diện các Công ty lữ hành và Hiệp hội du lịch Việt Nam khẳng định Trung Quốc là thị trường lớn và việc khách Trung Quốc chưa sang ta là một áp lực đối với ngành du lịch trong việc hoàn thành mục tiêu 8 triệu khách ngoại năm nay. https://vnexpress.net/vi-sao-khach-trung-quoc-chua-the-sang-viet-nam-so-luong-lon-4567745.html

Trong khi đó, cuối tháng Một vừa qua, báo Công thương – Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương và là diễn đàn của giới công thương Việt Nam – đã có bài viết về những sự kiện lớn, những ngày lễ đặc biệt trong tháng 2/2023 này. Ngoài ngày thành lập ĐCSVN, bài viết liệt kê cả ngày Thần tài, ngày Valentine… nhưng không liệt kê 17/2 – ngày Trung Quốc khởi sự cuộc tấn công trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới Việt Nam – làm ngày tưởng niệm. Cần minh định rõ ràng, ngày này 44 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”. Rạng sáng ngày 17/2/1979, sáu trăm ngàn quân Trung Quốc với chín quân đoàn chủ lực cùng hơn 2.500 khẩu pháo, năm trăm xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/42-years-after-the-northern-border-war-what-did-vietnam-learn-dt-02162021133450.html

Phải nhắc lại cuộc xâm lăng này của Trung Quốc là cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn độc. Quân dân ta đã anh dũng kháng cự, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, giành thắng lợi vẻ vang. Điều này cần phải ghi vào sử sách minh bạch và cần được giảng dạy trong nhà trường. Đợt tấn công kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, nhưng cuộc chiến vẫn dai dẳng cho tận năm 1989. Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, sau đó tuyên bố Trung Quốc đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc “đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn”. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dường như Việt Nam vẫn coi nhẹ những kinh nghiệm và bài học năm 1979 trong quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn âm mưu cướp đất, lấn biển và thôn tính, trong khi lãnh đạo Việt Nam, đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt – Trung luôn là ưu tiên hàng đầu của ĐCSVN. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51527400

Tình trạng mất cảnh giác càng nguy hiểm khi cục diện quốc tế trong khu vực năm nay đang chuyển dịch lên một cấp độ mới và hết sức nguy hiểm do vụ scandal khinh khí cầu Trung Quốc do thám Mỹ bị bắn hạ. Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen sáu thực thể của Trung Quốc mà họ cho là có liên quan đến các chương trình hàng không vũ trụ của Bắc Kinh như một phần của sự trả đũa đối với một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đi ngang qua không phận của Hoa Kỳ. https://www.pbs.org/newshour/world/u-s-blacklists-6-chinese-entities-in-response-to-alleged-spy-balloon-incident. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc hiện đang hình thành mô hình mới, với ba tuyến chính: dưới – giữa – trên. Tuyến dưới lấy Đài Loan làm làn ranh đỏ. Tuyến giữa nhấn mạnh nguyên tắc “đấu nhưng không vỡ”. Lĩnh vực nào cần cạnh tranh thì cạnh tranh, cần hợp tác thì hợp tác. Còn tuyến trên hy vọng Trung Quốc “quay lại cải cách và mở cửa”. Dư luận cũng cho rằng, quan hệ Trung – Mỹ đang bước vào thời kỳ “hôn mê” một thời gian. Nhưng nếu nay mai nổ ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ động thủ, đánh Việt Nam trước tiên. https://asiatimes.com/2019/09/why-china-is-picking-a-fight-with-vietnam/

Cách đây 44 năm, chẳng cần chờ đến khi Trung Quốc tự vỗ ngực là “NATO phương Đông” thế giới mới bừng tỉnh về động cơ thực sự của việc “đánh Việt Nam cho thiên hạ xem” (Lời của Đặng). Trong “Ma chiến hữu”, Mạc Ngôn đã lớn tiếng tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nghĩa ấy theo cách riêng của ông. Mạc Ngôn mô tả những xác chết của binh lính Tàu được đếm như xác súc vật ở biên giới phía Bắc đều là di thể của những nông dân nghèo khó. Họ tòng quân không vì “chính nghĩa” của nhà cầm quyền, mà cốt chỉ để có ba bữa tạm no và vài bộ quân phục đủ ấm giữa mùa đông. Chỉ tình từ khi nhà nước Cộng hòa dân chủ ra đời (2/9/1945), cuộc chiến tháng 2/1979 là một trong ba cuộc xâm lược Trung Quốc trực tiếp đánh Việt Nam: tháng 1/1974, tháng 2/1979 và tháng 3/1988. Ba cuộc chiến ấy có thể ví như ba mũi tiêm chủng tăng thêm sức đề kháng để biết cách chống lại mọi mưu đồ và hành động lấn lướt của Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sẵn sàng đối phó với mọi mưu đồ xấu ấy, nhưng chúng ta không hằn thù dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh việc phải hòa hiếu và khoan dung với Trung Quốc, vẫn phải thường xuyên củng cố hệ thống các đối tác trong và ngoài khuôn khổ ASEAN. Phải thúc đẩy cả hai tiến trình: kiến tạo nền dân chủ nội trị, hội nhập quốc tế và kết nối toàn cầu vững mạnh. https://caphesach.wordpress.com/2014/02/25/vuot-tren-phuc-cam-muoi-bay-thang-hai/

Nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm 17/2 nhưng dư luận “lề dân” chắc chắn không bao giờ quên những đặc điểm nổi nhất của cuộc chiến bảo vệ biên cương phía bắc Tổ quốc năm 1979. Chưa có một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử Việt Nam được cả chính quyền lẫn các sử quan “lãng quên nhanh nhất” và “bỏ chạy một cách kỹ lưỡng nhất” (từ của GS. Trần Ngọc Vương). https://www.viet-studies.net/kinhte/DinhHoangThang_Ngay17_02_79.html. Còn nhà báo Huy Đức thì nhận định rằng: “Cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, kéo dài hơn mười năm đã cướp đi sinh mạng hoặc một phần cơ thể của hàng vạn thanh niên thuộc thế hệ chúng tôi (sinh trong các thập niên 1950, 1960), đồng thời làm khánh kiệt quốc gia và nhấn chìm vị thế của Việt Nam xuống đáy”. Họa sỹ Trần Lương nói với truyền thông quốc tế: “Tôi ngạc nhiên và suy nghĩ về hiện tượng ‘Việt gian’. Liệu có phải là một hội chứng mang tính ‘truyền thống’ không?”

Dư luận hoàn toàn có lý khi nghĩ như họa sỹ Trần Lương, vì cái bản tính hèn nhát, nhược tiểu trước ‘thiên triều’ vẫn lẩn khuất trong một bộ phận lãnh đạo, những kẻ thực dụng và bọn người giàu nứt đố đổ vách. Bọn này không xứng đại diện cho vị thế một đất nước có lịch sử lâu đời và đông dân thứ 15 trên thế giới”. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60412671. Những ngày này, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào trong cả nước – những người từng trực tiếp hoặc có thân nhân tham gia trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trên 6 tỉnh biên giới phía bắc năm 1979 – hết thảy đều đang băn khoăn, khắc khoải. Băn khoăn, vì sao đồng loại lại có thể dễ dàng quên ơn những người đã ngã xuống cho sự bình yên hôm nay. Còn khắc khoải, vì nhãn quan chính trị của lãnh đạo ngày nay sao lại hạn hẹp vậy?

https://www.voatiengviet.com/a/nha-nuoc-van-khong-tuong-niem-ngay-17-2/6967719.html

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular