Động thái trên của ngân hàng Sacombank diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo tăng nhiều loại lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.
Trong thông báo mới nhất, Sacombank đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ chiều 25/10, trong đó ghi nhận mức tăng mạnh ở một loạt kỳ hạn với cả hình thức gửi tại quầy và online.
Cụ thể, với các khoản tiền gửi tiết kiệm tại quầy, nhà băng này tăng mạnh lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng từ 4,1-4,6%/năm trước đó lên 5,6-6%/năm theo biểu lãi suất mới, tương đương mức tăng 1,4-1,5 điểm %.
Các mức lãi suất này được điều chỉnh tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước có thông báo nâng loạt lãi suất điều hành từ ngày 25/10, trong đó có tăng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng từ 5%/năm lên 6%/năm.
Nếu gửi tiền qua kênh trực tuyến, khách hàng gửi tiền tại Sacombank với các kỳ hạn 1-5 tháng đều sẽ được áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm.
Biểu lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân tại Sacombank (%/năm).
Bên cạnh đó, lãi suất kỳ hạn từ 6 – 11 tháng cũng được điều chỉnh tăng mạnh so với biểu lãi suất trước đó và cao hơn khoảng 0,5%/năm so với hình thức tiết kiệm truyền thống. Cụ thể từ mức 5,8-6,3%/năm lên 7-7,25%/năm với kênh quầy.
Đặc biệt, nếu gửi qua kênh trực tuyến, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất 7,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 7,65%/năm với kỳ hạn 9 tháng và 7,75%/năm với kỳ hạn 11 tháng, đều tăng 1,2-1,5 điểm % so với biểu lãi suất trước đó.
Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi tại quầy và trực tuyến Sacombank đưa ra là 7,3%/năm và 7,8%/năm, cao hơn nhiều so với mức 6,5%/năm và 6,9%/năm trong biểu lãi suất cũ.
Hiện tại, mức lãi suất cao nhất nhà băng này đưa ra với các khoản tiền gửi cá nhân qua kênh quầy là 7,5%/năm và online là 8%/năm, đều áp dụng với các kỳ hạn gửi 24 tháng trở lên. So với biểu lãi suất đầu tháng 10, các mốc lãi suất tối đa này đã tăng 0,6 điểm %.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 25/10.
Theo đó, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các tổ chức tín dụng là 6%/năm, thay vì 5%/năm như mức cũ.
Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5% một năm.
Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,5% lên 1% một năm.
Bên cạnh đó, 2 loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên tương ứng 6% một năm và 4,5% một năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.
Quyết định tăng lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước giải thích do áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Trong bối cảnh này, cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3-3,25% một năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ngoài ra, việc đồng USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!